Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Thành Hưởng - Trưởng ban Quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vừa gửi đơn xin nghỉ việc lên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN).
Trưởng Ban QLDA Nguyễn Thành Hưởng phát động thi đua xây dựng nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 giai đoạn III hồi năm 2015 - Ảnh: PVN
Trả lời Tuổi Trẻ Online chiều 11-7, ông Hưởng khẳng định mình đã gửi đơn lên PVN. Trước đó, ông Hưởng đã có ý định nghỉ việc. Cách đây gần 2 năm ông đã nói miệng với lãnh đạo PVN "nếu tình hình cứ như thế này thì bọn em không thể cứ ngồi chờ được".
Ông Hưởng cho biết mình rất tâm huyết với ngành, rất trăn trở khi phải gửi đơn xin nghỉ việc nhưng vì "các rủi ro cứ kề cận, mà lỗi thì không phải lỗi của mình. Lỗi của anh em và rất nhiều người liên quan mà mãi vẫn không có giải pháp thì dự án tiếp tục chậm tiến độ. Thế thì, trách nhiệm với đất nước và tiền bạc của nhân dân ai mà gánh được?".
Cụ thể, ông được giao làm trưởng ban Quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vào tháng 3-2013. Dự án này có tổng mức đầu tư 41.799 tỉ đồng, thuộc danh mục các dự án nguồn điện cấp bách theo Quyết định 2414/QĐ-Ttg, ngày 11-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án bao gồm hai tổ máy, tổng công suất thiết kế 1.200 MW do PVN làm chủ đầu tư và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) làm tổng thầu EPC.
Tuy nhiên, dự án này đã gặp khó khăn với nhiều bất cập, sai sót ngay khi ông Hưởng tiếp nhận vị trí trưởng ban quản lý.
Hiện nay, dự án đói vốn, năng lực PVC ngày một suy giảm, tranh chấp với các nhà cung cấp thiết bị, công tác giải ngân và nhiều rủi ro bất khả kháng ập đến khiến dự án đã chậm tiến độ hơn 1 năm (tiến độ đã điều chỉnh) mà vẫn còn 17% tổng khối lượng công việc đang dang dở.
Bản sao đơn xin nghỉ việc của ông Hưởng được cho là đã chuyển đến Văn phòng của PVN - Ảnh: NGUYỄN HẢI
Mặc dù ông Hưởng đã nhiều lần đề xuất nhóm các giải pháp để tiếp tục thúc đẩy dự án.
Tuy nhiên, ngoài nhóm giải pháp từ vai trò chủ đầu tư (Ban QLDA là đại diện) như điều chỉnh mốc thanh toán, đôn đốc hỗ trợ nghiệm thư, điều chỉnh tỷ lệ thu hồi tạm ứng, tỷ lệ chi phí giữ lại, thanh toán trực tiếp... thì các giải pháp với vai trò công ty mẹ của Tập đoàn, nhóm giải pháp báo cáo Chính phủ, và đặc biệt là nhóm giải pháp của PVC vẫn hầu như vẫn… giậm chân tại chỗ.
Trong khi đó, hiện vẫn chưa có một hành lang pháp lý đầy đủ và sự bảo đảm cho đội ngũ quản lý dự án khỏi những rủi ro pháp lý mà "không phải do mình gây ra" khi đối mặt với các hậu quả chậm tiến độ do những bất cập và sai phạm trước đây.
Khi phóng viên gửi lá đơn của ông Hưởng qua email cho ông Nguyễn Quang Hùng - Phó chánh Văn phòng PVN, để xác minh có đúng con dấu trên đơn là của Văn phòng PVN hay không, ông Hùng cho biết "đây là dấu của bộ phận văn thư".
Hiện ông Hùng vẫn đang cho kiểm tra đơn xin nghỉ việc của ông Hưởng.
Trưởng Ban QLDA Nguyễn Thành Hưởng phát động thi đua xây dựng nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 giai đoạn III hồi năm 2015 - Ảnh: PVN
Trả lời Tuổi Trẻ Online chiều 11-7, ông Hưởng khẳng định mình đã gửi đơn lên PVN. Trước đó, ông Hưởng đã có ý định nghỉ việc. Cách đây gần 2 năm ông đã nói miệng với lãnh đạo PVN "nếu tình hình cứ như thế này thì bọn em không thể cứ ngồi chờ được".
Ông Hưởng cho biết mình rất tâm huyết với ngành, rất trăn trở khi phải gửi đơn xin nghỉ việc nhưng vì "các rủi ro cứ kề cận, mà lỗi thì không phải lỗi của mình. Lỗi của anh em và rất nhiều người liên quan mà mãi vẫn không có giải pháp thì dự án tiếp tục chậm tiến độ. Thế thì, trách nhiệm với đất nước và tiền bạc của nhân dân ai mà gánh được?".
Cụ thể, ông được giao làm trưởng ban Quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vào tháng 3-2013. Dự án này có tổng mức đầu tư 41.799 tỉ đồng, thuộc danh mục các dự án nguồn điện cấp bách theo Quyết định 2414/QĐ-Ttg, ngày 11-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án bao gồm hai tổ máy, tổng công suất thiết kế 1.200 MW do PVN làm chủ đầu tư và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) làm tổng thầu EPC.
Tuy nhiên, dự án này đã gặp khó khăn với nhiều bất cập, sai sót ngay khi ông Hưởng tiếp nhận vị trí trưởng ban quản lý.
Hiện nay, dự án đói vốn, năng lực PVC ngày một suy giảm, tranh chấp với các nhà cung cấp thiết bị, công tác giải ngân và nhiều rủi ro bất khả kháng ập đến khiến dự án đã chậm tiến độ hơn 1 năm (tiến độ đã điều chỉnh) mà vẫn còn 17% tổng khối lượng công việc đang dang dở.
Bản sao đơn xin nghỉ việc của ông Hưởng được cho là đã chuyển đến Văn phòng của PVN - Ảnh: NGUYỄN HẢI
Tuy nhiên, ngoài nhóm giải pháp từ vai trò chủ đầu tư (Ban QLDA là đại diện) như điều chỉnh mốc thanh toán, đôn đốc hỗ trợ nghiệm thư, điều chỉnh tỷ lệ thu hồi tạm ứng, tỷ lệ chi phí giữ lại, thanh toán trực tiếp... thì các giải pháp với vai trò công ty mẹ của Tập đoàn, nhóm giải pháp báo cáo Chính phủ, và đặc biệt là nhóm giải pháp của PVC vẫn hầu như vẫn… giậm chân tại chỗ.
Trong khi đó, hiện vẫn chưa có một hành lang pháp lý đầy đủ và sự bảo đảm cho đội ngũ quản lý dự án khỏi những rủi ro pháp lý mà "không phải do mình gây ra" khi đối mặt với các hậu quả chậm tiến độ do những bất cập và sai phạm trước đây.
Khi phóng viên gửi lá đơn của ông Hưởng qua email cho ông Nguyễn Quang Hùng - Phó chánh Văn phòng PVN, để xác minh có đúng con dấu trên đơn là của Văn phòng PVN hay không, ông Hùng cho biết "đây là dấu của bộ phận văn thư".
Hiện ông Hùng vẫn đang cho kiểm tra đơn xin nghỉ việc của ông Hưởng.
NGUYỄN HẢI - Báo Tuổi Trẻ
https://tuoitre.vn/sep-nha-may-nhiet-dien-xin-nghi-viec-vi-so-rui-ro-phap-ly-20180711182343892.htm
https://tuoitre.vn/sep-nha-may-nhiet-dien-xin-nghi-viec-vi-so-rui-ro-phap-ly-20180711182343892.htm
Relate Threads