Saudi Arabia và chiến lược giữ thị phần dầu khí

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Bên cạnh việc không cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô, Saudi Arabia - quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới - còn tăng cường sản xuất khí đá phiến bất chấp vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ trong nước để giữ vững thị phần trên thị trường dầu mỏ Mỹ. Kể từ năm 2009 đến nay, trung bình mỗi ngày Riyadh vẫn xuất khẩu đều đặn 1,2 triệu thùng dầu thô sang nền kinh tế lớn nhất thế giới, ngay cả khi sản lượng xuất khẩu của các quốc gia khác vào thị trường này giảm đi hơn một nửa. Vì sao như vậy?

May mắn

Yếu tố đầu tiên phải kể đến đó chính là sự may mắn của chính phủ Saudi Arabia. Việc sản xuất dầu khí đá phiến của Riyadh khá thuận lợi khi không gặp phải sự cản trở nào từ việc xuất khẩu dầu thô của quốc gia này.

saudi_1880139b.jpg

Dầu khí đá phiến có trọng lượng rất nhẹ, chỉ khoảng từ 780-825kg/1m3. Trong khi đó, lượng dầu thô mà Saudi Arabia xuất khẩu sang Mỹ có trọng lượng nặng hơn nhiều, khoảng 860kg/1m3. Nhà máy lọc dầu là lựa chọn hàng đầu về xử lý dầu thô với những ưu điểm trong vận hành hiệu quả cũng như giải quyết vấn đề ô nhiễm và cải thiện chất lượng sản phẩm. Do đó, Washington quyết định cắt giảm việc nhập khẩu dầu thô nhẹ từ các nước Tây Phi và Mỹ Latinh để tập trung sản xuất dầu đá phiến. Tuy nhiên, cường quốc này vẫn giữ nguyên sản lượng nhập khẩu dầu thô trung bình và nặng từ Saudi Arabia và các nước khác ở vịnh Ba Tư.

Quan hệ chiến lược

Bên cạnh yếu tố may mắn, việc xuất khẩu dầu của Saudi Arabia thuận tiện phần chính dựa trên mối quan hệ chiến lược lâu dài với nhà máy lọc dầu và nhà tiếp thị tại Mỹ.

Nhà máy lọc dầu Motiva tại Texas, một trong những nhà nhập khẩu dầu thô Saudi lớn nhất ở Mỹ, là ví dụ điển hình. Nhà máy này vốn là liên doanh giữa Saudi Aramco - một Cty dầu và khí tự nhiên chuyên về tiếp thị dầu thô của Saudi Arabia, với Royal Dutch Shell, thường được biết đến là Shell, một Cty dầu khí đa quốc gia liên kết giữa Hà Lan và Anh. Được thành lập vào những năm 1930 và 1940, Saudi Aramco là Cty kế thừa của Cty Dầu khí Saudi Arabia-Mỹ, được hình thành với sự hợp tác giữa các ông lớn dầu mỏ Chevron, Texaco và Exxon Mobil của Mỹ. Năm 1988, Saudi Aramco mua 50% cổ phần của Cty Texaco ở miền đông Mỹ và Bờ Vịnh, sau này được đổi tên là Doanh nghiệp Ngôi Sao. Đến năm 1997, tập đoàn Royal Dutch Shell tham gia vào liên doanh này và Doanh Nghiệp Ngôi Sao được đổi tên thành Motiva. Tại Mỹ, Motiva điều hành 3 nhà máy lọc dầu lớn ở bang Louisiana và Texas với công suất 1,1 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Chiến lược marketing cạnh tranh


Nhờ chiến lược kinh doanh khéo léo và cạnh tranh, Saudi Aramco giữ vững thị phần tại các nhà máy lọc dầu độc lập tại Mỹ như Valero, Phillips 66 và PBF Energy.

Đầu tiên, Saudi Aramco thường xuyên chủ động điều chỉnh giá bán mỗi tháng để phù hợp với tình hình trong khu vực để giữ vững thị phần và hoàn thành mục tiêu doanh số bán hàng. Cty này cũng thường xuyên củng cố niềm tin với khách hàng để chứng minh là một nhà cung cấp đáng tin cậy và đối tác chiến lược cho các nhà máy lọc dầu của Mỹ. Không giống như những đối thủ trên lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ, hoạt động kinh doanh của Aramco không dựa vào "thị trường giao ngay", nghĩa là thị trường mua bán tại thời điểm giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau đó. Saudi Aramco thực hiện những chiến lược tương tự tại Nhật và Hàn, và bây giờ đối tượng đang được nhắm đến là quốc gia đông dân nhất trên thế giới Trung Quốc, nơi được xem có tiềm năng phát triển nhiên liệu.

Hiện tại, Nga, Iran và Iraq chính là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Saudi Arabia trong cuộc chiến giành thị phần dầu thô. Bên cạnh việc "rút hầu bao" để duy trì sản lượng dầu dư thừa, Riyadh có những kế hoạch riêng để tiếp tục giữ vững thị phần trên thị trường dầu mỏ thế giới.

Tuệ Khanh - Công an Nhân Dân (Theo Reuters)​
 

Việc làm nổi bật

Top