Saudi Arabia - Nga thống trị các thị trường dầu mỏ khi Trump chống lại Iran

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Iran có thể là đồng minh của Nga trong xung đột Syria nhưng khi họ bước vào thị trường dầu mỏ, đối thủ của Tehran là Saudi Arabia được ưu tiên hơn.

Iran đã nỗ lực hết sức để các nhà sản xuất dầu giữ sản lượng ổn định khi các lệnh trừng phạt của Mỹ dự kiến gây thiệt hại cho xuất khẩu của họ, nghĩa là Tehran có ít lợi lộc từ việc tăng sản lượng của OPEC. Nhưng Saudi Arabia và Nga có ý kiến khác. Theo 3 nguồn tin gần gũi với OPEC và Nga, hai nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới trong tháng 5 đã đồng ý kết hợp chặt chẽ cùng nhau để tăng sản lượng dầu mỏ đáng kể - mặc dù với những lý do khác nhau.

dau4_GAUR.jpg

Các sự kiện tại Vienna là ví dụ mới nhất về cách thức Nga và Saudi Arabia loại bỏ một cách hiệu quả OPEC, đang thúc đẩy chính sách để kết thúc vấn đề địa chính trị của họ, và trong trường hợp của Saudia Arabia thường theo lệnh của Mỹ.

Với việc kết thúc trò chơi của họ, trước tiên Nga đã đề xuất rằng sản lượng kết hợp của OPEC và các đồng minh ngoài tổ chức này như bản thân họ đã tăng 1,5 triệu thùng/ngày từ tháng 7.

Chiến lược của họ là để Saudi Arabia đề xuất mức tăng khiêm tốn chưa tới 1 triệu thùng/ngày với hy vọng họ sẽ được Iran chấp thuận. Theo các quan chức Saudi Arabia gồm cả Bộ trưởng Năng lượng Khalid al-Falih, Saudi Arabia muốn tăng sản lượng để đáp ứng những lời kêu gọi từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và các khách hàng chủ chốt như Ấn Độ và Trung Quốc giúp hạ giá dầu và tránh tình trạng thiếu hụt.

Trong khi đó, Nga bị áp lực từ các công ty năng lượng của họ để tăng sản lượng và chống lại sự gia tăng mạnh giá nhiên liệu trong nước đang gây tổn hại cho sự nổi tiếng của Tổng thống Vladimir Putin.

Cuối cùng, Saudi Arabia đã thúc đẩy tăng 1 triệu thùng/ngày tại cuộc họp ở Vienna, phù hợp với kế hoạch họ đã nhất trí với Moscow hơn một tháng trước đó.

Trong khi động lực của Nga chủ yếu là lý do trong nước, kết quả này cũng vô tình giúp Trump giảm giá nhiên liệu trong nước trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ.

OPEC, tổ chức đã gây ra cú sốc dầu mỏ năm 1973 bằng cách hạn chế nguồn cung cho các nước hỗ trợ Israel trong cuộc chiến Yom Kippur, khi kiểm soát 40 tới 50% tổng sản lượng dầu mỏ thế giới và đã điều khiển toàn bộ các thị trường .

Hiện nay, OPEC sản xuất 1/3 lượng dầu thô trên thế giới, trong khi Saudi Arabia kết hợp với Nga ngoài tổ chức này và Mỹ bơm nhiều hơn thế. Hơn nữa tỷ trọng của họ trong thị trường toàn cầu chỉ tăng lên, khiến 3 nước này thậm chí có ảnh hưởng nhiều hơn đến địa chính trị dầu mỏ.

Trong một nỗ lực phục hồi giá dầu sau khi chúng giảm xuống khoảng 27 USD/thùng trong năm 2016, OPEC và các đồng minh của họ đã thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ 1,8 triệu thùng/ngày bắt đầu từ năm 2017. Hiệp ước này đã tái cân bằng thị trường và nâng giá dầu thô lên khoảng 75 USD/thùng.

Nhưng tình trạng thiếu hụt bất ngờ từ Venezuela, Libya và Angola đã tăng hiệu quả của việc cắt giảm sản lượng lên 2,8 triệu thùng/ngày trong những tháng gần đây, và các lệnh trừng phạt của Mỹ được dự kiến giảm sản lượng dầu của Iran khoảng 33%, tất cả đang đe dọa đẩy giá dầu cao hơn.

Saudi Arabia hồi tháng 4 còn khăng khăng tuyên bố còn quá sớm để kết thúc thỏa thuận này, nhưng Riyadh đã phản ứng ngược lại sau khi đồng minh Mỹ kêu gọi OPEC nâng sản lượng.
Với Nga cũng vậy vì mục đích riêng của mình, Iran phải được thuyết phục. Nhưng không phải không có một cuộc chiến, Riyadh và Moscow đã gây áp lực để đạt được mục đích.

Một ngày trước khi cuộc họp của OPEC diễn ra ngày 22/6, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh đã giận dữ với OPEC và các đồng minh ngoài OPEC, cho biết sẽ không đồng ý thỏa thuận. Nhưng trong cuộc đàm thoại cuối cùng sáng ngày 22/6 với ông Falid và Bộ trưởng nhà nước Saudi Arabia về vấn đề năng lượng hoàng tử Abdulaziz đã thuyết phục Zanganeh.

Các Bộ trưởng Saudi Arabia nghĩ họ có một lý do hợp lý: OPEC cần hành động để kiềm chế giá dầu cao gây thiệt hại cho người tiêu dùng và nếu Zanganeh từ chối đăng ký, Iran có nguy cơ bị cô lập bởi các nhà sản xuất khác, những người muốn nâng sản lượng.

Zanganeh cũng nói nếu thỏa thuận này bị Iran ngăn cản, có thể khiến Nga rút khỏi hiệp ước. Một trong những đồng minh thân cận nhất của Tehran, Moscow đang giúp Iran chiến đấu để giữ vững quyền lực của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Một nguồn tin năng lượng của Nga cho biết Iran cũng muốn giữ Moscow bên cạnh do họ hy vọng Nga sẽ giúp họ bán dầu thô khi bị các lệnh trừng phạt của Mỹ. Kuwait, Oman và UAE cũng tham gia nỗ lực thuyết phục Iran.

Các sự kiện kể từ cuộc họp này đã nhấn mạnh hơn nữa các thành viên OPEC ngày càng bị Saudi Arabia và Nga bỏ lại với các quyết định sản lượng quan trọng như thế nào.

Khi Tổng thống Trump ra quyết định áp các lệnh trừng phạt mới với Iran trong tháng 5, cùng ngày Saudi Arabia đã tuyên bố họ đã chuẩn bị để đối phó với bất kỳ tình trạng thiếu hụt nguồn cung nào. Riyadh đã được Washington thông báo một ngày trước các lệnh trừng phạt này và được yêu cầu đưa ra tuyên bố.

Khi Washington trong tuần qua đã yêu cầu các khách hàng ở châu Á và châu Âu giảm nhập khẩu dầu thô từ Iran xuống ngừng hẳn từ tháng 11, các nguồn tin thân cận với các nhà hoạch định chính sách dầu mỏ của Saudi Arabia đã báo cáo sản lượng dầu của Saudi Arabia tăng lên kỷ lục.

Nguồn: VITIC/Reuters
 

Việc làm nổi bật

Top