Thông tin về sản lượng dầu thô sẽ tăng thêm bao nhiêu và đợt tăng sản lượng kéo dài trong bao lâu vẫn chưa được công bố cụ thể. Một số nguồn tin cho hay các nước đang cân nhắc tăng sản lượng thêm 300.000 - 600.000 thùng/ngày.
Giá dầu chịu áp lực trong bối cảnh thị trường dự đoán Arab Saudi và Nga sẽ quyết định tăng sản lượng dầu thô sau khi thực hiện thỏa thuận thắt chặt thị trường trong suốt hơn một năm qua.
Bộ trưởng năng lượng các nước thành viên OPEC và một số nước khác ngoài tổ chức sẽ tham gia cuộc họp kéo dài hai ngày 22 - 23/6 tại Vienna nhằm thảo luận chính sách giảm sản lượng dầu thô được ký kết hồi cuối năm 2016.
Cả Nga và Arab Saudi đều đồng ý dần tăng sản lượng nếu cần thiết. Tuy nhiên, thông tin về sản lượng sẽ tăng thêm bao nhiêu và đợt tăng sản lượng kéo dài trong bao lâu vẫn chưa được công bố cụ thể. Một số nguồn tin cho hay các nước đang cân nhắc tăng sản lượng thêm 300.000 - 600.000 thùng/ngày. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 1,5 triệu thùng/ngày mà Nga đề xuất trước đó.
“Bộ trưởng năng lượng của hai nước đều thể hiện rõ quan điểm muốn tăng sản lượng khai thác”, ông Oliver Jakob, trưởng bộ phận tư vấn năng lượng của Petromatrixcho hay.
Các quan chức Mỹ thường xuyên kêu gọi OPEC tăng sản lượng nhằm bù đắp lượng dầu bị thiếu hụt từ phía Iran đồng thời giảm nhẹ hệ quả của việc giá dầu tăng quá nhanh. Sản lượng dầu thô ở Venezuela giảm góp phần đẩy dầu tăng mạnh, có lúc vượt 80 USD/thùng. Giá dầu Brent đang ở mức khoảng 75 USD/thùng.
Những bất ổn ở Libya cũng là yếu tố góp phần khiến giá dầu thô tăng. Tuần trước, một số cảng xuất khẩu dầu thô nước này buộc phải đóng cửa do tình hình bạo động.
Tuy nhiên, Iran, Iraq và Venezuela không ủng hộ ý kiến tăng sản lượng của Nga và Arab Saudi. Bộ trưởng năng lượng Nga cảnh báo việc tăng sản lượng có thể kéo giá dầu giảm.
Chuyên gia phân tích tại ngân hàng Bank of America cho rằng việc sản lượng dầu đá phiến Mỹ tăng mạnh vẫn là một “rủi ro” đối với OPEC.
Giá dầu chịu áp lực trong bối cảnh thị trường dự đoán Arab Saudi và Nga sẽ quyết định tăng sản lượng dầu thô sau khi thực hiện thỏa thuận thắt chặt thị trường trong suốt hơn một năm qua.
Cả Nga và Arab Saudi đều đồng ý dần tăng sản lượng nếu cần thiết. Tuy nhiên, thông tin về sản lượng sẽ tăng thêm bao nhiêu và đợt tăng sản lượng kéo dài trong bao lâu vẫn chưa được công bố cụ thể. Một số nguồn tin cho hay các nước đang cân nhắc tăng sản lượng thêm 300.000 - 600.000 thùng/ngày. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 1,5 triệu thùng/ngày mà Nga đề xuất trước đó.
“Bộ trưởng năng lượng của hai nước đều thể hiện rõ quan điểm muốn tăng sản lượng khai thác”, ông Oliver Jakob, trưởng bộ phận tư vấn năng lượng của Petromatrixcho hay.
Các quan chức Mỹ thường xuyên kêu gọi OPEC tăng sản lượng nhằm bù đắp lượng dầu bị thiếu hụt từ phía Iran đồng thời giảm nhẹ hệ quả của việc giá dầu tăng quá nhanh. Sản lượng dầu thô ở Venezuela giảm góp phần đẩy dầu tăng mạnh, có lúc vượt 80 USD/thùng. Giá dầu Brent đang ở mức khoảng 75 USD/thùng.
Những bất ổn ở Libya cũng là yếu tố góp phần khiến giá dầu thô tăng. Tuần trước, một số cảng xuất khẩu dầu thô nước này buộc phải đóng cửa do tình hình bạo động.
Tuy nhiên, Iran, Iraq và Venezuela không ủng hộ ý kiến tăng sản lượng của Nga và Arab Saudi. Bộ trưởng năng lượng Nga cảnh báo việc tăng sản lượng có thể kéo giá dầu giảm.
Chuyên gia phân tích tại ngân hàng Bank of America cho rằng việc sản lượng dầu đá phiến Mỹ tăng mạnh vẫn là một “rủi ro” đối với OPEC.
Đức Quỳnh
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Relate Threads