Một khảo sát của Reuters cho biết sản lượng dầu của OPEC giảm xuống mức thấp 13 tháng trong tháng 5, do sự sụt giảm sản lượng của Venezuela, mất điện tại Nigeria và mức tuân thủ cao theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
OPEC đã bơm 32.000 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 5, giảm 70.000 thùng/ngày so với sản lượng trong tháng 4. Tổng sản lượng trong tháng 5 thấp nhất kể từ tháng 4/2017, theo khảo sát của Reuters.
OPEC đang giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày như một phần của thỏa thuận với Nga và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC để loại bỏ nguồn cung dư thừa. Thỏa thuận này bắt đầu trong tháng 1/2017 và kéo dài đến hết năm 2018.
Nguồn cung dư thừa phần lớn đã được xóa bỏ và giá dầu vượt 80 USD/thùng trong tháng này, lần đầu tiên kể từ năm 2014, hiện nay OPEC và Nga đang chuyển chính sách và thảo luận để sản xuất thêm, mặc dù các nhà phân tích dự kiến bất kỳ việc tăng sản lượng phải thận trọng.
Mức tuân thủ của các nhà sản xuất trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng vẫn mạnh, giảm xuống 163% trong tháng 5 từ 166% trong tháng 4, nghĩa là họ vẫn đang cắt giảm nhiều hơn nhiều so với thỏa thuận.
Sự sụt giảm nguồn cung nhiều nhất từ Nigeria, do mất điện. Liên doanh tại Nigeria của Royal Dutch Shell đã tuyên bố bất khả kháng về xuất khầu dầu thô Bonny Light, trong khi việc nạp dầu thô khác đang đối mặt với chậm trễ.
Nước có sản lượng sụt giảm lớn thứ hai là Venezueala, nơi ngành dầu mỏ thiếu tiền vì kinh tế khủng hoảng. Sản lượng giảm xuống 1,45 triệu thùng/ngày trong tháng 5, một mức thấp mới trong dài hạn.
Sản lượng tại Libya, vẫn chưa ổn định do bất ổn, giảm do AGOCO, một nhà sản xuất ở miền đông Libya phải hạn chế sản lượng do thời tiết nóng bất thường dẫn tới nhiều vấn đề về điện.
Sản lượng tại Iran, được dự kiến sụt giảm do Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt không khuyến khích các công ty mua dầu của họ, nhưng chưa có bắng chứng về mức sụt giảm.
Hai nhà sản xuất lớn nhất của OPEC, Saudi Arabia và Iraq, đã tăng nhẹ sản xuất trong tháng 5 nhưng không đủ để bù cho sự sụt giảm từ những nơi khác.
Sản lượng của Saudi Arabia tăng do nhiều dầu hơn được sử dụng tại các nhà máy điện trong nước, nhưng vẫn dưới mục tiêu của OPEC.
Iraq, nhà sản xuất lớn thứ 2, đã bơm thêm do sự gia tăng xuất khẩu từ miền nam sau khi sụt giảm trong tháng 4.
Sản lượng từ UAE, hiện đang là chủ tịch của OPEC, ổn định trong tháng 5 do họ tiếp tục thể hiện mức tuân thủ cao hơn so với năm 2017.
Nigeria và Libya ban được được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng do sản lượng của họ đã bị hạn chế bởi xung đột và bất ổn. Trong năm 2018, cả hai nước cho biết sản lượng của họ sẽ không vượt mức năm 2017.
OPEC ấn định mục tiêu sản lượng năm 2018 là 32,73 triệu thùng/ngày, dựa trên chi tiết cắt giảm trong cuối năm 2016 và có tính đến sự thay đổi của các thành viên kể từ đó, cộng với dự đoán sản lượng năm 2018 của Nigeria và Libya. Theo khảo sát này, sản lượng của OPEC trong tháng 5 dưới mục tiêu 730.000 thùng/ngày.
OPEC đã bơm 32.000 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 5, giảm 70.000 thùng/ngày so với sản lượng trong tháng 4. Tổng sản lượng trong tháng 5 thấp nhất kể từ tháng 4/2017, theo khảo sát của Reuters.
OPEC đang giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày như một phần của thỏa thuận với Nga và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC để loại bỏ nguồn cung dư thừa. Thỏa thuận này bắt đầu trong tháng 1/2017 và kéo dài đến hết năm 2018.
Nguồn cung dư thừa phần lớn đã được xóa bỏ và giá dầu vượt 80 USD/thùng trong tháng này, lần đầu tiên kể từ năm 2014, hiện nay OPEC và Nga đang chuyển chính sách và thảo luận để sản xuất thêm, mặc dù các nhà phân tích dự kiến bất kỳ việc tăng sản lượng phải thận trọng.
Mức tuân thủ của các nhà sản xuất trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng vẫn mạnh, giảm xuống 163% trong tháng 5 từ 166% trong tháng 4, nghĩa là họ vẫn đang cắt giảm nhiều hơn nhiều so với thỏa thuận.
Sự sụt giảm nguồn cung nhiều nhất từ Nigeria, do mất điện. Liên doanh tại Nigeria của Royal Dutch Shell đã tuyên bố bất khả kháng về xuất khầu dầu thô Bonny Light, trong khi việc nạp dầu thô khác đang đối mặt với chậm trễ.
Nước có sản lượng sụt giảm lớn thứ hai là Venezueala, nơi ngành dầu mỏ thiếu tiền vì kinh tế khủng hoảng. Sản lượng giảm xuống 1,45 triệu thùng/ngày trong tháng 5, một mức thấp mới trong dài hạn.
Sản lượng tại Iran, được dự kiến sụt giảm do Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt không khuyến khích các công ty mua dầu của họ, nhưng chưa có bắng chứng về mức sụt giảm.
Hai nhà sản xuất lớn nhất của OPEC, Saudi Arabia và Iraq, đã tăng nhẹ sản xuất trong tháng 5 nhưng không đủ để bù cho sự sụt giảm từ những nơi khác.
Sản lượng của Saudi Arabia tăng do nhiều dầu hơn được sử dụng tại các nhà máy điện trong nước, nhưng vẫn dưới mục tiêu của OPEC.
Iraq, nhà sản xuất lớn thứ 2, đã bơm thêm do sự gia tăng xuất khẩu từ miền nam sau khi sụt giảm trong tháng 4.
Sản lượng từ UAE, hiện đang là chủ tịch của OPEC, ổn định trong tháng 5 do họ tiếp tục thể hiện mức tuân thủ cao hơn so với năm 2017.
Nigeria và Libya ban được được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng do sản lượng của họ đã bị hạn chế bởi xung đột và bất ổn. Trong năm 2018, cả hai nước cho biết sản lượng của họ sẽ không vượt mức năm 2017.
OPEC ấn định mục tiêu sản lượng năm 2018 là 32,73 triệu thùng/ngày, dựa trên chi tiết cắt giảm trong cuối năm 2016 và có tính đến sự thay đổi của các thành viên kể từ đó, cộng với dự đoán sản lượng năm 2018 của Nigeria và Libya. Theo khảo sát này, sản lượng của OPEC trong tháng 5 dưới mục tiêu 730.000 thùng/ngày.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads