Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vừa cho biết sản lượng dầu của Venezuela trong tháng 6/2018 đã giảm xuống còn 1,5 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất trong 30 năm qua.
Lĩnh vực dầu mỏ đóng góp tới 96% nguồn thu ngân sách của Venezuela và việc thiếu hụt ngoại tệ đã dẫn tới tình trạng kinh tế bị “tê liệt” khiến nước này lâm vào tình cảnh thiếu hụt thực phẩm và dược phẩm nghiêm trọng.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tình trạng suy giảm kinh tế của Venezuela là tồi tệ nhất trong lịch sử kinh tế thế giới hiện đại. Kinh tế Venezuela đã sụt giảm 45% kể từ năm 2013 và IMF dự đoán kinh tế nước này sẽ suy giảm 15% trong năm 2018, với tỷ lệ lạm phát lên tới 13.800%.
Tin tức cho hay Chủ tịch OPEC Suhail al-Mazrouei cho biết sự biến động trên thị trường dầu thô thế giới là điều không mong đợi và OPEC mong muốn một môi trường giá cả ổn định hơn.
Theo ông Suhail al-Mazrounei, OPEC và các nước sản xuất dầu ngoài khối này đang làm việc về một kế hoạch dài hạn để xây dựng công suất dự phòng có thể giúp thị trường ứng phó với những đợt thiếu hụt nguồn cung ngoài dự kiến.
Trước đó, OPEC đã cảnh báo căng thẳng thương mại toàn cầu có thể sẽ tác động tiêu cực đến thị trường dầu mỏ khi làm giảm nhu cầu đối với dầu thô.
Trong báo cáo hàng tháng, OPEC nêu rõ hoạt động thương mại sôi nổi trên thế giới trong năm 2017 và 2018 đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kéo theo cả nhu cầu đối với dầu thô. OPEC dự báo xu hướng trên sẽ đi xuống khi căng thẳng thương mại leo thang do Mỹ và Trung Quốc công bố các biện pháp "ăn miếng trả miếng" lẫn nhau về thương mại.
Theo OPEC, sự xuất hiện của hàng rào thương mại hiện mới chỉ tác động nhỏ đến kinh tế toàn cầu.
Tuy vậy, nếu căng thẳng leo thang hơn nữa, kết hợp với các điều kiện không chắc chắn khác, quan điểm hay tâm thái của giới doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến đầu tư, dòng vốn và chi tiêu, cuối cùng là thị trường dầu mỏ toàn cầu./.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tình trạng suy giảm kinh tế của Venezuela là tồi tệ nhất trong lịch sử kinh tế thế giới hiện đại. Kinh tế Venezuela đã sụt giảm 45% kể từ năm 2013 và IMF dự đoán kinh tế nước này sẽ suy giảm 15% trong năm 2018, với tỷ lệ lạm phát lên tới 13.800%.
Tin tức cho hay Chủ tịch OPEC Suhail al-Mazrouei cho biết sự biến động trên thị trường dầu thô thế giới là điều không mong đợi và OPEC mong muốn một môi trường giá cả ổn định hơn.
Theo ông Suhail al-Mazrounei, OPEC và các nước sản xuất dầu ngoài khối này đang làm việc về một kế hoạch dài hạn để xây dựng công suất dự phòng có thể giúp thị trường ứng phó với những đợt thiếu hụt nguồn cung ngoài dự kiến.
Trước đó, OPEC đã cảnh báo căng thẳng thương mại toàn cầu có thể sẽ tác động tiêu cực đến thị trường dầu mỏ khi làm giảm nhu cầu đối với dầu thô.
Trong báo cáo hàng tháng, OPEC nêu rõ hoạt động thương mại sôi nổi trên thế giới trong năm 2017 và 2018 đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kéo theo cả nhu cầu đối với dầu thô. OPEC dự báo xu hướng trên sẽ đi xuống khi căng thẳng thương mại leo thang do Mỹ và Trung Quốc công bố các biện pháp "ăn miếng trả miếng" lẫn nhau về thương mại.
Theo OPEC, sự xuất hiện của hàng rào thương mại hiện mới chỉ tác động nhỏ đến kinh tế toàn cầu.
Tuy vậy, nếu căng thẳng leo thang hơn nữa, kết hợp với các điều kiện không chắc chắn khác, quan điểm hay tâm thái của giới doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến đầu tư, dòng vốn và chi tiêu, cuối cùng là thị trường dầu mỏ toàn cầu./.
TTXVN
Relate Threads