Robot bắt đầu cướp đi việc làm của lao động ngành đóng tàu

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Việc tăng năng suất lao động vô cùng quan trọng trong một trong những ngành sử dụng nhiều lao động, cần đến 200 người để đóng một con tàu, và hiện đang đối đầu với nhiều sức ép chi phí.

Với mục tiêu giảm mạnh chi phí và đẩy nhanh quá trình đóng tàu, hai tập đoàn đóng tàu lớn của Hàn Quốc và thế giới bao gồm Hyundai Heavy Industries và Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering đang đẩy mạnh việc tự động hóa dây chuyền sản xuất những con tàu chở hàng lớn nhất có chiều dài lên đến 400 mét.

robotdongtaubloomberg_sqsg.jpg

Robot đang “xâm lăng” vào một trong những ngành thâm dụng lao động nhất: đóng tàu.
Việc tăng năng suất lao động vô cùng quan trọng trong một trong những ngành sử dụng nhiều lao động, cần đến 200 người để đóng một con tàu, và hiện đang đối đầu với quá nhiều áp lực cạnh tranh về giá. Tính từ nửa sau năm 2014, giá dầu đã giảm sâu.

Ở thời điểm năm 2014, có lúc giá dầu ở trên 100 USD/thùng, trong khi đó giá dầu hiện nay là 64 USD/thùng, số lượng các đơn đặt hàng đóng tàu giảm sâu, các nhà đóng tàu của thế giới buộc phải sa thải hàng nghìn người lao động và đóng cửa một số xưởng tàu. Trong ba năm qua, giá tàu giảm gần 10%.

“Trong bối cảnh hiện nay, cần phải giảm được chi phí càng nhiều càng tốt. Những nỗ lực tự động hóa dây chuyền sản xuất sẽ phát huy tác dụng một khi đơn đặt hàng đóng tàu tăng lên để cho thấy ngành đang phục hồi, có lẽ điều đó sẽ đến vào nửa sau của năm nay”, chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán Yuanta Securities Korea, ông Lee Jae-won, nhận định.

Hyundai Heavy thiết kế ra loại robot công nghiệp nặng đến 670 kilogram, loại robot này được thiết kế và sử dụng nội bộ. Robot có thể uốn cong và hàn các tấm thép cho phần mặt trước và thân tàu thông qua kết nối từ xa giữa máy móc và bộ phận thiết kế.

Hyundai Heavy có kế hoạch sử dụng robot bắt đầu từ năm sau, động thái này sẽ giúp giảm đến 2/3 thời gian lắp ráp các bộ phận vào với nhau, giảm đi số lượng nhân công cần dùng đồng thời tiết kiệm khoảng 9,4 triệu USD mỗi năm, theo người phát ngôn của Hyundai Heavy.

Hyundai Heavy có kế hoạch xây dựng một nhà máy tự động, sử dụng nhiều robot và đồng thời cung cấp phụ tùng thép cho hai đơn vị đóng tàu khác có liên quan bao gồm Hyundai Mipo Dockyard và Hyundai Samho Heavy Industries.

Tập đoàn đóng tàu Daewoo Shipbuilding của Hàn Quốc cũng đã sử dụng robot có tên Caddy từ năm 2016 để hàn các tàu chở khí hóa lỏng. Robot trọng lượng 16 kilogam này cũng đã giúp cho Daewoo Shipping tiết kiệm được 4,5 tỷ won chi phí đóng mỗi tàu. Daewoo Shipping giờ đây đang phát triển loại robot nhỏ hơn với trọng lượng khoảng 14,5 kilogam.

Việc sử dụng robot trong ngành đóng tàu hiện mới chỉ ở giai đoạn ban đầu. Trong ngành ô tô, hiện có đến 70% hoạt động sản xuất ô tô được xử lý bởi robot, tốc độ sản xuất nhờ vậy tăng cao hơn.

TRUNG MẾN
Bizlive.vn
 

Việc làm nổi bật

Top