Tuy không cùng chung văn hóa, ngôn ngữ nhưng các thế hệ người Nga ở Vũng Tàu đều xem nơi đây là quê hương thứ hai của mình.
Những ngày đầu năm 1980, các chuyên gia Liên Xô trước đây (chủ yếu là người Nga và người Azerbaijan) đầu tiên đến thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm việc trong Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro. Có lúc, người Nga ở Vũng Tàu lên tới 500 hộ với gần gần 1.200 nhân khẩu sống trong "Khu 5 tầng" dành cho người Nga. Tuy không cùng chung văn hóa, ngôn ngữ nhưng các thế hệ người Nga ở Vũng Tàu đều xem nơi đây là quê hương thứ hai của mình.
1 cặp vợ chồng Nga - Việt tại Vũng Tàu.
Anh Seigey Evgenevich Krupenko, Chủ tịch Công đoàn phía Nga cho biết, rất may mắn trước đây bố anh là ông Krupenko Evrenny Vladi Mirovich là Phó Chánh kỹ sư làm việc tại Vietsovpetro và anh đã có 2 lần theo bố đến đất nước Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp 2 trường đại học chuyên ngành luật và dầu khí tại Nga, tháng 11/2009 anh quyết định quay lại Việt Nam và làm việc tại Liên doanh Việt- Nga. Sở dĩ anh chọn thành phố Vũng Tàu là nơi cư trú vì đây là vùng đất rất hiền hòa và thân thiện, điều kiện khí hậu không quá khắc nghiệt so với ở quê nhà.
Từng kinh qua nhiều vị trí trong Vietsovpetro như: kỹ sư khai thác, tổ chức công đoàn, tổ chức cán bộ và hiện nay là Phó phòng Tổ chức nhân sự Vietsovpetro anh Krupenko luôn làm tốt vai trò của mình trong việc giải quyết các chế độ, chính sách cho lao động người Nga tại Vietsovpetro. Với anh, người Việt Nam ở thành phố Vũng Tàu rất tuyệt vời. Tuy bất đồng ngôn ngữ nhưng mọi việc trong cuộc sống và công việc đều diễn ra bình thường bởi người Việt rất thân thiện và luôn giúp đỡ những người Nga.
Anh Krupenko chia sẻ, những ngày này ở Việt Nam các anh cũng tổ chức kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, được sống lại khoảnh khắc của ngày hội lớn. Sát cánh cùng các bạn Việt Nam nên hạnh phúc lắm. Vũng Tàu là quê hương thứ hai của những người Nga đang hoạt động trên các giếng dầu ngoài khơi...
Anh Krupenko nói: “Đất nước Việt Nam rất tuyệt vời, tôi thấy rất ấn tượng về thiên nhiên, khí hậu tại Việt Nam. Ngành dầu khí của Việt Nam rất ảnh hưởng đến phát triển của đất nước. Thành phố Vũng Tàu là thành phố kiểu mẫu của Việt Nam, ở đây hội tụ rất các yếu tố không chỉ phát triển dầu khí mà cả du lịch. Ngành dầu khí ở Vũng Tàu đã thu hút nhiều lao động của địa phương kể cả những chuyên gia kỹ thuật cao của Nga trong ngành dầu khí”.
Làng Nga ở Vũng Tàu.
Khu 5 tầng dành riêng cho người Nga còn có 5 cặp vợ chồng Nga - Việt và Việt - Nga, họ đến với nhau rất tình cờ, cùng nhau tìm hiểu cùng chia sẻ rồi tiến đến hôn nhân quyết định gắn bó cuộc đời của 2 con người ở hai dân tộc xa xôi nhưng gần gũi. Đó là chị Marchenko Evgenia, sinh năm 1986 tại Moscow là nhân viên Phòng phiên dịch Liên doanh Vietsovpetro. Năm 2007 khi còn là sinh viên Trường Đại học tổng hợp Moskva (Lomonosov) chuyên ngành kinh tế - xã hội các nước Đông Nam Á, chị đã đến Việt Nam trong một chương trình giao lưu sinh viên quốc tế. Sau chuyến đi này chị Evgenia suy nghĩ sẽ quay lại đất nước Việt Nam nếu còn cơ hội.
Năm 2009 khi tốt nghiệp đại học tại quê nhà Moscow chị quyết định sang Việt Nam tiếp tục theo học ngành Việt Nam học tại Đại học Khoa học, xã hội và nhân văn Hà Nội. Thời gian này chị đã không ngừng tìm hiểu về đất nước, con người cũng như văn hóa vùng miền của đất nước hình chữ S để bổ sung kiến thức cho ngành học. Chị Evgenia chia sẻ, trong thời gian học Đại học tại Việt Nam chị đã nộp đơn vào Liên doanh Việt – Nga và được nhận vào làm việc tại Phòng phiên dịch.
Quá trình làm việc tại liên doanh Việt – Nga, Evgenia được tiếp xúc với nhiều người Việt trong đó kỹ sư Châu Nhật Bằng, sinh năm 1985, quê Bến Tre và tình yêu đôi lứa giữa cô gái Nga và chàng trai gốc miền Tây đã nảy sinh. Khoảng cách địa lý, ngôn ngữ không còn là rào cản để họ tìm đến với nhau. Lễ cưới của hai người đã được diễn ra tại quê hương Bến Tre sau 1 năm tìm hiểu về nhau. Thế là Việt Nam đã trở thành quê hương thứ hai của Evgenia và người Việt Nam trong mắt chị rất thân thiện và hiếu khách.
Chị Evgenia nói: “Người Việt Nam rất thân thiện, rất có trách nhiệm trong quan hệ gia đình. Ngoài ra, người Việt Nam rất hiếu khách, coi trọng tình người, làm việc rất chịu khó”.
Không chỉ chị Evgenia, anh Krupenko, mà còn rất nhiều người Nga đang sinh sống ở thành phố Vũng Tàu, họ đều có cảm nhận tình yêu của người Việt dành cho họ trân trọng thân ái, đoàn kết anh em. Tuy ở xa tổ quốc, nhưng ai cũng hạnh phúc tự hào, vì ở đất nước xa xôi, giữa lòng thành phố biển dầu này, có một không gian Nga gần gũi thân thương, giàu lòng nhân ái và thắm tình yêu Việt./.
Những ngày đầu năm 1980, các chuyên gia Liên Xô trước đây (chủ yếu là người Nga và người Azerbaijan) đầu tiên đến thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm việc trong Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro. Có lúc, người Nga ở Vũng Tàu lên tới 500 hộ với gần gần 1.200 nhân khẩu sống trong "Khu 5 tầng" dành cho người Nga. Tuy không cùng chung văn hóa, ngôn ngữ nhưng các thế hệ người Nga ở Vũng Tàu đều xem nơi đây là quê hương thứ hai của mình.
1 cặp vợ chồng Nga - Việt tại Vũng Tàu.
Từng kinh qua nhiều vị trí trong Vietsovpetro như: kỹ sư khai thác, tổ chức công đoàn, tổ chức cán bộ và hiện nay là Phó phòng Tổ chức nhân sự Vietsovpetro anh Krupenko luôn làm tốt vai trò của mình trong việc giải quyết các chế độ, chính sách cho lao động người Nga tại Vietsovpetro. Với anh, người Việt Nam ở thành phố Vũng Tàu rất tuyệt vời. Tuy bất đồng ngôn ngữ nhưng mọi việc trong cuộc sống và công việc đều diễn ra bình thường bởi người Việt rất thân thiện và luôn giúp đỡ những người Nga.
Anh Krupenko chia sẻ, những ngày này ở Việt Nam các anh cũng tổ chức kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, được sống lại khoảnh khắc của ngày hội lớn. Sát cánh cùng các bạn Việt Nam nên hạnh phúc lắm. Vũng Tàu là quê hương thứ hai của những người Nga đang hoạt động trên các giếng dầu ngoài khơi...
Anh Krupenko nói: “Đất nước Việt Nam rất tuyệt vời, tôi thấy rất ấn tượng về thiên nhiên, khí hậu tại Việt Nam. Ngành dầu khí của Việt Nam rất ảnh hưởng đến phát triển của đất nước. Thành phố Vũng Tàu là thành phố kiểu mẫu của Việt Nam, ở đây hội tụ rất các yếu tố không chỉ phát triển dầu khí mà cả du lịch. Ngành dầu khí ở Vũng Tàu đã thu hút nhiều lao động của địa phương kể cả những chuyên gia kỹ thuật cao của Nga trong ngành dầu khí”.
Làng Nga ở Vũng Tàu.
Năm 2009 khi tốt nghiệp đại học tại quê nhà Moscow chị quyết định sang Việt Nam tiếp tục theo học ngành Việt Nam học tại Đại học Khoa học, xã hội và nhân văn Hà Nội. Thời gian này chị đã không ngừng tìm hiểu về đất nước, con người cũng như văn hóa vùng miền của đất nước hình chữ S để bổ sung kiến thức cho ngành học. Chị Evgenia chia sẻ, trong thời gian học Đại học tại Việt Nam chị đã nộp đơn vào Liên doanh Việt – Nga và được nhận vào làm việc tại Phòng phiên dịch.
Quá trình làm việc tại liên doanh Việt – Nga, Evgenia được tiếp xúc với nhiều người Việt trong đó kỹ sư Châu Nhật Bằng, sinh năm 1985, quê Bến Tre và tình yêu đôi lứa giữa cô gái Nga và chàng trai gốc miền Tây đã nảy sinh. Khoảng cách địa lý, ngôn ngữ không còn là rào cản để họ tìm đến với nhau. Lễ cưới của hai người đã được diễn ra tại quê hương Bến Tre sau 1 năm tìm hiểu về nhau. Thế là Việt Nam đã trở thành quê hương thứ hai của Evgenia và người Việt Nam trong mắt chị rất thân thiện và hiếu khách.
Chị Evgenia nói: “Người Việt Nam rất thân thiện, rất có trách nhiệm trong quan hệ gia đình. Ngoài ra, người Việt Nam rất hiếu khách, coi trọng tình người, làm việc rất chịu khó”.
Không chỉ chị Evgenia, anh Krupenko, mà còn rất nhiều người Nga đang sinh sống ở thành phố Vũng Tàu, họ đều có cảm nhận tình yêu của người Việt dành cho họ trân trọng thân ái, đoàn kết anh em. Tuy ở xa tổ quốc, nhưng ai cũng hạnh phúc tự hào, vì ở đất nước xa xôi, giữa lòng thành phố biển dầu này, có một không gian Nga gần gũi thân thương, giàu lòng nhân ái và thắm tình yêu Việt./.
Lưu Sơn/VOV-TPHCM
Relate Threads