PV GAS: Phát huy vai trò đầu tàu ngành công nghiệp khí

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
28 năm thành lập và trưởng thành (20/9/1990 – 20/9/2018), Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) luôn giữ vững vị thế là đơn vị đầu tàu của ngành công nghiệp khí Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

TT%205.jpg

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ, động viên cán bộ, công nhân viên của PV GAS.

Xứng đáng với sự tin tưởng giao phó của Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), PV GAS đã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, tập trung vào các mục tiêu như: Xây dựng PV GAS thành doanh nghiệp hàng đầu về quy mô sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh trong lĩnh vực khí; phát triển công nghiệp hóa dầu từ khí và sản phẩm khí hoạt động cả ở trong và ngoài nước; cung cấp tối đa khí, sản phẩm khí cho các nhà máy điện, nhà máy đạm, nhà máy công nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia.

Cụ thể, PV GAS tạo dựng và phát huy toàn bộ cơ sở hạ tầng công nghiệp khí tương đối hoàn chỉnh với 4 Hệ thống khí là Cửu Long, Nam Sôn Sơn, PM3-Cà Mau và Hàm Rồng – Thái Bình. Đồng thời phát triển hệ thống sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm khí trên địa bàn cả nước bao gồm: Hệ thống phân phối khí thấp áp, hệ thống phân phối CNG, hệ thống phân phối LPG (với tổng công suất tồn chứa trên 100.000 tấn LPG - chiếm trên 60% công suất kho LPG cả nước) cho các khách hàng công nghiệp, khu đô thị, giao thông vận tải; hệ thống sản xuất và bọc ống dầu khí…

Kể từ khi đưa dòng khí đầu tiên vào bờ vào tháng 4/1995 đến nay, PV GAS cung cấp cho thị trường hơn 129 tỷ m3 khí, 14,5 triệu tấn LPG và 1,8 triệu tấn Condensate; đóng góp doanh thu cho ngành Dầu khí gần 700.000 tỷ VNĐ, thu được 109.000 tỷ VND lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách Nhà nước trên 67.000 tỷ VND.

Những công trình khí được vận hành không những sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các dự án khác trong khu vực và cả nước.

Đặc biệt, trong năm 2018 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với nền công nghiệp khí của nước nhà là PV GAS đưa vào sử dụng an toàn, hiệu quả Nhà máy Chế biến Khí Cà Mau, điểm nhấn của chuỗi hoạt động hoàn chỉnh Khí – Điện – Đạm Cà Mau.

Không dừng lại với nguồn khí đầu vào là các mỏ trong nước, PV GAS còn quan tâm phát triển nhập khẩu khí và các sản phẩm khí từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước, chủ động trước tương lai gần khi nguồn cung khí nội địa có xu thế giảm. Theo đó, tập trung phát triển mạnh một số dịch vụ như vận chuyển khí, tàng trữ, vận chuyển condensate, bảo dưỡng sửa chữa nhiều công trình khí, sản xuất ống thép và bọc ống cho hoạt động dầu khí.

Với việc quản lý và vận hành an toàn, liên tục, hiệu quả các công trình khí, hiện nay mỗi năm PV GAS cung cấp khí làm nguồn nguyên nhiên liệu để sản xuất khoảng 30% sản lượng điện quốc gia và đáp ứng 70% nhu cầu đạm trên toàn quốc, cũng như cho rất nhiều nhà máy công nghiệp khác. Với vai trò "thủ lĩnh", PV GAS chiếm lĩnh khoảng 65% thị phần LPG trong nước phục vụ các ngành công nghiệp và dân dụng của cả nước. Hằng năm, PV GAS đóng góp gần 15% doanh thu toàn Tập đoàn và khoảng 2% GDP cả nước.

Ngay trong tháng 9/2018, liên tiếp lần thứ 6, PV GAS được Forbes trao Chứng nhận Tốp 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam, với vị trí thuộc hạng cao: đứng thứ Nhì về doanh thu và lợi nhuận sau thuế, nằm trong Tốp 3 công ty dẫn đầu về vốn hóa thị trường.

Tập đoàn truyền thông hàng đầu Nhật Bản – Nikkei Asian Review cũng vừa công bố PV GAS tiếp tục là một trong 5 đại diện của Việt Nam có mặt trong danh sách 300 doanh nghiệp năng động nhất châu Á trong năm tài chính 2017. Và mới đây, Tổng cục Thuế đã công bố PV GAS đứng vị trí thứ 3 trong 1.000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam.

 

Việc làm nổi bật

Top