Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.
Theo đó, mục tiêu của Đề án là sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc để chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho Nhà nước. Trong năm 2017, hoàn thành phương án xử lý đối với từng dự án, doanh nghiệp và kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện; đến hết năm 2018 phấn đấu xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp; đến năm 2020, hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp. Xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án, doanh nghiệp.
Một góc Nhà máy xơ sợi Đình Vũ.
Nguyên tắc chung trong quá trình xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương là sẽ giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc tranh chấp với nhà thầu tại các hợp đồng EPC và vướng mắc trong hợp đồng liên doanh với đối tác. Bên cạnh đó, xử lý các vấn đề về cơ chế, chính sách chung để tạo điều kiện về phát triển thị trường một số sản phẩm công nghiệp, trong đó có sản phẩm của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.
Cụ thể: Tiếp tục tập trung vào các giải pháp chung về đẩy mạnh phát triển thị trường các sản phẩm nhiên liệu sinh học, phân bón, thép, đóng tàu; các giải pháp về áp dụng các biện pháp tự vệ để bảo vệ các sản phẩm sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng như trên cơ sở xem xét, đánh giá toàn diện các vấn đề về sản xuất, tiêu thụ và quyền lợi của các đối tượng có liên quan trong các lĩnh vực phân bón, thép, xơ sợi...
Đồng thời, thực hiện các giải pháp tài chính, tín dụng theo nguyên tắc thị trường, cùng chia sẻ rủi ro giữa ngân hàng, nhà đầu tư và doanh nghiệp trên cơ sở quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch. Tiến hành xem xét, rà soát và điều chỉnh một số Luật thuế nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp và môi trường thuận lợi cho phát triển các ngành hàng, sản phẩm công nghiệp trong nước; xem xét việc tái cơ cấu các khoản nợ liên quan đến các dự án, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các dự án tiếp tục được vay vốn tại các ngân hàng thương mại, phục vụ sản xuất kinh doanh ổn định.
Tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản trị doanh nghiệp, sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, lao động để tiết giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và đầu tư; giám sát chặt chẽ vấn đề vệ sinh môi trường, kể cả chất thải rắn, chất thải khí, nước thải để đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh nhà máy. Tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra để làm rõ những sai phạm, vi phạm pháp luật ở từng dự án, doanh nghiệp; làm rõ trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân liên quan; xử lý nghiêm minh và sớm hoàn tất các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.
Theo nguyên tắc chung trên, Đề án đã đưa ra phương án xử lý cụ thể đối với từng dự án, doanh nghiệp chưa hiệu quả, trong đó có phương án xử lý 5 dự án chưa hiệu quả của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Cụ thể:
Với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi: Ưu tiên chọn phương án khởi động, vận hành lại nhà máy trước khi các đơn vị của PVN chuyển nhượng hoặc thoái vốn khỏi dự án.
Với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ: Ưu tiên chọn phương án Tổng công ty Dầu Việt Nam chuyển nhượng/thoái vốn khỏi dự án. Trong trường hợp phương án này thực hiện không thành công sẽ xem xét cân nhắc lựa chọn các phương án còn lại, gồm: 1 - Tiếp tục triển khai dự án với nhà thầu là Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam; 2 - Tiếp tục triển khai dự án, thanh lý hợp đồng với nhà thầu là Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam để tìm nhà thầu khác; 3 - Dừng triển khai dự án, phá sản công ty.
Với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước (OBF): Ưu tiên chọn phương án khởi động, vận hành lại nhà máy trước khi Tổng công ty Dầu Việt Nam chuyển nhượng vốn/thoái vốn khỏi dự án. Trong trường hợp phương án này thực hiện không thành công sẽ xem xét cân nhắc lựa chọn phương án: Cho thuê tài chính - Bán tài sản.
Với Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS): Ưu tiên chọn phương án chuyển đổi sở hữu DQS thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ. Trong trường hợp phương án này thực hiện không thành công sẽ chuyển sang triển khai phương án phá sản DQS theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, với Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTEX): Ưu tiên chọn phương án khởi động, vận hành lại nhà máy, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn hoặc phương án PVTEX chuyển nhượng công ty. Trong trường hợp cả 2 phương án triển khai không thành công thì sẽ xem xét phương án phá sản công ty theo quy định của pháp luật.
Được biết, trước đó, thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Thường trực Chính phủ và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, ngày 7/7, PVN đã họp bàn giải pháp, tìm hướng tháo gỡ các vướng mắc, xử lý các dự án chưa hiệu quả của Tập đoàn. Tại cuộc họp, PVN đã thành lập ra các tổ công tác chuyên trách xử lý từng dự án chưa hiệu quả, trong đó có quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị tham gia tổ công tác. Sau 2 tháng vào cuộc quyết liệt, trên tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, công tác rà soát, kiểm tra, đánh giá hiện trạng và lên kế hoạch khắc phục đối với các dự án chưa hiệu quả đã hoàn tất và được triển khai tích cực.
Chẳng hạn, với PVTEX, PVN/PVTEX đã làm việc với VINATEX về công tác hợp tác trong giai đoạn tới. Để triển khai chi tiết, bắt đầu từ ngày 6/9/2017, đại diện PVN/PVTEX sẽ khảo sát và tiếp xúc với các đối tác tiêu thụ sản phẩm tiềm năng để triển khai công tác thị trường.
Bên cạnh đó, PVN/PVTEX cũng đang tích cực triển khai việc tìm kiếm các đối tác khác để hợp tác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngày 5/10, PVN và một đối tác nước ngoài đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện với các đối tác tiềm năng trong và ngoài nước về lĩnh vực lọc hóa dầu và xơ sợi polyester, trong đó có việc hỗ trợ PVTEX trong việc chuẩn bị và khởi động lại nhà máy.
Hay như với OBF, Tổ công tác chuyên trách của PVN cùng PVOIL đã trực tiếp khảo sát tại nhà máy và làm việc với Chủ đầu tư OBF và Cổ đông Toyo (Thái Lan), Licogi 16. Qua khảo sát và làm việc với các đối tác cho thấy, các bên có mong muốn tiếp tục vận hành nhà máy khi có hiệu quả và hiện nay là thời điểm thuận lợi để xem xét khởi động lại nhà máy. Đặc biệt là đối tác Thái Lan mong muốn các bên cùng tính toán phương án khởi động lại để xem xét.
Theo đó, mục tiêu của Đề án là sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc để chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho Nhà nước. Trong năm 2017, hoàn thành phương án xử lý đối với từng dự án, doanh nghiệp và kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện; đến hết năm 2018 phấn đấu xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp; đến năm 2020, hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp. Xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án, doanh nghiệp.
Một góc Nhà máy xơ sợi Đình Vũ.
Cụ thể: Tiếp tục tập trung vào các giải pháp chung về đẩy mạnh phát triển thị trường các sản phẩm nhiên liệu sinh học, phân bón, thép, đóng tàu; các giải pháp về áp dụng các biện pháp tự vệ để bảo vệ các sản phẩm sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng như trên cơ sở xem xét, đánh giá toàn diện các vấn đề về sản xuất, tiêu thụ và quyền lợi của các đối tượng có liên quan trong các lĩnh vực phân bón, thép, xơ sợi...
Đồng thời, thực hiện các giải pháp tài chính, tín dụng theo nguyên tắc thị trường, cùng chia sẻ rủi ro giữa ngân hàng, nhà đầu tư và doanh nghiệp trên cơ sở quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch. Tiến hành xem xét, rà soát và điều chỉnh một số Luật thuế nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp và môi trường thuận lợi cho phát triển các ngành hàng, sản phẩm công nghiệp trong nước; xem xét việc tái cơ cấu các khoản nợ liên quan đến các dự án, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các dự án tiếp tục được vay vốn tại các ngân hàng thương mại, phục vụ sản xuất kinh doanh ổn định.
Tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản trị doanh nghiệp, sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, lao động để tiết giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và đầu tư; giám sát chặt chẽ vấn đề vệ sinh môi trường, kể cả chất thải rắn, chất thải khí, nước thải để đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh nhà máy. Tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra để làm rõ những sai phạm, vi phạm pháp luật ở từng dự án, doanh nghiệp; làm rõ trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân liên quan; xử lý nghiêm minh và sớm hoàn tất các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.
Theo nguyên tắc chung trên, Đề án đã đưa ra phương án xử lý cụ thể đối với từng dự án, doanh nghiệp chưa hiệu quả, trong đó có phương án xử lý 5 dự án chưa hiệu quả của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Cụ thể:
Với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi: Ưu tiên chọn phương án khởi động, vận hành lại nhà máy trước khi các đơn vị của PVN chuyển nhượng hoặc thoái vốn khỏi dự án.
Với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ: Ưu tiên chọn phương án Tổng công ty Dầu Việt Nam chuyển nhượng/thoái vốn khỏi dự án. Trong trường hợp phương án này thực hiện không thành công sẽ xem xét cân nhắc lựa chọn các phương án còn lại, gồm: 1 - Tiếp tục triển khai dự án với nhà thầu là Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam; 2 - Tiếp tục triển khai dự án, thanh lý hợp đồng với nhà thầu là Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam để tìm nhà thầu khác; 3 - Dừng triển khai dự án, phá sản công ty.
Với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước (OBF): Ưu tiên chọn phương án khởi động, vận hành lại nhà máy trước khi Tổng công ty Dầu Việt Nam chuyển nhượng vốn/thoái vốn khỏi dự án. Trong trường hợp phương án này thực hiện không thành công sẽ xem xét cân nhắc lựa chọn phương án: Cho thuê tài chính - Bán tài sản.
Với Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS): Ưu tiên chọn phương án chuyển đổi sở hữu DQS thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ. Trong trường hợp phương án này thực hiện không thành công sẽ chuyển sang triển khai phương án phá sản DQS theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, với Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTEX): Ưu tiên chọn phương án khởi động, vận hành lại nhà máy, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn hoặc phương án PVTEX chuyển nhượng công ty. Trong trường hợp cả 2 phương án triển khai không thành công thì sẽ xem xét phương án phá sản công ty theo quy định của pháp luật.
Được biết, trước đó, thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Thường trực Chính phủ và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, ngày 7/7, PVN đã họp bàn giải pháp, tìm hướng tháo gỡ các vướng mắc, xử lý các dự án chưa hiệu quả của Tập đoàn. Tại cuộc họp, PVN đã thành lập ra các tổ công tác chuyên trách xử lý từng dự án chưa hiệu quả, trong đó có quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị tham gia tổ công tác. Sau 2 tháng vào cuộc quyết liệt, trên tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, công tác rà soát, kiểm tra, đánh giá hiện trạng và lên kế hoạch khắc phục đối với các dự án chưa hiệu quả đã hoàn tất và được triển khai tích cực.
Chẳng hạn, với PVTEX, PVN/PVTEX đã làm việc với VINATEX về công tác hợp tác trong giai đoạn tới. Để triển khai chi tiết, bắt đầu từ ngày 6/9/2017, đại diện PVN/PVTEX sẽ khảo sát và tiếp xúc với các đối tác tiêu thụ sản phẩm tiềm năng để triển khai công tác thị trường.
Bên cạnh đó, PVN/PVTEX cũng đang tích cực triển khai việc tìm kiếm các đối tác khác để hợp tác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngày 5/10, PVN và một đối tác nước ngoài đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện với các đối tác tiềm năng trong và ngoài nước về lĩnh vực lọc hóa dầu và xơ sợi polyester, trong đó có việc hỗ trợ PVTEX trong việc chuẩn bị và khởi động lại nhà máy.
Hay như với OBF, Tổ công tác chuyên trách của PVN cùng PVOIL đã trực tiếp khảo sát tại nhà máy và làm việc với Chủ đầu tư OBF và Cổ đông Toyo (Thái Lan), Licogi 16. Qua khảo sát và làm việc với các đối tác cho thấy, các bên có mong muốn tiếp tục vận hành nhà máy khi có hiệu quả và hiện nay là thời điểm thuận lợi để xem xét khởi động lại nhà máy. Đặc biệt là đối tác Thái Lan mong muốn các bên cùng tính toán phương án khởi động lại để xem xét.
Hà Lê
PVN
PVN
Relate Threads