OPEC đã nâng dự báo nguồn cung dầu mỏ của các nước ngoài thành viên trong năm nay lên gần gấp đôi mức tăng trưởng đã dự đoán trong 4 tháng trước, do giá tăng thúc đẩy nhà khoan dầu Mỹ, bù cho việc cắt giảm sản lượng của OPEC và sự sụt giảm sản lượng ở Venezuela.
Trong một báo cáo hàng tháng OPEC cho biết các nhà sản xuất ngoài OPEC sẽ tăng nguồn cung 1,66 triệu thùng/ngày trong năm 2018. Đây là lần tăng thứ 4 liên tiếp từ dự báo 870.000 thùng/ngày trong tháng 11/2017.
OPEC cho biết “đối với năm 2018, tăng trưởng cao hơn được dự kiến do sự gia tăng sản lượng dầu đá phiến Mỹ sau khi giá tốt hơn không chỉ đối với các nhà sản xuất đá phiến mà cả đối với các nhà sản xuất khác như Canada, Anh, Brazil và Trung Quốc”. Điều này sẽ dẫn tới sản lượng phân phối hàng quý tăng trong năm nay với mức sản lượng cao kỷ lục dự kiến trong quý 4.
OPEC, Nga và vài nhà sản xuất khác ngoài OPEC không có Mỹ, đã bắt đầu cắt giảm sản lượng vào tháng 1/2017 trong một nỗ lực giảm dư cung dầu thô toàn cầu đã tăng kể từ năm 2014. Họ dự kiến hiệp ước sản lượng này kéo dài hết năm 2018.
Thỏa thuận này đã giúp tăng giá dầu, vượt 71 USD/thùng trong năm nay lần đầu tiên kể từ năm 2014 và gần 65 USD/thùng trong ngày 14/3. Nhưng cũng khuyến khích dầu đá phiến tràn ngập thị trường, thúc đẩy việc tranh luận về hiệu quả của việc hạn chế này.
Dầu đã mất phần lớn sự gia tăng ban đầu trong ngày 14/3 sau khi OPEC phát hành báo cáo.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran cho biết tại cuộc họp tới trong tháng 6, OPEC có thể đồng ý bắt đầu nới lỏng việc hạn chế sản lượng trong năm 2019. Ông cũng cho biết OPEC sẽ nhắm tới giá dầu khoảng 60 USD/thùng để hạn chế tăng trưởng dầu đá phiến.
Tuy nhiên, nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia cho biết trong tháng 2 rằng còn quá sớm để bàn luận một chiến lược rút lui.
Tăng trưởng nhu cầu nhanh hơn dự kiến do kinh tế thế giới mạnh đã hỗ trợ thêm cho nỗ lực cắt giảm nguồn cung của OPEC.
Mặc dù trong báo cáo này OPEC nâng nhẹ ước tính tăng trưởng của họ trong nhu cầu thế giới lên 1,6 triệu thùng/ngày, hiện nay họ dự kiến tăng trưởng nguồn cung của các nước ngoài tổ chức này sẽ vượt sự gia tăng trong nhu cầu. Điều này đưa quan điểm của OPEC gần với dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA ít khả quan về cân bằng cung cầu năm 2018.
Trong khi các đối thủ đang bơm thêm dầu, sản lượng của OPEC trong tháng 2 giảm. Tổng sản lượng của OPEC giảm 77.000 thùng/ngày xuống 32,186 triệu thùng/ngày dẫn đầu là sự sụt giảm của Iraq, UAE và Venezuela.
Mức tuân thủ của 12 thành viên OPEC với mục tiêu sản lượng tăng lên 147%, theo tính toán của Reuters dựa trên số liệu của OPEC, cao hơn so với 137% trong tháng 1. Số liệu các thành viên OPEC đã báo cáo cho thấy sản lượng của một số nước giảm sâu.
Venezuela, sản lượng của nước này đang giảm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, cho biết sản lượng của họ giảm khoảng 183.000 thùng/ngày xuống 1,586 triệu thùng/ngày trong tháng 2. Số liệu này được cho là thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Dự kiến sự gia tăng nguồn cung của các nhà sản xuất ngoài OPEC sẽ nhiều hơn nhu cầu, OPEC cắt giảm 250.000 thùng/ngày ước tính về nhu cầu dầu thô của họ toàn cầu trong năm 2018 xuống 32,61 triệu thùng/ngày.
Nếu OPEC tiếp tục bơm ở mức tháng 2 và những thứ khác vẫn cân bằng, thị trường này có thể chuyển thành thiếu hụt khoảng 420.000 thùng/ngày, cho thấy tồn kho sẽ giảm xuống. Số liệu này ít hơn thiếu hụt khoảng 560.000 thùng/ngày dự báo trong tháng trước.
Mục tiêu ban đầu của thỏa thuận cắt giảm nguồn cung là giảm tồn kho dầu thô tại các nước phát triển xuống mức trung bình 5 năm. Số liệu mới nhất này đưa ra một bức tranh tồn kho trái chiều.
Tồn kho tăng 13,7 triệu thùng trong tháng 1 lên 2,865 tỷ thùng, mặc dù số liệu này chỉ cao hơn 50 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm. Hiện nay OPEC đang nói tới các chỉ số khác để đánh giá mức độ trở lại cân bằng của thị trường.
Trong một báo cáo hàng tháng OPEC cho biết các nhà sản xuất ngoài OPEC sẽ tăng nguồn cung 1,66 triệu thùng/ngày trong năm 2018. Đây là lần tăng thứ 4 liên tiếp từ dự báo 870.000 thùng/ngày trong tháng 11/2017.
OPEC, Nga và vài nhà sản xuất khác ngoài OPEC không có Mỹ, đã bắt đầu cắt giảm sản lượng vào tháng 1/2017 trong một nỗ lực giảm dư cung dầu thô toàn cầu đã tăng kể từ năm 2014. Họ dự kiến hiệp ước sản lượng này kéo dài hết năm 2018.
Thỏa thuận này đã giúp tăng giá dầu, vượt 71 USD/thùng trong năm nay lần đầu tiên kể từ năm 2014 và gần 65 USD/thùng trong ngày 14/3. Nhưng cũng khuyến khích dầu đá phiến tràn ngập thị trường, thúc đẩy việc tranh luận về hiệu quả của việc hạn chế này.
Dầu đã mất phần lớn sự gia tăng ban đầu trong ngày 14/3 sau khi OPEC phát hành báo cáo.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran cho biết tại cuộc họp tới trong tháng 6, OPEC có thể đồng ý bắt đầu nới lỏng việc hạn chế sản lượng trong năm 2019. Ông cũng cho biết OPEC sẽ nhắm tới giá dầu khoảng 60 USD/thùng để hạn chế tăng trưởng dầu đá phiến.
Tuy nhiên, nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia cho biết trong tháng 2 rằng còn quá sớm để bàn luận một chiến lược rút lui.
Tăng trưởng nhu cầu nhanh hơn dự kiến do kinh tế thế giới mạnh đã hỗ trợ thêm cho nỗ lực cắt giảm nguồn cung của OPEC.
Mặc dù trong báo cáo này OPEC nâng nhẹ ước tính tăng trưởng của họ trong nhu cầu thế giới lên 1,6 triệu thùng/ngày, hiện nay họ dự kiến tăng trưởng nguồn cung của các nước ngoài tổ chức này sẽ vượt sự gia tăng trong nhu cầu. Điều này đưa quan điểm của OPEC gần với dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA ít khả quan về cân bằng cung cầu năm 2018.
Trong khi các đối thủ đang bơm thêm dầu, sản lượng của OPEC trong tháng 2 giảm. Tổng sản lượng của OPEC giảm 77.000 thùng/ngày xuống 32,186 triệu thùng/ngày dẫn đầu là sự sụt giảm của Iraq, UAE và Venezuela.
Mức tuân thủ của 12 thành viên OPEC với mục tiêu sản lượng tăng lên 147%, theo tính toán của Reuters dựa trên số liệu của OPEC, cao hơn so với 137% trong tháng 1. Số liệu các thành viên OPEC đã báo cáo cho thấy sản lượng của một số nước giảm sâu.
Venezuela, sản lượng của nước này đang giảm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, cho biết sản lượng của họ giảm khoảng 183.000 thùng/ngày xuống 1,586 triệu thùng/ngày trong tháng 2. Số liệu này được cho là thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Dự kiến sự gia tăng nguồn cung của các nhà sản xuất ngoài OPEC sẽ nhiều hơn nhu cầu, OPEC cắt giảm 250.000 thùng/ngày ước tính về nhu cầu dầu thô của họ toàn cầu trong năm 2018 xuống 32,61 triệu thùng/ngày.
Nếu OPEC tiếp tục bơm ở mức tháng 2 và những thứ khác vẫn cân bằng, thị trường này có thể chuyển thành thiếu hụt khoảng 420.000 thùng/ngày, cho thấy tồn kho sẽ giảm xuống. Số liệu này ít hơn thiếu hụt khoảng 560.000 thùng/ngày dự báo trong tháng trước.
Mục tiêu ban đầu của thỏa thuận cắt giảm nguồn cung là giảm tồn kho dầu thô tại các nước phát triển xuống mức trung bình 5 năm. Số liệu mới nhất này đưa ra một bức tranh tồn kho trái chiều.
Tồn kho tăng 13,7 triệu thùng trong tháng 1 lên 2,865 tỷ thùng, mặc dù số liệu này chỉ cao hơn 50 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm. Hiện nay OPEC đang nói tới các chỉ số khác để đánh giá mức độ trở lại cân bằng của thị trường.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads