Nhiều chuyên gia cho rằng, các quốc gia thành viên OPEC sẽ đạt được một thoả thuận mang tính bước ngoặt trong cuộc họp tổ chức ngày 22/6 tại Vienna.
Các Bộ trưởng Năng lượng của các quốc gia thành viên OPEC sẽ nhóm họp ngày hôm nay tại Áo để xem xét sửa đổi thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ của OPEC và một số quốc gia ngoài khối này. Trong thời gian qua, thỏa thuận này đã xóa bỏ tình trạng cung vượt cầu dầu mỏ toàn cầu. Tuy nhiên, với giá dầu gần đây tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm, các quốc gia thành viên OPEC đang xem xét nới lỏng hạn mức sản lượng dầu mỏ để ngăn thị trường trở nên quá nóng.
Saudi Arabia
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khalid Al-Falih, cho biết ông tin tưởng rằng OPEC có thể đạt được sự đồng thuận về chính sách sản xuất dầu mỏ trong cuộc họp ngày 22/6.
Ông Khalid Al-Falih cũng cho biết người tiêu dùng sẽ sớm có nhu cầu dầu mỏ cao hơn trong nửa cuối năm 2018. Vì vậy, OPEC cần thảo luận tăng sản lượng dầu mỏ khoảng 1 triệu thùng/ngày để đảm bảo ổn định thị trường dầu mỏ thế giới.
Khi được hỏi liệu Iran – quốc gia cho đến lúc này vẫn đang phản đối việc tăng sản lượng dầu mỏ, ông Al-Falih cho biết, điều đó không quan trọng, chúng ta sẽ sớm biết kết qủa.
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)
Cuộc họp của OPEC diễn ra vào thời điểm áp lực gia tăng từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã công khai chỉ trích rằng OPEC đã khiến giá dầu thô tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong nhiều năm.
Bộ trưởng năng lượng và công nghiệp UAE, Suhail Al- Mazrouei đã nhắc lại quan điểm đó, nói với CNBC rằng: "OPEC không phải là một tổ chức chính trị, mà là một tổ chức thương mại. Do đó, mọi chương trình hoạt động của OPEC đều theo thỏa thuận thống nhất của các thành viên".
"Chúng tôi sẽ có bước phát triển ổn định như chúng tôi luôn làm, và mọi người đều cảm thấy hạnh phúc khi chúng tôi làm việc cùng với các nước không thuộc OPEC”, ông Suhail Al- Mazrouei cho biết thêm.
Iraq
"Tôi tin tưởng rằng đất nước chúng tôi và một số quốc gia khác sẽ đạt được một thỏa thuận nào đó", Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabbar Ali al-Luaibi cho biết.
Cùng với Venezuela, Iran và Algeria, Iraq được cho là phản đối việc nới lỏng cắt giảm nguồn cung, và lo ngại rằng sản lượng cao hơn sẽ dẫn đến sự sụt giảm giá dầu thô.
Iran
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết ông hoài nghi rằng OPEC có thể đạt được thỏa thuận trong cuộc họp ngày hôm nay. Ông cũng phản bác Tổng thống Donald Trump và nói rằng biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các thành viên OPEC là Iran và Venezuela đã đẩy giá dầu lên cao.
Ông Zanganeh được cho là đã có cuộc thảo luận riêng với Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak vào ngày 21/6, nhưng đến nay chưa có thông tin về kết quả cuộc thảo luận này.
Nhận định về kết quả cuộc họp của OPEC và một số quốc gia ngoài khối này, ông Michael Cohen, Giám đốc nghiên cứu thị trường năng lượng tại Barclays, cho biết: "Mặc dù một số quốc gia thành viên OPEC đang phản đối việc tăng sản lượng, nhưng chúng tôi nghĩ rằng OPEC sẽ đạt được một thỏa thuận. Theo đó, sản lượng dầu mỏ của OPEC, không bao gồm Venezuela, sẽ tăng khoảng 600.000 đến 700.000 thùng một ngày.
Saudi Arabia
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khalid Al-Falih, cho biết ông tin tưởng rằng OPEC có thể đạt được sự đồng thuận về chính sách sản xuất dầu mỏ trong cuộc họp ngày 22/6.
Ông Khalid Al-Falih cũng cho biết người tiêu dùng sẽ sớm có nhu cầu dầu mỏ cao hơn trong nửa cuối năm 2018. Vì vậy, OPEC cần thảo luận tăng sản lượng dầu mỏ khoảng 1 triệu thùng/ngày để đảm bảo ổn định thị trường dầu mỏ thế giới.
Khi được hỏi liệu Iran – quốc gia cho đến lúc này vẫn đang phản đối việc tăng sản lượng dầu mỏ, ông Al-Falih cho biết, điều đó không quan trọng, chúng ta sẽ sớm biết kết qủa.
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)
Cuộc họp của OPEC diễn ra vào thời điểm áp lực gia tăng từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã công khai chỉ trích rằng OPEC đã khiến giá dầu thô tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong nhiều năm.
Bộ trưởng năng lượng và công nghiệp UAE, Suhail Al- Mazrouei đã nhắc lại quan điểm đó, nói với CNBC rằng: "OPEC không phải là một tổ chức chính trị, mà là một tổ chức thương mại. Do đó, mọi chương trình hoạt động của OPEC đều theo thỏa thuận thống nhất của các thành viên".
"Chúng tôi sẽ có bước phát triển ổn định như chúng tôi luôn làm, và mọi người đều cảm thấy hạnh phúc khi chúng tôi làm việc cùng với các nước không thuộc OPEC”, ông Suhail Al- Mazrouei cho biết thêm.
Iraq
"Tôi tin tưởng rằng đất nước chúng tôi và một số quốc gia khác sẽ đạt được một thỏa thuận nào đó", Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabbar Ali al-Luaibi cho biết.
Cùng với Venezuela, Iran và Algeria, Iraq được cho là phản đối việc nới lỏng cắt giảm nguồn cung, và lo ngại rằng sản lượng cao hơn sẽ dẫn đến sự sụt giảm giá dầu thô.
Iran
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết ông hoài nghi rằng OPEC có thể đạt được thỏa thuận trong cuộc họp ngày hôm nay. Ông cũng phản bác Tổng thống Donald Trump và nói rằng biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các thành viên OPEC là Iran và Venezuela đã đẩy giá dầu lên cao.
Ông Zanganeh được cho là đã có cuộc thảo luận riêng với Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak vào ngày 21/6, nhưng đến nay chưa có thông tin về kết quả cuộc thảo luận này.
Nhận định về kết quả cuộc họp của OPEC và một số quốc gia ngoài khối này, ông Michael Cohen, Giám đốc nghiên cứu thị trường năng lượng tại Barclays, cho biết: "Mặc dù một số quốc gia thành viên OPEC đang phản đối việc tăng sản lượng, nhưng chúng tôi nghĩ rằng OPEC sẽ đạt được một thỏa thuận. Theo đó, sản lượng dầu mỏ của OPEC, không bao gồm Venezuela, sẽ tăng khoảng 600.000 đến 700.000 thùng một ngày.
Relate Threads