“Mọi người đều biết, bản thân tôi lúc đầu cũng rất hoang mang về những chuyện không tốt, không hay xảy ra với PVN nhưng khẳng định người lao động PVN có liên quan đến những chuyện đang xảy ra nhưng không liên can”, ông Hồ Sĩ Thoảng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Dầu khí Việt Nam nói.
Khó xử lý khi cam kết giữa các FTA vênh nhau
Tại Hội thảo Ngành dầu khí trong bối cảnh hội nhập diễn ra ngày 26/9, ông Trương Đình Tuyển cho biết, hiện ngành dầu khí có những công việc đang làm như thăm dò, khai thác, xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm, chế biến các sản phẩm dầu thô và hoá phẩm xăng dầu, phân phối…
Ông Hồ Sĩ Thoảng cho biết lúc đầu ông cũng rất "hoang mang" trước những chuyện không tốt, không hay xảy ra tại PVN
Trong đó, chế biến các sản phẩm dầu và hoá dầu đã mở cửa thị trường và không hạn chế còn phân phối sản phẩm dầu chưa cho phép nhà đầu tư nước ngoài vào. “Nếu nhà đầu tư nước ngoài không làm nhà máy lọc dầu thì không được phân phối, tuy nhiên có 1 bất cập là người đàm phán và người làm chính sách không khớp nhau”, ông Tuyển nói.
Liên quan đến các FTA Việt Nam đã ký kết thời gian vừa qua với lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng dầu, ông Tuyển dẫn cam kết ATIGA nhiều mặt hàng được đưa về thuế suất 0% rất sớm, như dầu diesel đã về 0%. FTA với Hàn Quốc là 10% trong khi cam kết với các nước ASEAN là 20% nên thực tế doanh nghiệp tìm mua Hàn Quốc do mức thuế thấp hơn.
“Một thời gian Bộ Tài chính đã đòi truy thu, việc đòi truy thu như vậy là rất vô lý vì họ chẳng làm sai gì, đây là cái dở trong chính sách”, ông Tuyển nói. Cũng theo ông Tuyển, Bộ Tài chính đàm phán các hiệp định thương mại nhưng cam kết lại có sự vênh nhau nên đặt ra vấn đề khó xử lý.
Bên cạnh đó, ông Tuyển cũng cho biết, những nội dung hiệp định cũng rất khó cho nhà máy lọc dầu Việt Nam. “Cam kết với Nghi Sơn là giữ mức thuế nhập khẩu không dưới 7% trong 10 năm kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động. Nếu năm 2018 Nghi Sơn hoạt động ta phải giữ đến 2028, như vậy, nhà nước phải bỏ tiền ra bù cho Nghi Sơn. Dung Quất cũng gặp khó khăn. Rất tiếc khi đàm phán các Hiệp định ATIGA và ASEAN – Hàn Quốc thì tôi nghỉ rồi”, ông Tuyển cho hay.
“Nói tóm lại cam kết hội nhập của dầu khí đang ở mức rất hạn chế nhưng trong bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay thì cam kết ấy là hợp lý”, ông Tuyển nói thêm.
Đại diện đến từ Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), ông Trần Kim Chung, Phó viện trưởng cũng cho biết, vấn đề mâu thuẫN giữa mở cửa hội nhập và chủ nghĩa bảo hộ, một mặt vẫn mở cửa đàm phán, nhưng mặt khác vẫn có những biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi.
Vấn đề đặt ra cần tăng cường chế biến trên nền tảng khai thác. “Cú sốc mô hình khai thác tài nguyên đã dạy chúng ta bài học rằng nếu chỉ dựa vào khai thác tài nguyên, không tăng cường chế biến, phân phối thì gặp những cú sốc giảm một nửa giá toàn bộ kế hoạch của chúng ta sẽ bị giảm đi một nửa giá trị”, ông Chung nói.
Ông Chung cũng đặt vấn đề về việc gần như quan trọng nhất là đổi mới, tăng cường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi nguồn nhân lực suy cho cùng là vốn tốt nhất. “Nếu không nâng cao được năng lực 60.000 con người ở cả 3 cấp độ thì sẽ không bắt kịp với hội nhập, không đáp ứng được cạnh tranh và rất khó thắng lợi”, ông Chung nhấn mạnh.
"Khó khăn của PVN khiến tôi lúc đầu cũng rất hoang mang"
Tại hội thảo, GS.TSKH Hồ Sĩ Thoảng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cũng cho biết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN hiện đang gặp một số khó khăn liên quan đến giá dầu nhưng giá dịch vụ không xuống. “Chúng tôi cũng đã trải qua giai đoạn giá dầu xuống thấp nhưng vẫn trụ được do đã có quan hệ rất tốt với các đơn vị mua dầu. Việt Nam không bán được dầu thì chết”, ông Thoảng nói.
Chưa dừng lại ở những khó khăn mang tính khách quan, ông Thoảng đề cập khó khăn nội tại của PVN thời gian vừa qua đã khiến ông lúc đầu cũng “rất hoang mang”. “Nhưng khẳng định người lao động PVN có liên quan đến những chuyện đang xảy ra nhưng không liên can. 60 nghìn người vẫn đang lao động hăng say, con thuyền nó vẫn đi, ai không đi theo được thì rơi xuống biển”, ông Thoảng nói trong xúc động.
Trước đó không lâu, chính lãnh đạo PVN cũng từng viết “tâm thư” gửi cán bộ, nhân viên tập đoàn trước việc cơ quan pháp luật khởi tố cán bộ, nguyên cán bộ lãnh đạo của PVN, đồng thời kêu gọi những người lao động trong ngành dầu khí nêu cao tinh thần trách nhiệm.
Khó xử lý khi cam kết giữa các FTA vênh nhau
Tại Hội thảo Ngành dầu khí trong bối cảnh hội nhập diễn ra ngày 26/9, ông Trương Đình Tuyển cho biết, hiện ngành dầu khí có những công việc đang làm như thăm dò, khai thác, xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm, chế biến các sản phẩm dầu thô và hoá phẩm xăng dầu, phân phối…
Ông Hồ Sĩ Thoảng cho biết lúc đầu ông cũng rất "hoang mang" trước những chuyện không tốt, không hay xảy ra tại PVN
Liên quan đến các FTA Việt Nam đã ký kết thời gian vừa qua với lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng dầu, ông Tuyển dẫn cam kết ATIGA nhiều mặt hàng được đưa về thuế suất 0% rất sớm, như dầu diesel đã về 0%. FTA với Hàn Quốc là 10% trong khi cam kết với các nước ASEAN là 20% nên thực tế doanh nghiệp tìm mua Hàn Quốc do mức thuế thấp hơn.
“Một thời gian Bộ Tài chính đã đòi truy thu, việc đòi truy thu như vậy là rất vô lý vì họ chẳng làm sai gì, đây là cái dở trong chính sách”, ông Tuyển nói. Cũng theo ông Tuyển, Bộ Tài chính đàm phán các hiệp định thương mại nhưng cam kết lại có sự vênh nhau nên đặt ra vấn đề khó xử lý.
Bên cạnh đó, ông Tuyển cũng cho biết, những nội dung hiệp định cũng rất khó cho nhà máy lọc dầu Việt Nam. “Cam kết với Nghi Sơn là giữ mức thuế nhập khẩu không dưới 7% trong 10 năm kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động. Nếu năm 2018 Nghi Sơn hoạt động ta phải giữ đến 2028, như vậy, nhà nước phải bỏ tiền ra bù cho Nghi Sơn. Dung Quất cũng gặp khó khăn. Rất tiếc khi đàm phán các Hiệp định ATIGA và ASEAN – Hàn Quốc thì tôi nghỉ rồi”, ông Tuyển cho hay.
“Nói tóm lại cam kết hội nhập của dầu khí đang ở mức rất hạn chế nhưng trong bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay thì cam kết ấy là hợp lý”, ông Tuyển nói thêm.
Đại diện đến từ Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), ông Trần Kim Chung, Phó viện trưởng cũng cho biết, vấn đề mâu thuẫN giữa mở cửa hội nhập và chủ nghĩa bảo hộ, một mặt vẫn mở cửa đàm phán, nhưng mặt khác vẫn có những biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi.
Vấn đề đặt ra cần tăng cường chế biến trên nền tảng khai thác. “Cú sốc mô hình khai thác tài nguyên đã dạy chúng ta bài học rằng nếu chỉ dựa vào khai thác tài nguyên, không tăng cường chế biến, phân phối thì gặp những cú sốc giảm một nửa giá toàn bộ kế hoạch của chúng ta sẽ bị giảm đi một nửa giá trị”, ông Chung nói.
Ông Chung cũng đặt vấn đề về việc gần như quan trọng nhất là đổi mới, tăng cường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi nguồn nhân lực suy cho cùng là vốn tốt nhất. “Nếu không nâng cao được năng lực 60.000 con người ở cả 3 cấp độ thì sẽ không bắt kịp với hội nhập, không đáp ứng được cạnh tranh và rất khó thắng lợi”, ông Chung nhấn mạnh.
"Khó khăn của PVN khiến tôi lúc đầu cũng rất hoang mang"
Tại hội thảo, GS.TSKH Hồ Sĩ Thoảng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cũng cho biết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN hiện đang gặp một số khó khăn liên quan đến giá dầu nhưng giá dịch vụ không xuống. “Chúng tôi cũng đã trải qua giai đoạn giá dầu xuống thấp nhưng vẫn trụ được do đã có quan hệ rất tốt với các đơn vị mua dầu. Việt Nam không bán được dầu thì chết”, ông Thoảng nói.
Chưa dừng lại ở những khó khăn mang tính khách quan, ông Thoảng đề cập khó khăn nội tại của PVN thời gian vừa qua đã khiến ông lúc đầu cũng “rất hoang mang”. “Nhưng khẳng định người lao động PVN có liên quan đến những chuyện đang xảy ra nhưng không liên can. 60 nghìn người vẫn đang lao động hăng say, con thuyền nó vẫn đi, ai không đi theo được thì rơi xuống biển”, ông Thoảng nói trong xúc động.
Trước đó không lâu, chính lãnh đạo PVN cũng từng viết “tâm thư” gửi cán bộ, nhân viên tập đoàn trước việc cơ quan pháp luật khởi tố cán bộ, nguyên cán bộ lãnh đạo của PVN, đồng thời kêu gọi những người lao động trong ngành dầu khí nêu cao tinh thần trách nhiệm.
NGUYỄN THẢO
Bizlive.vn
Bizlive.vn
Relate Threads