Nỗi lo về nguồn cung gián đoạn tại Canada chồng chéo với nỗi lo về nguồn cung dầu từ Libya và Canada.
Phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu tăng và tiến gần hơn đến mốc 80USD/thùng, các cuộc biểu tình của người lao động ngành năng lượng tại Nauy và Gabon không khỏi khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng sản xuất bị gián đoạn.
Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn tháng 8/2018 tăng 26 cent tương đương 0,4% lên mức 74,11USD/thùng .
Trên thị trường London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 9/2018 tăng 79 cent tương đương 1% lên 78,86USD/thùng. Trong phiên đã có lúc giá dầu Brent lên chạm mức 79,51USD/thùng.
“Rủi ro về nguồn cung tiếp tục tác động đến biến động ngắn hạn và dài hạn của giá vàng bởi thị trường đánh giá tác động của những biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp với Iran. Dù xét về mặt kỹ thuật, các nước được cho phép kéo dài thời hạn đến ngày 4/11/2018 để ngừng nhập khẩu dầu từ Iran, những vấn đề hiện tại liên quan đến bảo hiểm vận chuyển hàng hóa và các hợp đồng dài hạn đã tác động đến nguồn cung dầu”, chuyên gia phân tích về thị trường hàng hóa tại Schneider Electric, ông Robbie Fraser, nói.
Trong một cuộc họp vào tháng trước, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số nước sản xuất dầu khác của thế giới đã đồng ý nâng sản lượng toàn cầu thêm khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày để giúp bù cho lượng cung bị hao hụt từ Venezuela và Iran. Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm đến hoạt động xuất khẩu dầu của Tehran.
Mức giảm của giá dầu dịu bớt phần nào sau khi một số tờ báo đưa tin rằng trong cuộc phỏng vấn với Sky News Arabia, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông sẽ giãn bớt lệnh trừng phạt đối với dầu từ Iran.
Nỗi lo về nguồn cung tuy nhiên đang lớn dần lên khi người lao động ngành năng lượng tại Nauy đình công, nguồn cung dầu thô giảm 23 nghìn thùng/ngày, nguồn cung khí đốt giảm 3.500 thùng/ngày, theo giám đốc bộ phận nghiên cứu năng lượng tại công ty chứng khoán Mizuho tại Mỹ, ông Robert Yawger. Nỗi lo về nguồn cung gián đoạn tại Canada như vậy đã chồng chéo với nỗi lo về nguồn cung dầu từ Libya và Canada.
Theo chuyên gia phân tích tại ngân hàng Commerzbank, sản lượng tại Libya ước chứng khoảng 527 nghìn thùng/ngày, hiện chưa bằng nửa so với mức sản lượng vào tháng 2/2018. Sản lượng dầu tại Libya nhiều khả năng sẽ giảm hơn nữa khi một số điểm sản xuất quan trọng đóng cửa. Hoạt động sản xuất dầu tại Canada đồng thời cũng gián đoạn, ước chừng tình trạng này sẽ kéo dài ít nhất 4 ngày nữa, nguồn cung dầu thế giới vì vậy hụt khoảng 360 nghìn thùng/ngày.
Phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu tăng và tiến gần hơn đến mốc 80USD/thùng, các cuộc biểu tình của người lao động ngành năng lượng tại Nauy và Gabon không khỏi khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng sản xuất bị gián đoạn.
Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn tháng 8/2018 tăng 26 cent tương đương 0,4% lên mức 74,11USD/thùng .
Trên thị trường London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 9/2018 tăng 79 cent tương đương 1% lên 78,86USD/thùng. Trong phiên đã có lúc giá dầu Brent lên chạm mức 79,51USD/thùng.
Trong một cuộc họp vào tháng trước, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số nước sản xuất dầu khác của thế giới đã đồng ý nâng sản lượng toàn cầu thêm khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày để giúp bù cho lượng cung bị hao hụt từ Venezuela và Iran. Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm đến hoạt động xuất khẩu dầu của Tehran.
Mức giảm của giá dầu dịu bớt phần nào sau khi một số tờ báo đưa tin rằng trong cuộc phỏng vấn với Sky News Arabia, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông sẽ giãn bớt lệnh trừng phạt đối với dầu từ Iran.
Nỗi lo về nguồn cung tuy nhiên đang lớn dần lên khi người lao động ngành năng lượng tại Nauy đình công, nguồn cung dầu thô giảm 23 nghìn thùng/ngày, nguồn cung khí đốt giảm 3.500 thùng/ngày, theo giám đốc bộ phận nghiên cứu năng lượng tại công ty chứng khoán Mizuho tại Mỹ, ông Robert Yawger. Nỗi lo về nguồn cung gián đoạn tại Canada như vậy đã chồng chéo với nỗi lo về nguồn cung dầu từ Libya và Canada.
Theo chuyên gia phân tích tại ngân hàng Commerzbank, sản lượng tại Libya ước chứng khoảng 527 nghìn thùng/ngày, hiện chưa bằng nửa so với mức sản lượng vào tháng 2/2018. Sản lượng dầu tại Libya nhiều khả năng sẽ giảm hơn nữa khi một số điểm sản xuất quan trọng đóng cửa. Hoạt động sản xuất dầu tại Canada đồng thời cũng gián đoạn, ước chừng tình trạng này sẽ kéo dài ít nhất 4 ngày nữa, nguồn cung dầu thế giới vì vậy hụt khoảng 360 nghìn thùng/ngày.
TRUNG MẾN
Bizlive.vn
Bizlive.vn
Relate Threads