Không lâu sau khi siêu dự án nhà máy lọc hoá dầu với vốn đầu tư 22 tỷ USD tại Bình Định bị “khai tử” do kéo dài quá lâu và phía đối tác đưa ra nhiều điệu kiện không thể đáp ứng được, một dự án khác tại Cần Thơ cũng bị “khai tử” vì lý do tương tự.
Lần lượt rút lui
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ đã có Quyết định số 199/QĐ- SKHĐT về việc chấm dứt hoạt động dự án Nhà máy lọc dầu Cần Thơ do chủ đầu tư không thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2014.
Dự án Nhà máy lọc hoá dầu Cần Thơ công suất 2 triệu tấn/năm được cấp giấy chứng đầu tư vào ngày 19/5/2008, với vốn đầu tư đăng ký là 8.608 tỷ đồng, tương đương 538 triệu USD, thực hiện bởi Công ty TNHH Nhà máy lọc dầu Cần Thơ- Liên doanh giữa CTCP Đầu tư Thương mại Viễn Đông (chiếm 30% vốn điều lệ) và Công ty Semtech Limited B.V.I (chiếm 70% vốn điều lệ).
Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính, vào 10/11/2009, Semtech Limited B.V.I đã rút khỏi liên doanh, CTCP Đầu tư Thương mại Viễn Đông không đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án, nên tìm đối tác khác để liên doanh.
Ngày 2/6/2015, UBND TP. Cần Thơ đã thống nhất cho Công ty Razeedland Plaza (M) SDN. BHD, Brunei Darussalam liên doanh với CTCP Đầu tư Thương mại Viễn Đông để thực hiện dự án. Tuy nhiên, đã quá thời gian theo quy định, nhưng nhà đầu tư vẫn không thực hiện dự án.
Như vậy cho đến thời điểm này, ngoài Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) đã đi vào hoạt động, cả nước còn 4 dự án lọc hoá dầu khác theo quy hoạch và đang triển khai gồm dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá) với vốn đầu tư 9 tỷ USD, dự án tại Vũng Rô (Phú Yên) với vốn đầu tư 3,2 tỷ USD, dự án Nam Vân Phong (Khánh Hoà) với vốn đầu tư 8 tỷ USD, dự án Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) vốn đầu tư 4,5 tỷ USD.
Trước đó không lâu lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng đã thông báo về việc chấm dứt dự án Nhà máy lọc hoá dầu Nhơn Hội 22 tỷ USD do dự án kéo dài quá lâu và phía Tập đoàn PTT (Thái Lan) đưa ra nhiều điều kiện Chính phủ Việt Nam và tỉnh Bình Định không thể đáp ứng được.
Đồng thời cho rằng, dự án Tổ hợp lọc hoá dầu Nhơn Hội nếu được đầu tư sẽ ảnh hưởng đến môi trường nhất là TP. Quy Nhơn vì đây là địa điểm “nhạy cảm”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Dự án Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng đã trì hoãn 8 năm trong đó có nguyên nhân, Tập đoàn Qatar Petroleum (Qatar) đã rút khỏi dự án vào năm 2015.
Trễ hẹn và trễ hẹn
Mặc dù đã có những động thái cho biết, dự án lọc hoá dầu có thể sẽ tiếp tục được triển khai và đưa ra thời gian dự kiến đi vào hoạt động nhưng có dự án chủ đầu tư tiếp tục trễ hẹn. Chẳng hạn, tại dự án lọc dầu Vũng Rô, chủ đầu tư là Technostar Management Limited từng cho biết sẽ đưa nhà máy vào hoạt động năm 2016 sau gần 10 năm trì hoãn nhưng lại tiếp tục trễ hẹn, dự án vẫn chỉ nằm trên giấy.
Dự án này có công suất dự kiến 8 triệu tấn dầu thô có diện tích sử dụng 538 ha trong đó đất xây dựng nhà máy 404 ha, đất mặt bằng xây dựng cảng Bãi Gốc 134 ha. Ngoài ra, Vũng Rô Petroleum cũng được phê duyệt sử dụng từ 500 ha đến 1.300 ha diện tích mặt nước. Tuy nhiên, dự án chưa thể triển khai do địa phương chưa bàn giao được mặt bằng cho chủ đầu tư.
Với dự án Nam Vân Phong điểm khiến dự án này chưa thể đẩy nhanh tiến độ do thảo luận các ưu đãi cho dự án, cho nhà đầu tư. Cụ thể, mong muốn từ chủ đầu tư dự án là muốn lọc hoá dầu Nam Vân Phong có cùng mặt bằng ưu đãi như Nhà máy lọc hoá dầu Dung Quất và Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn, thay vì phân biệt và tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Với dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn, báo cáo đánh giá tác động liên quan đến thu ngân sách khi nhà máy đi vào vận hành của Vụ Ngân sách nhà nước từng cho biết, khi nhà máy đi vào hoạt động, năm 2017 tổng thu ngân sách nhà nước dự kiến giảm 1.377 tỷ đồng, các năm tiếp theo giảm mạnh, năm 2018 giảm 10.929 tỷ đồng, năm 2019 giảm 10.632 tỷ đồng và năm 2020 giảm 14.110 tỷ đồng. Các con số nêu trên dựa trên phương án giá dầu thô năm 2017 ở mức 45 USD/thùng.
Trong khi đó, về tác động đến doanh thu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam PVN do bao tiêu sản phẩm của nhà máy, cũng với phương án giá dầu 45 USD/thùng, PVN sẽ phải bù lỗ 1,54 tỷ USD/10 năm (tương đương khoảng 3.500 tỷ đồng/năm).
Lần lượt rút lui
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ đã có Quyết định số 199/QĐ- SKHĐT về việc chấm dứt hoạt động dự án Nhà máy lọc dầu Cần Thơ do chủ đầu tư không thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2014.
Dự án Nhà máy lọc hoá dầu Cần Thơ công suất 2 triệu tấn/năm được cấp giấy chứng đầu tư vào ngày 19/5/2008, với vốn đầu tư đăng ký là 8.608 tỷ đồng, tương đương 538 triệu USD, thực hiện bởi Công ty TNHH Nhà máy lọc dầu Cần Thơ- Liên doanh giữa CTCP Đầu tư Thương mại Viễn Đông (chiếm 30% vốn điều lệ) và Công ty Semtech Limited B.V.I (chiếm 70% vốn điều lệ).
Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính, vào 10/11/2009, Semtech Limited B.V.I đã rút khỏi liên doanh, CTCP Đầu tư Thương mại Viễn Đông không đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án, nên tìm đối tác khác để liên doanh.
Ngày 2/6/2015, UBND TP. Cần Thơ đã thống nhất cho Công ty Razeedland Plaza (M) SDN. BHD, Brunei Darussalam liên doanh với CTCP Đầu tư Thương mại Viễn Đông để thực hiện dự án. Tuy nhiên, đã quá thời gian theo quy định, nhưng nhà đầu tư vẫn không thực hiện dự án.
Như vậy cho đến thời điểm này, ngoài Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) đã đi vào hoạt động, cả nước còn 4 dự án lọc hoá dầu khác theo quy hoạch và đang triển khai gồm dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá) với vốn đầu tư 9 tỷ USD, dự án tại Vũng Rô (Phú Yên) với vốn đầu tư 3,2 tỷ USD, dự án Nam Vân Phong (Khánh Hoà) với vốn đầu tư 8 tỷ USD, dự án Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) vốn đầu tư 4,5 tỷ USD.
Đồng thời cho rằng, dự án Tổ hợp lọc hoá dầu Nhơn Hội nếu được đầu tư sẽ ảnh hưởng đến môi trường nhất là TP. Quy Nhơn vì đây là địa điểm “nhạy cảm”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Dự án Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng đã trì hoãn 8 năm trong đó có nguyên nhân, Tập đoàn Qatar Petroleum (Qatar) đã rút khỏi dự án vào năm 2015.
Trễ hẹn và trễ hẹn
Mặc dù đã có những động thái cho biết, dự án lọc hoá dầu có thể sẽ tiếp tục được triển khai và đưa ra thời gian dự kiến đi vào hoạt động nhưng có dự án chủ đầu tư tiếp tục trễ hẹn. Chẳng hạn, tại dự án lọc dầu Vũng Rô, chủ đầu tư là Technostar Management Limited từng cho biết sẽ đưa nhà máy vào hoạt động năm 2016 sau gần 10 năm trì hoãn nhưng lại tiếp tục trễ hẹn, dự án vẫn chỉ nằm trên giấy.
Dự án này có công suất dự kiến 8 triệu tấn dầu thô có diện tích sử dụng 538 ha trong đó đất xây dựng nhà máy 404 ha, đất mặt bằng xây dựng cảng Bãi Gốc 134 ha. Ngoài ra, Vũng Rô Petroleum cũng được phê duyệt sử dụng từ 500 ha đến 1.300 ha diện tích mặt nước. Tuy nhiên, dự án chưa thể triển khai do địa phương chưa bàn giao được mặt bằng cho chủ đầu tư.
Với dự án Nam Vân Phong điểm khiến dự án này chưa thể đẩy nhanh tiến độ do thảo luận các ưu đãi cho dự án, cho nhà đầu tư. Cụ thể, mong muốn từ chủ đầu tư dự án là muốn lọc hoá dầu Nam Vân Phong có cùng mặt bằng ưu đãi như Nhà máy lọc hoá dầu Dung Quất và Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn, thay vì phân biệt và tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Với dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn, báo cáo đánh giá tác động liên quan đến thu ngân sách khi nhà máy đi vào vận hành của Vụ Ngân sách nhà nước từng cho biết, khi nhà máy đi vào hoạt động, năm 2017 tổng thu ngân sách nhà nước dự kiến giảm 1.377 tỷ đồng, các năm tiếp theo giảm mạnh, năm 2018 giảm 10.929 tỷ đồng, năm 2019 giảm 10.632 tỷ đồng và năm 2020 giảm 14.110 tỷ đồng. Các con số nêu trên dựa trên phương án giá dầu thô năm 2017 ở mức 45 USD/thùng.
Trong khi đó, về tác động đến doanh thu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam PVN do bao tiêu sản phẩm của nhà máy, cũng với phương án giá dầu 45 USD/thùng, PVN sẽ phải bù lỗ 1,54 tỷ USD/10 năm (tương đương khoảng 3.500 tỷ đồng/năm).
NGUYỄN THẢO - Bizlive.vn
Relate Threads