Nhiều công ty lọc dầu châu Á cho biết họ đã chuyễn sang nhập khẩu dầu thô từ các nước khác trước rủi ro Mỹ trừng phạt Iran.
Hôm thứ Ba (8/5), Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran đồng thời lên kế hoạch áp lệnh trừng phạt lên nước này. “Nước Mỹ sẽ thiết lập hình phạt kinh tế cao nhất. Bất cứ nước nào giúp đỡ Iran trong việc mua vũ khí hạt nhân cũng sẽ bị Mỹ trừng phạt mạnh mẽ”, ông Trump tuyên bố.
Kể từ khi Mỹ gỡ bỏ lệnh trừng phạt lên Iran, sản lượng dầu thô nước này tăng mạnh. Tính từ tháng 1/2016 đến nay, sản lượng tăng từ 800.000 thùng/ngày lên 3,8 triệu thùng/ngày, chiếm 4% tổng nguồn cung toàn cầu và trở thành quốc gia khai thác dầu lớn thứ sáu thế giới và lớn thứ 3 OPEC.
Cùng lúc đó, xuất khẩu dầu tăng hơn gấp đôi đạt kỷ lục 2,6 triệu thùng/ngày. Trong đó, EU là động một trong những lực chính thúc đẩy xuất khẩu dầu của Iran, chiếm gần 25% thị phần dầu xuất khẩu của quốc gia Trung Đông này. Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Hy Lạp là những “khách hàng” thuộc khối EU lớn nhất của Iran. Ngoài EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường châu Á lớn nhập khẩu dầu thô từ Iran.
Lệnh trừng phạt đe dọa tới lượng dầu xuất khẩu của Iran khi khác nước sẽ hạn chế mua dầu từ quốc gia Trung Đông này. Ông Wang Xiao, trưởng bộ phân nghiên cứu dầu mỏ thuộc Guotai Junan Securities nhận định “Mức giá dầu hiện nay phản ánh nỗi lo nhà đầu tư về tình trạng bất ổn ở Iran. Họ cho rằng nguồn cung Iran sẽ giảm trước lập trường cứng rắn của Mỹ”.
Tại Sàn giao dịch Hàng hóa New York, giá dầu WTI hôm thứ Tư (9/5) tăng 2 USD/thùng tương đương gần 3% lên 71 USD/thùng. Đầu phiên, giá dầu chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Tại Sàn giao dịch Hàng hóa Liên lục địa London, giá dầu Brent tăng 2,4 USD, tương đương 3,2% lên 77,2 USD/thùng.
Nhiều công ty lọc dầu châu Á cho biết họ đã chuyển sang nhập khẩu dầu thô từ các nước khác trước rủi ro Mỹ trừng phạt Iran.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Iran đạt 900.000 thùng/ngày trong giữa năm 2016. Tuy nhiên, con số này giảm xuống còn khoảng 600.000 thùng/ngày trong năm 2018.
Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc cho biết Iran hiện nay có thị phần tương đối thấp trong nguồn cung của họ. Các nhà máy này đang tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế từ Nga, Saudi Arabia, Tây Phi và Mỹ.Các chuyên gia phân tích dự báo nguồn cung của Iran sẽ giảm 300.000 thùng/ngày, phụ thuộc vào bao nhiêu quốc gia ngừng nhập khẩu dầu từ Iran theo lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trong khi đó, tổng thống Donald Trump liên tục hối thúc Anh, Pháp và Đức sửa chữa thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Hạn cuói cùng là ngày 12/5, nếu không ông sẽ tái áp đặt các lệnh trừng phạt với Tehran. Điều này đồng nghĩa họ phải lựa chọn giữa tiếp tục duy trì thỏa thuận hạt nhân hoặc làm ăn với Mỹ.
Chính phủ ba nước Pháp, Đức và Anh bày tỏ quan ngại trước quyết định của ông Trump. Trong một tuyên bố chung hôm Thứ Ba, lãnh đạo ba nước kêu gọi Iran tiếp tục thực hiện thỏa thuận và ông Trump nên tránh các động thái gây cản trở điều này.
Ông Ehsan Khoman- chuyên gia phân tích của Mitsubishi UFJ Financial Group nhận định một số nước châu Á có thể phản đối quyết định của Mỹ và duy trì lượng dầu nhập khẩu từ Iran trong đó có Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản cho biết nước này sẽ tiếp tục ủng hộ thỏa thuận hạt nhân, thỏa thuận giúp duy trì sự ổn định khu vực Trung Đông.
Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho hay Bộ sẽ thuyết phục Mỹ miễn trừ Hàn Quốc trong số các nước cấm nhập khẩu dầu từ Iran nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại mà lệnh cấm mang lại.
Một quan chức cấp cao của Trung Quốc cho biết lệnh trừng phạt Iran sẽ khiến các nhà máy lọc dầu trong nước chịu nhiều tổn thất do giá dầu thô tăng cao.
Hôm thứ Ba (8/5), Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran đồng thời lên kế hoạch áp lệnh trừng phạt lên nước này. “Nước Mỹ sẽ thiết lập hình phạt kinh tế cao nhất. Bất cứ nước nào giúp đỡ Iran trong việc mua vũ khí hạt nhân cũng sẽ bị Mỹ trừng phạt mạnh mẽ”, ông Trump tuyên bố.
Kể từ khi Mỹ gỡ bỏ lệnh trừng phạt lên Iran, sản lượng dầu thô nước này tăng mạnh. Tính từ tháng 1/2016 đến nay, sản lượng tăng từ 800.000 thùng/ngày lên 3,8 triệu thùng/ngày, chiếm 4% tổng nguồn cung toàn cầu và trở thành quốc gia khai thác dầu lớn thứ sáu thế giới và lớn thứ 3 OPEC.
Cùng lúc đó, xuất khẩu dầu tăng hơn gấp đôi đạt kỷ lục 2,6 triệu thùng/ngày. Trong đó, EU là động một trong những lực chính thúc đẩy xuất khẩu dầu của Iran, chiếm gần 25% thị phần dầu xuất khẩu của quốc gia Trung Đông này. Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Hy Lạp là những “khách hàng” thuộc khối EU lớn nhất của Iran. Ngoài EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường châu Á lớn nhập khẩu dầu thô từ Iran.
Lệnh trừng phạt đe dọa tới lượng dầu xuất khẩu của Iran khi khác nước sẽ hạn chế mua dầu từ quốc gia Trung Đông này. Ông Wang Xiao, trưởng bộ phân nghiên cứu dầu mỏ thuộc Guotai Junan Securities nhận định “Mức giá dầu hiện nay phản ánh nỗi lo nhà đầu tư về tình trạng bất ổn ở Iran. Họ cho rằng nguồn cung Iran sẽ giảm trước lập trường cứng rắn của Mỹ”.
Tại Sàn giao dịch Hàng hóa New York, giá dầu WTI hôm thứ Tư (9/5) tăng 2 USD/thùng tương đương gần 3% lên 71 USD/thùng. Đầu phiên, giá dầu chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Tại Sàn giao dịch Hàng hóa Liên lục địa London, giá dầu Brent tăng 2,4 USD, tương đương 3,2% lên 77,2 USD/thùng.
Nhiều công ty lọc dầu châu Á cho biết họ đã chuyển sang nhập khẩu dầu thô từ các nước khác trước rủi ro Mỹ trừng phạt Iran.
Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc cho biết Iran hiện nay có thị phần tương đối thấp trong nguồn cung của họ. Các nhà máy này đang tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế từ Nga, Saudi Arabia, Tây Phi và Mỹ.Các chuyên gia phân tích dự báo nguồn cung của Iran sẽ giảm 300.000 thùng/ngày, phụ thuộc vào bao nhiêu quốc gia ngừng nhập khẩu dầu từ Iran theo lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trong khi đó, tổng thống Donald Trump liên tục hối thúc Anh, Pháp và Đức sửa chữa thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Hạn cuói cùng là ngày 12/5, nếu không ông sẽ tái áp đặt các lệnh trừng phạt với Tehran. Điều này đồng nghĩa họ phải lựa chọn giữa tiếp tục duy trì thỏa thuận hạt nhân hoặc làm ăn với Mỹ.
Chính phủ ba nước Pháp, Đức và Anh bày tỏ quan ngại trước quyết định của ông Trump. Trong một tuyên bố chung hôm Thứ Ba, lãnh đạo ba nước kêu gọi Iran tiếp tục thực hiện thỏa thuận và ông Trump nên tránh các động thái gây cản trở điều này.
Ông Ehsan Khoman- chuyên gia phân tích của Mitsubishi UFJ Financial Group nhận định một số nước châu Á có thể phản đối quyết định của Mỹ và duy trì lượng dầu nhập khẩu từ Iran trong đó có Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản cho biết nước này sẽ tiếp tục ủng hộ thỏa thuận hạt nhân, thỏa thuận giúp duy trì sự ổn định khu vực Trung Đông.
Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho hay Bộ sẽ thuyết phục Mỹ miễn trừ Hàn Quốc trong số các nước cấm nhập khẩu dầu từ Iran nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại mà lệnh cấm mang lại.
Một quan chức cấp cao của Trung Quốc cho biết lệnh trừng phạt Iran sẽ khiến các nhà máy lọc dầu trong nước chịu nhiều tổn thất do giá dầu thô tăng cao.
Đức Quỳnh
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Relate Threads