PTSC Quảng Ngãi bỏ gần 40 tỷ thi công hồ chứa nước thải thứ hai; trong khi PVOil và Petrolimex cam kết sẽ mua Ethanol khi Nhà máy hoạt động trở lại trong năm 2018.
Đã có nhà đầu tư bỏ vốn thi công hồ chứa nước thải thứ hai
Theo thông tin từ PVN, vừa qua, Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sinh học miền Trung (BSR – BF) đã có buổi làm việc về các nội dung liên quan đến việc chuẩn bị vận hành trở lại Nhà máy. Tham dự buổi làm việc với BSR - BF còn có ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Dầu khí (PTSC) Quảng Ngãi - doanh nghiệp đang trực tiếp bỏ vốn và thi công hồ chứa nước thải thứ 2 tại Nhà máy Sản xuất Ethanol.
Hồ chứa nước thải này là một trong những hạng mục phải làm ngay để bảo đảm cho Nhà máy khi vận hành lại sẽ chạy đủ từ 80-100% công suất thiết kế. Trước đây, việc xử lý nước thải đã có một hồ chứa nhưng như thế là chưa đủ vì mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% công suất của Nhà máy.
Việc Chính phủ quyết định từ ngày 1/1/2018 chỉ sản xuất xăng E5 Ron 92 và xăng khoáng Ron 95, đã mở ra cơ hội cho Nhà máy Sản xuất Ethanol Dung Quất tái khởi động. Và để bảo đảm cho Nhà máy vận hành liên tục thì công trình hồ chứa nước thải với dung tích 90.000 m3 mà PTSC Quảng Ngãi đang thi công là hết sức cần thiết.
Đối với câu hỏi có “mạo hiểm” không khi PTSC Quảng Ngãi bỏ ra gần 40 tỷ đồng để thi công công trình này trong bối cảnh Nhà máy Ethanol Dung Quất vẫn đang trong cơn “bĩ cực”? Ông Hùng cho biết : “Vẫn biết rằng chưa thể thu hồi ngay lại vốn, nhưng tôi tin, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tập đoàn, cùng với những tính toán chặt chẽ của BSR-BF, khi Nhà máy Ethanol đủ điều kiện đi vào vận hành ổn định lâu dài chắc chắn sẽ có lãi. Việc PTSC Quảng Ngãi bỏ vốn ra thi công công trình này, góp một phần giúp BSR-BF giảm bớt những khó khăn hiện nay”.
Trước đó, tại cuộc họp lần thứ 4 của Ban chỉ đạo Chính phủ về xử lý tồn tại vướng mắc 12 dự án ngành công thương ngày 06/09, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi (Ethanol Dung Quất) vẫn chưa khởi động lại được vì không có chi phí khắc phục, xử lý hệ thống nước thải để nhà máy chạy 100% công suất, giá xăng dầu vẫn ở mức thấp nên cổ đông sợ mất vốn do sản xuất kinh doanh thua lỗ.
Kỳ vọng ở giải pháp liên doanh, liên kết
Có thể nói, việc khó khăn nhất hiện nay của BSR-BF là vấn đề vốn bởi các cổ đông của Công ty (chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) không thể “rót” thêm bất kỳ một đồng vốn nào cho Nhà máy Sản xuất Ethanol.
Tuy nhiên, xác định không thể “khoanh tay” chờ phá sản, dưới sự lãnh đạo của PVN, Ban lãnh đạo BSR-BF cho biết đã tìm phương án tái khởi động lại nhà máy. Đã thấy ánh sáng “cuối đường hầm” bằng sự nỗ lực và cả quyết tâm “vận hành lại nhà máy vào đầu năm 2018”.
Trong buổi làm việc, ông Trịnh Đức Trí, Giám đốc BSR-BF cho biết thời gian vừa qua Ban lãnh đạo đã rất quyết tâm khởi động lại Nhà máy Ethanol. Các phương án đã được đưa ra bàn thảo kỹ lưỡng và cuối cùng là phương án liên doanh, liên kết với các đối tác để đưa nhà máy hoạt động trở lại được cho là khả thi nhất.
Nhiều đối tác đã đến làm việc với Công ty, tham quan nhà máy và điều mà các đối tác lo lắng nhất là việc xử lý nước thải để bảo đảm cho nhà máy hoạt động liên tục với 100% công suất thiết kế. Vấn đề lo lắng của các đối tác đang được giải quyết bằng sự hỗ trợ của PTSC Quảng Ngãi.
Hiện nay, Ban lãnh đạo Công ty đã tính toán kỹ lưỡng và chặt chẽ, nêu “đầu bài” với đầy đủ các dữ liệu về thuận lợi, cũng như khó khăn. Về phương án tổ chức thu mua nguyên liệu đầu vào, cũng như phương án tiêu thụ sản phẩm… gửi tới các đối tác. Và đến đầu tháng 10 tới đây các đối tác sau khi nghiên cứu xong đầu bài của BSR - BF, sẽ cùng ngồi lại với nhau để bàn và tiến tới liên doanh, liên kết trong tương lai.
Lãnh đạo BSR-BF cho biết, qua làm việc với Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), kế hoạch năm 2018 của hai đơn vị này là rất khả quan. Nếu nguyên liệu của BSR - BF bảo đảm chất lượng và giá cả phù hợp, PVOIL cam kết sẽ mua Ethanol với khối lượng là 45.000 khối. Tương tự, Petrolimex cũng cam kết mua 13.500 khối/tháng.
Đây là những tín hiệu tích cực, bảo đảm cho BSR - BF có cơ sở vững chắc để khởi động lại nhà máy. Và Ban lãnh đạo tin rằng, nếu liên doanh, liên kết thành công, chắc chắn Nhà máy Ethanol Dung Quất sẽ vượt qua cơn “bĩ cực” và sản xuất kinh doanh có lãi trong tương lai không xa.
Ngày 7/6/2017, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về việc thực hiện Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học và lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
Phó Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Bộ Công Thương về việc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 177/2007/QĐ-TTg ngày 20-11-2007 (Đề án 177) và lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống được ban hành tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ (lộ trình 53) theo mục tiêu đề ra, với bước đi phù hợp.
Theo đó, kể từ ngày 1/1/2018, chỉ cho phép sản xuất kinh doanh xăng E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95 nhằm góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh năng lượng, giảm dần sự lệ thuộc vào xăng khoáng, cải thiện môi trường, đồng thời thực hiện tốt các cam kết của Chính phủ Việt Nam với quốc tế về giảm khí thải nhà kính, góp phần tạo thu nhập bền vững cho khu vực nông nghiệp và thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Đã có nhà đầu tư bỏ vốn thi công hồ chứa nước thải thứ hai
Theo thông tin từ PVN, vừa qua, Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sinh học miền Trung (BSR – BF) đã có buổi làm việc về các nội dung liên quan đến việc chuẩn bị vận hành trở lại Nhà máy. Tham dự buổi làm việc với BSR - BF còn có ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Dầu khí (PTSC) Quảng Ngãi - doanh nghiệp đang trực tiếp bỏ vốn và thi công hồ chứa nước thải thứ 2 tại Nhà máy Sản xuất Ethanol.
Hồ chứa nước thải này là một trong những hạng mục phải làm ngay để bảo đảm cho Nhà máy khi vận hành lại sẽ chạy đủ từ 80-100% công suất thiết kế. Trước đây, việc xử lý nước thải đã có một hồ chứa nhưng như thế là chưa đủ vì mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% công suất của Nhà máy.
Việc Chính phủ quyết định từ ngày 1/1/2018 chỉ sản xuất xăng E5 Ron 92 và xăng khoáng Ron 95, đã mở ra cơ hội cho Nhà máy Sản xuất Ethanol Dung Quất tái khởi động. Và để bảo đảm cho Nhà máy vận hành liên tục thì công trình hồ chứa nước thải với dung tích 90.000 m3 mà PTSC Quảng Ngãi đang thi công là hết sức cần thiết.
Đối với câu hỏi có “mạo hiểm” không khi PTSC Quảng Ngãi bỏ ra gần 40 tỷ đồng để thi công công trình này trong bối cảnh Nhà máy Ethanol Dung Quất vẫn đang trong cơn “bĩ cực”? Ông Hùng cho biết : “Vẫn biết rằng chưa thể thu hồi ngay lại vốn, nhưng tôi tin, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tập đoàn, cùng với những tính toán chặt chẽ của BSR-BF, khi Nhà máy Ethanol đủ điều kiện đi vào vận hành ổn định lâu dài chắc chắn sẽ có lãi. Việc PTSC Quảng Ngãi bỏ vốn ra thi công công trình này, góp một phần giúp BSR-BF giảm bớt những khó khăn hiện nay”.
Trước đó, tại cuộc họp lần thứ 4 của Ban chỉ đạo Chính phủ về xử lý tồn tại vướng mắc 12 dự án ngành công thương ngày 06/09, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi (Ethanol Dung Quất) vẫn chưa khởi động lại được vì không có chi phí khắc phục, xử lý hệ thống nước thải để nhà máy chạy 100% công suất, giá xăng dầu vẫn ở mức thấp nên cổ đông sợ mất vốn do sản xuất kinh doanh thua lỗ.
Kỳ vọng ở giải pháp liên doanh, liên kết
Có thể nói, việc khó khăn nhất hiện nay của BSR-BF là vấn đề vốn bởi các cổ đông của Công ty (chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) không thể “rót” thêm bất kỳ một đồng vốn nào cho Nhà máy Sản xuất Ethanol.
Tuy nhiên, xác định không thể “khoanh tay” chờ phá sản, dưới sự lãnh đạo của PVN, Ban lãnh đạo BSR-BF cho biết đã tìm phương án tái khởi động lại nhà máy. Đã thấy ánh sáng “cuối đường hầm” bằng sự nỗ lực và cả quyết tâm “vận hành lại nhà máy vào đầu năm 2018”.
Trong buổi làm việc, ông Trịnh Đức Trí, Giám đốc BSR-BF cho biết thời gian vừa qua Ban lãnh đạo đã rất quyết tâm khởi động lại Nhà máy Ethanol. Các phương án đã được đưa ra bàn thảo kỹ lưỡng và cuối cùng là phương án liên doanh, liên kết với các đối tác để đưa nhà máy hoạt động trở lại được cho là khả thi nhất.
Hiện nay, Ban lãnh đạo Công ty đã tính toán kỹ lưỡng và chặt chẽ, nêu “đầu bài” với đầy đủ các dữ liệu về thuận lợi, cũng như khó khăn. Về phương án tổ chức thu mua nguyên liệu đầu vào, cũng như phương án tiêu thụ sản phẩm… gửi tới các đối tác. Và đến đầu tháng 10 tới đây các đối tác sau khi nghiên cứu xong đầu bài của BSR - BF, sẽ cùng ngồi lại với nhau để bàn và tiến tới liên doanh, liên kết trong tương lai.
Lãnh đạo BSR-BF cho biết, qua làm việc với Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), kế hoạch năm 2018 của hai đơn vị này là rất khả quan. Nếu nguyên liệu của BSR - BF bảo đảm chất lượng và giá cả phù hợp, PVOIL cam kết sẽ mua Ethanol với khối lượng là 45.000 khối. Tương tự, Petrolimex cũng cam kết mua 13.500 khối/tháng.
Đây là những tín hiệu tích cực, bảo đảm cho BSR - BF có cơ sở vững chắc để khởi động lại nhà máy. Và Ban lãnh đạo tin rằng, nếu liên doanh, liên kết thành công, chắc chắn Nhà máy Ethanol Dung Quất sẽ vượt qua cơn “bĩ cực” và sản xuất kinh doanh có lãi trong tương lai không xa.
Ngày 7/6/2017, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về việc thực hiện Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học và lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
Phó Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Bộ Công Thương về việc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 177/2007/QĐ-TTg ngày 20-11-2007 (Đề án 177) và lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống được ban hành tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ (lộ trình 53) theo mục tiêu đề ra, với bước đi phù hợp.
Theo đó, kể từ ngày 1/1/2018, chỉ cho phép sản xuất kinh doanh xăng E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95 nhằm góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh năng lượng, giảm dần sự lệ thuộc vào xăng khoáng, cải thiện môi trường, đồng thời thực hiện tốt các cam kết của Chính phủ Việt Nam với quốc tế về giảm khí thải nhà kính, góp phần tạo thu nhập bền vững cho khu vực nông nghiệp và thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
NDH.vn
Relate Threads