Ngành dầu mỏ của Venezuela đang chìm sâu trong khủng hoảng. Từng được xem là xương sống của quốc gia giàu có bậc nhất ở khu vực Mỹ Latinh, nay ngành dầu của Venezuela chỉ toàn những dự án bạc nhược, những cơ sở hạ tầng bị đóng cửa và sự tĩnh lặng đáng sợ.
Ngành dầu mỏ của Venezuela đang chìm sâu trong khủng hoảng. Từng được xem là xương sống của quốc gia giàu có bậc nhất ở khu vực Mỹ Latinh, nay ngành dầu của Venezuela chỉ toàn những dự án bạc nhược, những cơ sở hạ tầng bị đóng cửa và sự tĩnh lặng đáng sợ.
Người công nhân ngành dầu từng tận hưởng những lợi ích tốt nhất trong số các nhân viên khu vực công và tư của Venezuela, nay lại phải gánh chịu hậu quả từ tình trạng siêu lạm phát. Lương của họ giờ chỉ đáng giá vài USD.
Thành phố nhỏ ở phía Tây Bắc, Punta de Mata, từng được xem là trung tâm của ngành dầu mỏ Venezuela, nay lại là mô hình thu nhỏ phản ánh tình trạng khủng hoảng của cả nước.
“Khi chúng tôi bắt đầu làm việc vào năm 2005, ở đây có nhiều giếng đang hoạt động. Hiện nay, bạn sẽ khó mà thấy 5 hoặc 6 giếng dầu hoạt động, ít nhất là trong khu vực này”, ông Jose Luis Ramirez, một người điều hành giàn khoan ở một trong những giếng dầu của công ty dầu Trung Quốc CNPC, cho hay. CNPC đang liên doanh với công ty dầu Venezuela, Petróleos de Venezuela (PDVSA).
Nói với giọng điềm tĩnh, ông Ramirez mô tả chi tiết những khó khăn mà hàng ngày ông phải đối mặt và những việc ông phải làm để cố gắng sống tới cuối tháng.
“Chúng tôi buộc phải bán đi quần dài để sống qua ngày. Đôi ủng, đôi găng tay, mỗi lần chúng tôi nhận được nguyên bộ và rồi sau mỗi vài tháng, chúng tôi buộc phải bán nó đi để mua thức ăn”, ông Ramirez cho biết.
Phần lớn đồng nghiệp của ông, vì quá sợ dính vào rắc rối hoặc đánh mất công việc nếu họ nói ra, nên họ thường chọn không trả lời phỏng vấn với CNN.
“Có bánh arepa với một chút bơ thì vẫn còn đỡ hơn là có bánh arepa nhưng không có gì để phết lên”, ông Ramirez cho biết. Bánh apera là một loại bánh bắp rất phổ biến và là thực phẩm chính của Venezuela.
Nhiều đồng nghiệp của ông Ramirez thậm chí còn không mua nổi bánh arepa. Một công nhân ngành dầu nhớ lại cảnh huy hoàng lúc xưa: Lương của ông lúc đó đủ để nuôi 5 đứa con và còn có thể mua thêm vài thứ lặt vặt.
Một gia đình như gia đình của ông sẽ cần gần 30 triệu Bolivar mỗi tháng, dựa trên ước tính của các nhóm người tiêu dùng. Trong khi đó, lương công nhân ngành dầu chỉ gần 2.5 triệu Bolivar.
“Thỉnh thoảng, tôi hay khóc một mình vì tôi không thể đem lại cho con tôi những thứ mà chúng muốn”, người đàn ông nói thêm.
Chỉ có một vài pháp nhân được lựa chọn mới có thể đổi đồng Bolivar ở mức ưu tiên của Chính phủ. Phần lớn các giao dịch đổi tiền đều được thực hiện ở mức tỷ giá của chợ đen – vốn được xem là bất hợp pháp nhưng vẫn thường được sử dụng trên khắp đất nước.
Vào đầu tháng 11/2017, 1 đồng USD đổi được 50,000 Bolivar ở chợ đen. Ngày nay, 1 USD có thể đổi được khoảng 650,000 hoặc 800,000 đồng Bolivar.
Mặc dù Chính phủ Venezuela liên tục tăng lương, nhưng mức lương tối thiểu mỗi tháng vẫn không bắt kịp với đà tăng của lạm phát, do đó khiến giá thực phẩm tăng liên tục.
Giá trị thực của tiền lương ngày càng giảm.
Để bổ sung thu nhập, người công nhân ngành dầu này phải làm việc tay trái như tài xế taxi trên những con phố bán sa mạc ở Punta de Mata. Khi bắt đầu làm việc trong ngành dầu tại thời điểm 10 năm về trước, ông có một mức lương kha khá, nhưng dần dần thu nhập của ông ngày càng phụ thuộc vào công việc thứ hai. Là một tài xế taxi, ông có thể thiết lập mức giá theo lạm phát, trong khi mức lương cứng của ông ở công ty dầu vẫn giữ nguyên.
Công ty dầu Venezuela, PDVSA, từng được xem là nguồn thu ngoại tệ chính của Chính phủ. Khi giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng vài năm trước, thu nhập của PDVSA được tính bằng hàng tỷ USD, dựa trên các báo cáo của công ty.
Vậy mà giờ đây, PDVSA không thể cứu lấy chính mình và buộc phải nhập khẩu dầu WTI từ Mỹ.
Sản lượng dầu Venezuela giảm 25 tháng liên tiếp, số liệu từ OPEC cho thấy. Trong tháng 4/2018, quốc gia láng giềng Colombia đã vượt mặt Venezuela để trở thành nhà xuất khẩu dầu ròng tới Mỹ.
Tại thời điểm này, Venezuela sản xuất chỉ gần 50% lượng dầu so với thời điểm cuối thập niên 90, khi cố Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền.
“PDVSA đã đổ vỡ vì thiếu đầu tư, thiếu bảo trì trong mọi quy trình xử lý trong nhiều năm liền. Hiện nay, cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng hơn”, José Bodas, một nhà lãnh đạo công đoàn tại một nhà máy lọc dầu của PDVSA ở Puerto La Cruz, cho hay.
“Công suất tối đa là 187,000 thùng/ngày nhưng thực tế, họ chỉ lọc được 30,000 thùng/ngày, đó là nhà máy lọc dầu đầu tiên. Còn ở nhà máy thứ hai, họ nắm giữ 60,000 thùng/ngày nhưng chưa qua quá trình lọc dầu. Nhà máy lọc dầu này không bán các sản phẩm đã qua xử lý mà họ bán các thùng dầu thô”, ông Bodas cho hay, trích dẫn lại số liệu sản lượng dầu ở nhà máy lọc dầu mà ông làm việc để cho thấy một khía cạnh khác của cuộc khủng hoảng. Thậm chí, ông Bodas khuyến nghị rằng lượng dầu xuất khẩu từ nhà máy lọc dầu ở Puerto La Cruz lẽ ra phải được lọc lại ở một nhà máy lọc dầu khác trước khi đưa vào sử dụng.
Số liệu sản lượng tại các cơ sở của PDVSA không được công khai và công ty cũng không bình luận về vấn đề này.
Những con số trên thực sự đã đem lại một cái nhìn sơ bộ về thảm kịch của cuộc khủng hoảng ở Venezuela và cuộc khủng hoảng này có thể sánh ngang với một cuộc chiến tranh lạnh hoặc cuộc xâm lược của nước ngoài.
Sản lượng dầu của Venezuela dần dần sụt giảm. Đất nước này đã mất gần 1 triệu thùng/ngày trong 2 năm qua, theo số liệu từ OPEC và Standard & Poor's.
Thiếu đầu tư, khu vực nông thôn ở Punta de Mata bỗng chốc trở thành khu rừng bê tông, nơi phần lớn giếng dầu không còn hoạt động nữa.
Câu chuyện của Venezuela theo một mẫu hình khá quen thuộc. Thiết bị khai thác dầu bị hư hỏng nhưng lại không được thay thế, do đó các giếng dầu rơi vào tình trạng bị bỏ không. Một khi một giếng dầu cạn kiệt thì họ cũng không khoan các giếng dầu mới. Nếu xảy ra tai nạn gì đó khiến giếng dầu ngừng hoạt động và đóng cửa, thì giếng đó sẽ không mở trở lại nữa.
Tuy nhiên, còn có một điều gì đó còn tồi tệ hơn cả việc các giếng dầu không còn hoạt động. Những người lao động trong ngành kể rằng một số nhóm tội phạm đã nhắm tới các giếng dầu vào lúc giữa đêm, trộm mọi thứ từ điện thoại di động của những người lao động cho tới máy xúc và xe kéo.
Một giếng dầu do công ty Trung Quốc CNPC vận hành đã bị tấn công trong tuần thứ 2 của tháng 1/2018. Ba công nhân dầu đã lên tiếng xác nhận rằng nhiều tội phạm đeo mặt nạ đã thâm nhập và đánh gục 8 người lao động và một người lính tuần tra thuộc đội Bảo vệ Quốc gia, sau đó trộm những bộ máy vi tính, màn hình tivi và máy văn phòng. Một trong những người này đã chứng kiến vụ tấn công, còn 2 người kia nghe lại từ những người đồng nghiệp khác.
Đối với nhiều công nhân, loại tội phạm này quá phổ biến.
“Những kẻ tội phạm được trang bị vũ khí, thậm chí tôi nghĩ họ còn được trang bị tốt hơn cả những người lính Chính phủ”, công nhân dầu này cho hay.
“Mọi thứ họ tìm thấy, họ đều lấy đi. Và không ai đám chống trả cả vì mỗi lần chúng đến, không phải chỉ với hai hoặc ba người, có khi 15 người và còn hơn nữa”, ông nói thêm.
Bản thân bị mắc kẹt giữa một mức lương chẳng bao nhiêu và nỗi sợ bị hãm hại, nhiều công nhân dần đã tự vấn bản thân tại sao họ vẫn níu giữ không buông.
“Điều duy nhất tôi cảm thấy thích khi trở thành một công nhân dầu là bảo hiểm sức khỏe. Ngoài điều đó ra, thì chẳng có gì cả”, người này chia sẻ.
Ngành dầu mỏ của Venezuela đang chìm sâu trong khủng hoảng. Từng được xem là xương sống của quốc gia giàu có bậc nhất ở khu vực Mỹ Latinh, nay ngành dầu của Venezuela chỉ toàn những dự án bạc nhược, những cơ sở hạ tầng bị đóng cửa và sự tĩnh lặng đáng sợ.
Người công nhân ngành dầu từng tận hưởng những lợi ích tốt nhất trong số các nhân viên khu vực công và tư của Venezuela, nay lại phải gánh chịu hậu quả từ tình trạng siêu lạm phát. Lương của họ giờ chỉ đáng giá vài USD.
Thành phố nhỏ ở phía Tây Bắc, Punta de Mata, từng được xem là trung tâm của ngành dầu mỏ Venezuela, nay lại là mô hình thu nhỏ phản ánh tình trạng khủng hoảng của cả nước.
“Khi chúng tôi bắt đầu làm việc vào năm 2005, ở đây có nhiều giếng đang hoạt động. Hiện nay, bạn sẽ khó mà thấy 5 hoặc 6 giếng dầu hoạt động, ít nhất là trong khu vực này”, ông Jose Luis Ramirez, một người điều hành giàn khoan ở một trong những giếng dầu của công ty dầu Trung Quốc CNPC, cho hay. CNPC đang liên doanh với công ty dầu Venezuela, Petróleos de Venezuela (PDVSA).
Nói với giọng điềm tĩnh, ông Ramirez mô tả chi tiết những khó khăn mà hàng ngày ông phải đối mặt và những việc ông phải làm để cố gắng sống tới cuối tháng.
“Chúng tôi buộc phải bán đi quần dài để sống qua ngày. Đôi ủng, đôi găng tay, mỗi lần chúng tôi nhận được nguyên bộ và rồi sau mỗi vài tháng, chúng tôi buộc phải bán nó đi để mua thức ăn”, ông Ramirez cho biết.
“Có bánh arepa với một chút bơ thì vẫn còn đỡ hơn là có bánh arepa nhưng không có gì để phết lên”, ông Ramirez cho biết. Bánh apera là một loại bánh bắp rất phổ biến và là thực phẩm chính của Venezuela.
Nhiều đồng nghiệp của ông Ramirez thậm chí còn không mua nổi bánh arepa. Một công nhân ngành dầu nhớ lại cảnh huy hoàng lúc xưa: Lương của ông lúc đó đủ để nuôi 5 đứa con và còn có thể mua thêm vài thứ lặt vặt.
Một gia đình như gia đình của ông sẽ cần gần 30 triệu Bolivar mỗi tháng, dựa trên ước tính của các nhóm người tiêu dùng. Trong khi đó, lương công nhân ngành dầu chỉ gần 2.5 triệu Bolivar.
“Thỉnh thoảng, tôi hay khóc một mình vì tôi không thể đem lại cho con tôi những thứ mà chúng muốn”, người đàn ông nói thêm.
Chỉ có một vài pháp nhân được lựa chọn mới có thể đổi đồng Bolivar ở mức ưu tiên của Chính phủ. Phần lớn các giao dịch đổi tiền đều được thực hiện ở mức tỷ giá của chợ đen – vốn được xem là bất hợp pháp nhưng vẫn thường được sử dụng trên khắp đất nước.
Vào đầu tháng 11/2017, 1 đồng USD đổi được 50,000 Bolivar ở chợ đen. Ngày nay, 1 USD có thể đổi được khoảng 650,000 hoặc 800,000 đồng Bolivar.
Mặc dù Chính phủ Venezuela liên tục tăng lương, nhưng mức lương tối thiểu mỗi tháng vẫn không bắt kịp với đà tăng của lạm phát, do đó khiến giá thực phẩm tăng liên tục.
Giá trị thực của tiền lương ngày càng giảm.
Để bổ sung thu nhập, người công nhân ngành dầu này phải làm việc tay trái như tài xế taxi trên những con phố bán sa mạc ở Punta de Mata. Khi bắt đầu làm việc trong ngành dầu tại thời điểm 10 năm về trước, ông có một mức lương kha khá, nhưng dần dần thu nhập của ông ngày càng phụ thuộc vào công việc thứ hai. Là một tài xế taxi, ông có thể thiết lập mức giá theo lạm phát, trong khi mức lương cứng của ông ở công ty dầu vẫn giữ nguyên.
Công ty dầu Venezuela, PDVSA, từng được xem là nguồn thu ngoại tệ chính của Chính phủ. Khi giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng vài năm trước, thu nhập của PDVSA được tính bằng hàng tỷ USD, dựa trên các báo cáo của công ty.
Vậy mà giờ đây, PDVSA không thể cứu lấy chính mình và buộc phải nhập khẩu dầu WTI từ Mỹ.
Sản lượng dầu Venezuela giảm 25 tháng liên tiếp, số liệu từ OPEC cho thấy. Trong tháng 4/2018, quốc gia láng giềng Colombia đã vượt mặt Venezuela để trở thành nhà xuất khẩu dầu ròng tới Mỹ.
Tại thời điểm này, Venezuela sản xuất chỉ gần 50% lượng dầu so với thời điểm cuối thập niên 90, khi cố Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền.
“PDVSA đã đổ vỡ vì thiếu đầu tư, thiếu bảo trì trong mọi quy trình xử lý trong nhiều năm liền. Hiện nay, cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng hơn”, José Bodas, một nhà lãnh đạo công đoàn tại một nhà máy lọc dầu của PDVSA ở Puerto La Cruz, cho hay.
“Công suất tối đa là 187,000 thùng/ngày nhưng thực tế, họ chỉ lọc được 30,000 thùng/ngày, đó là nhà máy lọc dầu đầu tiên. Còn ở nhà máy thứ hai, họ nắm giữ 60,000 thùng/ngày nhưng chưa qua quá trình lọc dầu. Nhà máy lọc dầu này không bán các sản phẩm đã qua xử lý mà họ bán các thùng dầu thô”, ông Bodas cho hay, trích dẫn lại số liệu sản lượng dầu ở nhà máy lọc dầu mà ông làm việc để cho thấy một khía cạnh khác của cuộc khủng hoảng. Thậm chí, ông Bodas khuyến nghị rằng lượng dầu xuất khẩu từ nhà máy lọc dầu ở Puerto La Cruz lẽ ra phải được lọc lại ở một nhà máy lọc dầu khác trước khi đưa vào sử dụng.
Số liệu sản lượng tại các cơ sở của PDVSA không được công khai và công ty cũng không bình luận về vấn đề này.
Những con số trên thực sự đã đem lại một cái nhìn sơ bộ về thảm kịch của cuộc khủng hoảng ở Venezuela và cuộc khủng hoảng này có thể sánh ngang với một cuộc chiến tranh lạnh hoặc cuộc xâm lược của nước ngoài.
Sản lượng dầu của Venezuela dần dần sụt giảm. Đất nước này đã mất gần 1 triệu thùng/ngày trong 2 năm qua, theo số liệu từ OPEC và Standard & Poor's.
Thiếu đầu tư, khu vực nông thôn ở Punta de Mata bỗng chốc trở thành khu rừng bê tông, nơi phần lớn giếng dầu không còn hoạt động nữa.
Tuy nhiên, còn có một điều gì đó còn tồi tệ hơn cả việc các giếng dầu không còn hoạt động. Những người lao động trong ngành kể rằng một số nhóm tội phạm đã nhắm tới các giếng dầu vào lúc giữa đêm, trộm mọi thứ từ điện thoại di động của những người lao động cho tới máy xúc và xe kéo.
Một giếng dầu do công ty Trung Quốc CNPC vận hành đã bị tấn công trong tuần thứ 2 của tháng 1/2018. Ba công nhân dầu đã lên tiếng xác nhận rằng nhiều tội phạm đeo mặt nạ đã thâm nhập và đánh gục 8 người lao động và một người lính tuần tra thuộc đội Bảo vệ Quốc gia, sau đó trộm những bộ máy vi tính, màn hình tivi và máy văn phòng. Một trong những người này đã chứng kiến vụ tấn công, còn 2 người kia nghe lại từ những người đồng nghiệp khác.
Đối với nhiều công nhân, loại tội phạm này quá phổ biến.
“Những kẻ tội phạm được trang bị vũ khí, thậm chí tôi nghĩ họ còn được trang bị tốt hơn cả những người lính Chính phủ”, công nhân dầu này cho hay.
“Mọi thứ họ tìm thấy, họ đều lấy đi. Và không ai đám chống trả cả vì mỗi lần chúng đến, không phải chỉ với hai hoặc ba người, có khi 15 người và còn hơn nữa”, ông nói thêm.
Bản thân bị mắc kẹt giữa một mức lương chẳng bao nhiêu và nỗi sợ bị hãm hại, nhiều công nhân dần đã tự vấn bản thân tại sao họ vẫn níu giữ không buông.
“Điều duy nhất tôi cảm thấy thích khi trở thành một công nhân dầu là bảo hiểm sức khỏe. Ngoài điều đó ra, thì chẳng có gì cả”, người này chia sẻ.
Relate Threads