Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có nguy cơ đẩy ngành công nghiệp dầu khí vốn đang bùng nổ của Mỹ rơi vào tình trạng khó khăn.
Trạm bơm tại mỏ dầu Kern River ở Bakersfield, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có nguy cơ đẩy ngành công nghiệp dầu khí vốn đang bùng nổ của Mỹ rơi vào tình trạng khó khăn do Bắc Kinh có thể thay đổi quyết định chuyển sang mua dầu của Iran, khiến lệnh trừng phạt của Mỹ đối với quốc gia Trung Đông này gặp trở ngại.
Theo nhận định của các chuyên gia, xuất khẩu dầu của Mỹ đã tăng hơn 4 lần kể từ cuối năm 2015, hiện ở mức trên 2 triệu thùng/ngày. Sức tăng trưởng thần tốc của ngành năng lượng này đã nâng sản lượng dầu của Mỹ lên mức cao kỷ lục và dẫn tới việc xây dựng những cơ sở xuất khẩu khổng lồ. Trung Quốc hiện đang là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai của Mỹ, sau Canada. Tuy nhiên, mặt hàng xuất khẩu tiềm năng này đang có nguy cơ gặp trở ngại do Bắc Kinh đe dọa áp thuế đối với dầu thô của Mỹ để trả đũa các biện pháp thuế quan mà Tổng thống Donald Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc. Nếu Trung Quốc áp thuế, xuất khẩu dầu của Mỹ sẽ chững lại, giá dầu nội địa của Mỹ sẽ bị tổn thương và hoạt động của ngành công nghiệp năng lượng sẽ bị chậm lại.
Giám đốc điều hành của công ty dịch vụ dầu khí Canary LLC với 400 nhân công, ông Dan Eberhart (Đan Ê-bơ-hát) khẳng định: "Tổng thống Trump có lý khi đưa ra quyết định chống lại những hành vi lạm dụng giao thương của Trung Quốc, tuy nhiên thuế quan là một trò chơi nguy hiểm có thể dễ dàng vượt ra khỏi tầm kiểm soát”. Theo ông Eberhart, các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc sẽ tác động xấu đến công ty của ông và những công ty dầu khí khác vốn dựa vào các hoạt động khoan dầu để tăng trưởng. Ông nhận định cuộc chiến thương mại "ăn miếng trả miếng" ngày càng leo thang giữa Bắc Kinh và Washington sẽ tác động đến ngành năng lượng.
Do Trung Quốc chỉ nhập có 130 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong năm 2017, nếu chiến tranh thương mại giữa hai nước leo thang toàn diện, Bắc Kinh sẽ không còn mặt hàng nào của Mỹ để có thể đánh thuế. Ông Abudi Zein (A-bu-đi Dê-in), CEO của công ty nghiên cứu ClipperData, cho rằng khi đó Trung Quốc sẽ đánh thuế tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có dầu thô.
Giới phân tích nhận định Trung Quốc có thể trả đũa vào dầu khí Mỹ và tìm mua dầu từ nước khác, trong đó có Iran, hiện đang tìm kiếm khách hàng mua dầu do lệnh trừng phạt hà khắc của Washington. Đây sẽ là một kết cục đáng lo ngại cho các công ty dầu khí Mỹ vốn dựa vào xuất khẩu. Chẳng hạn như công ty dầu khổng lồ Pioneer Natural Resources đã tăng sản lượng dầu thô xuất khẩu lên khoảng 90.000 thùng/ngày trong quý một năm nay và đặt mục tiêu nâng con số này lên 150.000 thùng/ngày vào cuối năm.
Bên cạnh đó, nếu Trung Quốc mua dầu của Iran, ngoài việc làm suy giảm áp lực của lệnh trừng phạt kinh tế mà Washington đe dọa tái áp đặt đối với Tehran sau khi Tổng thống Trump quyết định rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử, cũng sẽ giúp đưa Tehran lại gần với Bắc Kinh hơn.
Trong bối cảnh hai nhà cung cấp truyền thống của Trung Quốc là Libya và Venezuela đang gặp khó khăn, nhu cầu sụt giảm do lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ khiến dầu của Iran trở nên rẻ hơn đối với Trung Quốc. Theo báo cáo hàng tháng mới nhất của Cơ quan Năng lượng quốc tế, Trung Quốc nhập thêm khoảng 500.000 thùng dầu/ngày trong năm 2018 và sẽ nhập thêm 400.000 thùng/ngày trong năm tới./.
Trạm bơm tại mỏ dầu Kern River ở Bakersfield, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có nguy cơ đẩy ngành công nghiệp dầu khí vốn đang bùng nổ của Mỹ rơi vào tình trạng khó khăn do Bắc Kinh có thể thay đổi quyết định chuyển sang mua dầu của Iran, khiến lệnh trừng phạt của Mỹ đối với quốc gia Trung Đông này gặp trở ngại.
Theo nhận định của các chuyên gia, xuất khẩu dầu của Mỹ đã tăng hơn 4 lần kể từ cuối năm 2015, hiện ở mức trên 2 triệu thùng/ngày. Sức tăng trưởng thần tốc của ngành năng lượng này đã nâng sản lượng dầu của Mỹ lên mức cao kỷ lục và dẫn tới việc xây dựng những cơ sở xuất khẩu khổng lồ. Trung Quốc hiện đang là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai của Mỹ, sau Canada. Tuy nhiên, mặt hàng xuất khẩu tiềm năng này đang có nguy cơ gặp trở ngại do Bắc Kinh đe dọa áp thuế đối với dầu thô của Mỹ để trả đũa các biện pháp thuế quan mà Tổng thống Donald Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc. Nếu Trung Quốc áp thuế, xuất khẩu dầu của Mỹ sẽ chững lại, giá dầu nội địa của Mỹ sẽ bị tổn thương và hoạt động của ngành công nghiệp năng lượng sẽ bị chậm lại.
Giám đốc điều hành của công ty dịch vụ dầu khí Canary LLC với 400 nhân công, ông Dan Eberhart (Đan Ê-bơ-hát) khẳng định: "Tổng thống Trump có lý khi đưa ra quyết định chống lại những hành vi lạm dụng giao thương của Trung Quốc, tuy nhiên thuế quan là một trò chơi nguy hiểm có thể dễ dàng vượt ra khỏi tầm kiểm soát”. Theo ông Eberhart, các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc sẽ tác động xấu đến công ty của ông và những công ty dầu khí khác vốn dựa vào các hoạt động khoan dầu để tăng trưởng. Ông nhận định cuộc chiến thương mại "ăn miếng trả miếng" ngày càng leo thang giữa Bắc Kinh và Washington sẽ tác động đến ngành năng lượng.
Do Trung Quốc chỉ nhập có 130 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong năm 2017, nếu chiến tranh thương mại giữa hai nước leo thang toàn diện, Bắc Kinh sẽ không còn mặt hàng nào của Mỹ để có thể đánh thuế. Ông Abudi Zein (A-bu-đi Dê-in), CEO của công ty nghiên cứu ClipperData, cho rằng khi đó Trung Quốc sẽ đánh thuế tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có dầu thô.
Giới phân tích nhận định Trung Quốc có thể trả đũa vào dầu khí Mỹ và tìm mua dầu từ nước khác, trong đó có Iran, hiện đang tìm kiếm khách hàng mua dầu do lệnh trừng phạt hà khắc của Washington. Đây sẽ là một kết cục đáng lo ngại cho các công ty dầu khí Mỹ vốn dựa vào xuất khẩu. Chẳng hạn như công ty dầu khổng lồ Pioneer Natural Resources đã tăng sản lượng dầu thô xuất khẩu lên khoảng 90.000 thùng/ngày trong quý một năm nay và đặt mục tiêu nâng con số này lên 150.000 thùng/ngày vào cuối năm.
Bên cạnh đó, nếu Trung Quốc mua dầu của Iran, ngoài việc làm suy giảm áp lực của lệnh trừng phạt kinh tế mà Washington đe dọa tái áp đặt đối với Tehran sau khi Tổng thống Trump quyết định rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử, cũng sẽ giúp đưa Tehran lại gần với Bắc Kinh hơn.
Trong bối cảnh hai nhà cung cấp truyền thống của Trung Quốc là Libya và Venezuela đang gặp khó khăn, nhu cầu sụt giảm do lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ khiến dầu của Iran trở nên rẻ hơn đối với Trung Quốc. Theo báo cáo hàng tháng mới nhất của Cơ quan Năng lượng quốc tế, Trung Quốc nhập thêm khoảng 500.000 thùng dầu/ngày trong năm 2018 và sẽ nhập thêm 400.000 thùng/ngày trong năm tới./.
TTXVN
Relate Threads