Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7/6 đã cam kết sẽ tìm các thị trường tiêu thụ khí đốt mới, nếu Liên minh châu Âu (EU) từ chối mua khí đốt của Nga.
Bình luận về khả năng công ty Ba Lan PGNiG không gia hạn hợp đồng mua khí đốt Nga sau năm 2022, nhà lãnh đạo Nga nói: "Về mặt chính thức, Ba Lan chưa từ bỏ khí đốt Nga. Tuy nhiên, trong trường hợp (Ba Lan) không gia hạn hợp đồng thì Gazprom (tập đoàn độc quyền khí đốt quốc gia Nga) sẽ tìm các thị trường khác...
Đó có thể là các công ty của Ba Lan, Đức, Áo, Italy hay Pháp". Theo ông Putin, trong trường hợp nào cũng sẽ tìm ra người mua.
Tổng thống Nga thậm chí không loại trừ khả năng Israel sẽ mua khí đốt từ Nga để bán cho Ba Lan. Ông nói vui: "Ai đó vẫn sẽ mua. Nếu không cũng chẳng sao. Israel sẽ mua và bán chính khí đốt đó cho Ba Lan".
Trước đó, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh về đầu tư tại Đông Âu do hãng tin Reuters tổ chức ngày 30/5, Thứ trưởng Kinh tế Ba Lan Piotr Naimsky cho biết trong tương lai nước này không có ý định ký hợp đồng dài hạn mua khí đốt của Nga.
Ông Naimsky, chuyên trách vấn đề cơ sở hạ tầng khí đốt và năng lượng, cho hay nếu giá khí đốt Nga đủ sức cạnh tranh, Ba Lan không loại trừ khả năng mua, song chắc chắn không trong khuôn khổ hợp đồng dài hạn.
Công ty khí đốt quốc doanh Ba Lan PGNiG hiện đang mua tới 10,2 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm, chiếm phần lớn trong nhu cầu 15 tỷ m3 khí đốt hàng năm của nước này. Hợp đồng hiện nay giữa PGNiG với Gazprom được ký năm 1996 và sẽ mãn hạn vào năm 2022.
Trong một diễn biến có liên quan, Cơ quan hải quan liên bang Nga ( FCS) ngày 8/6 cho hay doanh thu từ khí đốt của “xứ sở Bạch dương” trong bốn tháng đầu năm 2016 đã giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 10,78 tỷ USD. Mặc dù vậy, Moskva vẫn ghi nhận khối lượng khí đốt xuất khẩu tăng 11,4% (so với cùng kỳ năm ngoái), đạt 66,2 tỷ mét khối. Trong năm 2015, Nga xuất khẩu tổng cộng 185,5 tỷ mét khối khí đốt.
Nguồn thu ngân sách Nga lâu nay phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Trong bối cảnh giá dầu thế giới liên tục lập đáy mới và những rắc rối xung quanh mối quan hệ của Nga với Phương Tây, Moskva đang nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn thu từ năng lượng.
Bình luận về khả năng công ty Ba Lan PGNiG không gia hạn hợp đồng mua khí đốt Nga sau năm 2022, nhà lãnh đạo Nga nói: "Về mặt chính thức, Ba Lan chưa từ bỏ khí đốt Nga. Tuy nhiên, trong trường hợp (Ba Lan) không gia hạn hợp đồng thì Gazprom (tập đoàn độc quyền khí đốt quốc gia Nga) sẽ tìm các thị trường khác...
Đó có thể là các công ty của Ba Lan, Đức, Áo, Italy hay Pháp". Theo ông Putin, trong trường hợp nào cũng sẽ tìm ra người mua.
Tổng thống Nga thậm chí không loại trừ khả năng Israel sẽ mua khí đốt từ Nga để bán cho Ba Lan. Ông nói vui: "Ai đó vẫn sẽ mua. Nếu không cũng chẳng sao. Israel sẽ mua và bán chính khí đốt đó cho Ba Lan".
Trước đó, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh về đầu tư tại Đông Âu do hãng tin Reuters tổ chức ngày 30/5, Thứ trưởng Kinh tế Ba Lan Piotr Naimsky cho biết trong tương lai nước này không có ý định ký hợp đồng dài hạn mua khí đốt của Nga.
Công ty khí đốt quốc doanh Ba Lan PGNiG hiện đang mua tới 10,2 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm, chiếm phần lớn trong nhu cầu 15 tỷ m3 khí đốt hàng năm của nước này. Hợp đồng hiện nay giữa PGNiG với Gazprom được ký năm 1996 và sẽ mãn hạn vào năm 2022.
Trong một diễn biến có liên quan, Cơ quan hải quan liên bang Nga ( FCS) ngày 8/6 cho hay doanh thu từ khí đốt của “xứ sở Bạch dương” trong bốn tháng đầu năm 2016 đã giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 10,78 tỷ USD. Mặc dù vậy, Moskva vẫn ghi nhận khối lượng khí đốt xuất khẩu tăng 11,4% (so với cùng kỳ năm ngoái), đạt 66,2 tỷ mét khối. Trong năm 2015, Nga xuất khẩu tổng cộng 185,5 tỷ mét khối khí đốt.
Nguồn thu ngân sách Nga lâu nay phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Trong bối cảnh giá dầu thế giới liên tục lập đáy mới và những rắc rối xung quanh mối quan hệ của Nga với Phương Tây, Moskva đang nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn thu từ năng lượng.
Phương Nga - Duy Trinh/Bnews.vn
Relate Threads