Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đang lên kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khí đốt đi qua Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Theo các quan chức của tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom và Hàn Quốc, tình hình hiện tại trên bán đảo Triều Tiên, trong đó cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều cam kết theo đuổi nền hòa bình đã đặt nền tảng để Moscow xây dựng một đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới Hàn Quốc đi qua lãnh thổ Triều Tiên.
“Hiện nay tình hình chính trị đã khác và phía Hàn Quốc đã yêu cầu Gazprom nối lại dự án này. Hàng loạt cuộc đàm phán đã được tiến hành về vấn đề này và vẫn đang được tiếp tục”, Phó Giám đốc điều hành tập đoàn Gazprom Vitaly Merkelov nói với các phóng viên hôm 15/6 trong cuộc họp tại Hàn Quốc.
Trước đó, các cuộc đàm phán giữa Gazprom và các đối tác Hàn Quốc về dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt đi qua lãnh thổ Triều Tiên đã phải tạm dừng do quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng trở nên căng thẳng. Sau thành công của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore hồi đầu tuần, tập đoàn năng lượng Nga và Hàn Quốc quyết định nối lại dự án quy mô lớn này.
Tổng thống Putin đón Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Kim Yong-nam tại Nga (Ảnh: AFP)
Giới chức Nga đã hoan nghênh những nỗ lực của Tổng thống Trump trong việc bình thường hóa quan hệ với Triều Tiên, đồng thời bày tỏ hy vọng Moscow có thể được tham gia vào tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cam kết rằng Moscow sẽ hỗ trợ cho các nỗ lực hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và có thể giúp Bình Nhưỡng tái thiết nền kinh tế sau nhiều năm bị cấm vận.
Nới lỏng trừng phạt
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 15/6 đã kêu gọi nới lỏng các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Bà Zakharova nói rằng Moscow sẵn sàng hợp tác trong mọi vấn đề liên quan tới tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
“Chúng tôi chắc chắn rằng việc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên có thể và chắc chắn sẽ trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất trong tiến trình bình thường hóa tình hình khu vực”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
“Liên quan tới các lệnh trừng phạt đơn phương nhằm vào Triều Tiên do nhiều quốc gia áp đặt theo Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và thậm chí là các lệnh trừng phạt riêng của họ, lập trường của chúng tôi vẫn rõ ràng. Chúng tôi coi đó là các hành động tiêu cực. Chúng tôi ủng hộ việc dỡ bỏ trong thời gian nhanh nhất tất cả các lệnh trừng phạt đơn phương này”, bà Zakharova cho biết thêm.
Việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Triều Tiên có thể mang lại lợi ích cho nền kinh tế Nga. Nga là một trong số những nước có số lượng lao động Triều Tiên làm việc đông nhất, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, Nga buộc phải trục xuất các lao động Triều Tiên về nước sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng vào tháng 12 năm ngoái.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, tiến trình phi hạt nhân hóa, bao gồm việc giải giáp kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, nên do một tổ chức quốc tế với sự tham gia của các chuyên gia tiến hành. Bà Zakharova khẳng định Nga đủ khả năng tham gia vào tiến trình này.
“Có các tổ chức quốc tế phù hợp với nhiệm vụ này và Nga, một nước có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, sẵn sàng tham gia nếu sự tham gia của chúng tôi được xem là cần thiết”, bà Zakharova cho biết.
Theo các quan chức của tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom và Hàn Quốc, tình hình hiện tại trên bán đảo Triều Tiên, trong đó cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều cam kết theo đuổi nền hòa bình đã đặt nền tảng để Moscow xây dựng một đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới Hàn Quốc đi qua lãnh thổ Triều Tiên.
“Hiện nay tình hình chính trị đã khác và phía Hàn Quốc đã yêu cầu Gazprom nối lại dự án này. Hàng loạt cuộc đàm phán đã được tiến hành về vấn đề này và vẫn đang được tiếp tục”, Phó Giám đốc điều hành tập đoàn Gazprom Vitaly Merkelov nói với các phóng viên hôm 15/6 trong cuộc họp tại Hàn Quốc.
Trước đó, các cuộc đàm phán giữa Gazprom và các đối tác Hàn Quốc về dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt đi qua lãnh thổ Triều Tiên đã phải tạm dừng do quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng trở nên căng thẳng. Sau thành công của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore hồi đầu tuần, tập đoàn năng lượng Nga và Hàn Quốc quyết định nối lại dự án quy mô lớn này.
Tổng thống Putin đón Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Kim Yong-nam tại Nga (Ảnh: AFP)
Nới lỏng trừng phạt
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 15/6 đã kêu gọi nới lỏng các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Bà Zakharova nói rằng Moscow sẵn sàng hợp tác trong mọi vấn đề liên quan tới tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
“Chúng tôi chắc chắn rằng việc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên có thể và chắc chắn sẽ trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất trong tiến trình bình thường hóa tình hình khu vực”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
“Liên quan tới các lệnh trừng phạt đơn phương nhằm vào Triều Tiên do nhiều quốc gia áp đặt theo Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và thậm chí là các lệnh trừng phạt riêng của họ, lập trường của chúng tôi vẫn rõ ràng. Chúng tôi coi đó là các hành động tiêu cực. Chúng tôi ủng hộ việc dỡ bỏ trong thời gian nhanh nhất tất cả các lệnh trừng phạt đơn phương này”, bà Zakharova cho biết thêm.
Việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Triều Tiên có thể mang lại lợi ích cho nền kinh tế Nga. Nga là một trong số những nước có số lượng lao động Triều Tiên làm việc đông nhất, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, Nga buộc phải trục xuất các lao động Triều Tiên về nước sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng vào tháng 12 năm ngoái.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, tiến trình phi hạt nhân hóa, bao gồm việc giải giáp kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, nên do một tổ chức quốc tế với sự tham gia của các chuyên gia tiến hành. Bà Zakharova khẳng định Nga đủ khả năng tham gia vào tiến trình này.
“Có các tổ chức quốc tế phù hợp với nhiệm vụ này và Nga, một nước có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, sẵn sàng tham gia nếu sự tham gia của chúng tôi được xem là cần thiết”, bà Zakharova cho biết.
Relate Threads