Giới phân tích cho rằng dường như đợt phục hồi không bền vững vừa qua xuất phát từ nguyên nhân đơn giản là những can thiệp bằng lời nói của Nga và những nhà sản xuất dầu mỏ lớn trên thị trường.
Tuần trước, giá dầu thế giới đã phục hồi mạnh nhờ niềm hi vọng các nước xuất khẩu lớn sẽ đồng thuận cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, giá dầu đã sớm quay đầu giảm điểm. Thậm chí giới phân tích cho rằng dường như đợt tăng vừa qua xuất phát từ nguyên nhân đơn giản là những can thiệp bằng lời nói của Nga và những nhà sản xuất dầu mỏ lớn trên thị trường.
Nhớ lại tuần trước. giá dầu thô biển Bắc đã tăng tổng cộng 8%. Một trong những phiên tăng giá mạnh nhất là ngày 28/1, với mức tăng hơn 7% ngay sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Nga Alexander Novak nói rằng Saudi Arabia đã đề xuất giảm 5% sản lượng. Theo một số nguồn tin động thái này còn được hưởng ứng bởi một số quốc gia khác ở cả trong và ngoài OPEC và vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận tại một cuộc họp khẩn cấp sẽ diễn ra trong tháng 2.
Theo Mike van Dulken, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Accendo Markets, những bình luận này đã giúp giá dầu tăng thêm tới 3 – 4 USD/thùng.
Trong khi đó phía Saudi Arabia lại khẳng định OPEC sẽ không có cuộc họp khẩn cấp nào trong tháng này. Vừa được dỡ bỏ cấm vận và hăm hở bước vào thị trường quốc tế, Iran đang được cho là sẽ khiến tình hình dư cung trở nên trầm trọng hơn.
Trả lời phỏng vấn của Financial Times, người phát ngôn của Rosneft (tập đoàn dầu mỏ lớn nhất nước Nga) cho biết không hề có diễn biến mới nào hướng tới động thái cắt giảm sản lượng. Ông này còn miêu tả đà tăng vọt của giá dầu trong tuần trước là “dại khờ”.
Đầu tuần này giá dầu đã lại rơi xuống dưới 30 USD/thùng. Vậy thì điều gì đã xảy ra? Liệu có phải Saudi Arabia đã bất ngờ rút lui khỏi thỏa thuận với Nga hay Nga đã cố gắng tạo nên đà phục hồi để giảm bớt áp lực cho nền kinh tế nước này?
Phil Flynn, chuyên gia phân tích năng lượng cao cấp tại Price Futures Group, cho biết ông sẽ không ngạc nhiên nếu như những bình luận của Nga là một lần thử nghiệm để nhìn xem thị trường sẽ phản ứng như thế nào nếu sản lượng được cắt giảm 5%.
“Có lẽ đã có những cuộc đàm phán giữa Nga và một vài quan chức OPEC. Liệu họ có thể đạt được thỏa thuận hay không là điều sẽ xảy ra trong tương lai xa, nhưng rõ ràng là chí ít thì Nga cũng đã sẵn sàng đưa ra một “thỏa thuận ngừng bắn” trong “cuộc chiến” này”.
Theo số liệu được CIA công bố năm 2013, Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Saudi Arabia. Nền kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái trong năm ngoái, bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh cấm vận và sự sụt giảm của giá dầu. Giống như một vài nền kinh tế mới nổi khác, kinh tế Nga phụ thuộc quá nhiều vào những đồng đôla dầu mỏ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cho rằng vẫn có khả năng Nga sẽ “chờ đợi trong vô vọng” kịch bản các quốc gia OPEC nhượng bộ.
Theo Vladimir Miklashevsky, chiến lược gia tại Danske Bank, khó có thể xảy ra khả năng Nga và Saudi cùng cắt giảm sản lượng vì sẽ không có quốc gia sản xuất dầu mỏ nào sẵn sàng chịu mất thị phần trong hoàn cảnh hiện tại. Do đó tuyên bố vừa qua của Nga chỉ là động thái can thiệp bằng lời. Thậm chí cũng có thể đây là một cách để cả hai bên đẩy giá lên cao. Trước khi Nga lên tiếng, Kuwait và Iraq cũng đã phát tín hiệu rằng các quốc gia OPEC đang có thái độ linh hoạt hơn trong xem xét cắt giảm sản lượng.
Tuần trước, giá dầu thế giới đã phục hồi mạnh nhờ niềm hi vọng các nước xuất khẩu lớn sẽ đồng thuận cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, giá dầu đã sớm quay đầu giảm điểm. Thậm chí giới phân tích cho rằng dường như đợt tăng vừa qua xuất phát từ nguyên nhân đơn giản là những can thiệp bằng lời nói của Nga và những nhà sản xuất dầu mỏ lớn trên thị trường.
Nhớ lại tuần trước. giá dầu thô biển Bắc đã tăng tổng cộng 8%. Một trong những phiên tăng giá mạnh nhất là ngày 28/1, với mức tăng hơn 7% ngay sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Nga Alexander Novak nói rằng Saudi Arabia đã đề xuất giảm 5% sản lượng. Theo một số nguồn tin động thái này còn được hưởng ứng bởi một số quốc gia khác ở cả trong và ngoài OPEC và vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận tại một cuộc họp khẩn cấp sẽ diễn ra trong tháng 2.
Trong khi đó phía Saudi Arabia lại khẳng định OPEC sẽ không có cuộc họp khẩn cấp nào trong tháng này. Vừa được dỡ bỏ cấm vận và hăm hở bước vào thị trường quốc tế, Iran đang được cho là sẽ khiến tình hình dư cung trở nên trầm trọng hơn.
Trả lời phỏng vấn của Financial Times, người phát ngôn của Rosneft (tập đoàn dầu mỏ lớn nhất nước Nga) cho biết không hề có diễn biến mới nào hướng tới động thái cắt giảm sản lượng. Ông này còn miêu tả đà tăng vọt của giá dầu trong tuần trước là “dại khờ”.
Đầu tuần này giá dầu đã lại rơi xuống dưới 30 USD/thùng. Vậy thì điều gì đã xảy ra? Liệu có phải Saudi Arabia đã bất ngờ rút lui khỏi thỏa thuận với Nga hay Nga đã cố gắng tạo nên đà phục hồi để giảm bớt áp lực cho nền kinh tế nước này?
Phil Flynn, chuyên gia phân tích năng lượng cao cấp tại Price Futures Group, cho biết ông sẽ không ngạc nhiên nếu như những bình luận của Nga là một lần thử nghiệm để nhìn xem thị trường sẽ phản ứng như thế nào nếu sản lượng được cắt giảm 5%.
“Có lẽ đã có những cuộc đàm phán giữa Nga và một vài quan chức OPEC. Liệu họ có thể đạt được thỏa thuận hay không là điều sẽ xảy ra trong tương lai xa, nhưng rõ ràng là chí ít thì Nga cũng đã sẵn sàng đưa ra một “thỏa thuận ngừng bắn” trong “cuộc chiến” này”.
Theo số liệu được CIA công bố năm 2013, Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Saudi Arabia. Nền kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái trong năm ngoái, bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh cấm vận và sự sụt giảm của giá dầu. Giống như một vài nền kinh tế mới nổi khác, kinh tế Nga phụ thuộc quá nhiều vào những đồng đôla dầu mỏ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cho rằng vẫn có khả năng Nga sẽ “chờ đợi trong vô vọng” kịch bản các quốc gia OPEC nhượng bộ.
Theo Vladimir Miklashevsky, chiến lược gia tại Danske Bank, khó có thể xảy ra khả năng Nga và Saudi cùng cắt giảm sản lượng vì sẽ không có quốc gia sản xuất dầu mỏ nào sẵn sàng chịu mất thị phần trong hoàn cảnh hiện tại. Do đó tuyên bố vừa qua của Nga chỉ là động thái can thiệp bằng lời. Thậm chí cũng có thể đây là một cách để cả hai bên đẩy giá lên cao. Trước khi Nga lên tiếng, Kuwait và Iraq cũng đã phát tín hiệu rằng các quốc gia OPEC đang có thái độ linh hoạt hơn trong xem xét cắt giảm sản lượng.
Theo Trí thức trẻ/MarketWatch
Relate Threads