Ngày 24/9/2016, tại TP Thanh Hóa, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phối hợp cùng Tổng cục an ninh - Bộ Công an, Công an tỉnh Thanh Hóa và Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) tổ chức Hội nghị giao ban về công tác bảo vệ an ninh, an toàn tại công trường xây dựng nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Tham dự Hội nghị có Trung tướng Trình Văn Thống, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn, Phó Giám đốc Công an Thanh Hóa Dương Văn Tiến cùng lãnh đạo Bộ chỉ huy Quân sự, Bộ đội Biên phòng, các phòng ban chuyên môn Công an tỉnh Thanh Hóa.
Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có Thành viên HĐTV Tập đoàn Đinh Văn Sơn, các Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Lê Minh Hồng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Đỗ Chí Thanh, Thành viên HĐTV NSRP Lê Xuân Huyên, Phó Tổng giám đốc NSRP Đinh Văn Ngọc cùng lãnh đạo các ban chuyên môn Tập đoàn, Tổ hợp Nhà thầu EPC (JGCS), các phòng ban chuyên môn NSRP.
Tính đến hết tháng 9/2016, tiến độ tổng thể dự án đạt gần 92%. Trong đó, các hạng mục chính như thiết kế, giao nhận đã gần như hoàn tất. Công tác xây lắp đạt khoảng 96% các hạng mục công việc. Dự án đang đi vào giai đoạn quan trọng nhất là vận hành chạy thử và vận hành từng phần các phân xưởng phụ trợ.
Đến nay, Dự án đã thực hiện hơn 139 triệu giờ công; đạt mức kỷ lục trong số các dự án ở Việt Nam, cao hơn 2 lần tổng số giờ công ở Dự án lọc dầu Dung Quất. Số lượng người trên công trường thời gian cao điểm gần 30 nghìn người, trong đó số người nước ngoài là khoảng 1700 người từ nhiều quốc gia khác nhau. Đây là thách thức rất lớn cho công tác đảm bảo an ninh an toàn nhà máy và đảm bảo trật tự, an ninh cho khu vực dự án, khu dân cư lân cận.
Dù thách thức rất lớn, nhưng tình hình an ninh an toàn Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn vẫn cơ bản được giữ vững, ổn định, không xảy ra các vụ việc, sự cố phức tạp kể cả trong và ngoài công trường. So với các dự án lớn khác thì công tác an ninh an toàn ở đây được thực hiện bài bản ngay từ đầu, có sự chuẩn bị kỹ càng và chủ động.
Công ty Bảo vệ an ninh Dầu khí (PVSecurity) đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ được giao với sự phối hợp chặt chẽ của Công an tỉnh. Lực lượng CBCNV, chiến sĩ PVS được đào tạo, huấn luyện bài bản, thực thi nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp, chuẩn mực, chính xác và hiệu quả. Công ty đã phát huy được kinh nghiệm quý báu tích lũy từ Dự án NMLD Dung Quất và hàng chục dự án lớn khác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đã được NSRP và Tổng thầu đánh giá rất cao khi huy động nhanh được hàng nghìn chiến sĩ bảo vệ có kinh nghiệm trong thời gian ngắn đáp ứng các yêu cầu cấp bách của Dự án;
Các vấn đề về an ninh phát sinh trong quá trình xây dựng dự án như vi phạm nội quy, vi phạm pháp luật (trộm cắp tài sản, vật tư, đánh nhau gây rối trật tự, chữa cháy xảy ra trong nhà máy, tệ nạn xã hội…) đều được lực lượng công an tỉnh Thanh Hóa, Cảnh sát PCCC, đặc biệt là Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa (PA81) và Đồn Công an Nghi Sơn tích cực hỗ trợ, tiếp nhận, xử lý nghiêm trước pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì do còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Dự án có quy mô, tính chất lớn với nhiều bên tham gia liên doanh, nhiều nhà thầu thi công, số lượng người lao động lớn từ nhiều quốc gia, vùng miền, trình độ, nhận thức không đồng đều, phong tục tập quán khác nhau nên tình hình ANTT tại Dự án LHD Nghi Sơn vẫn còn một số vấn đề phức tạp.
Tình trạng sử dụng thẻ giả, thẻ người khác để ra vào công trường vẫn còn tiếp diễn; việc đưa vật tư, tài sản, vật liệu, phế liệu… ra ngoài công trường không thông qua thủ tục hoặc sửa chữa, thay đổi về số lượng vẫn xảy ra; Các vụ việc cản trở, chống lại lực lượng bảo vệ PVS có chiều hướng tăng, manh động và phức tạp;
Tình trạng tàu thuyền khai thác thủy hải sản xâm phạm hành lang an toàn công trình biển vẫn xảy ra thường xuyên, đánh cá bằng mìn/kíp sẽ là mối quan ngại lớn trong giai đoạn vận hành. Bằng sự phối hợp tuần tra của lực lượng an ninh Tổng thầu JGCS và lực lượng Đội Biên phòng Nghi Sơn đã ngăn chặn đáng kể số lần tàu thuyền khai thác, đánh bắt hải sản thâm nhập hành lang an toàn của công trình; các cơ quan hữu quan cũng đã điều tra bắt giữ nhiều vụ mua bán mìn / kíp nổ trên địa bàn;
Tình trạng vi phạm, gây mất ATGT trên các tuyến đường giao thông vẫn phức tạp; Các loại hình dịch vụ, kinh doanh quanh khu vực dự án hoạt động tiềm ẩn tệ nạn, tội phạm xã hội,…gây mất ANTT, đòi hỏi có sự hỗ trợ cao hơn nữa từ phía các cơ quan chức năng.
Đại diện PVN, Phó Tổng giám đốc Lê Minh Hồng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh công trường trong quá trình xây dựng và vận hành khu LHLHD Nghi Sơn. Đặc biệt là các công tác áp dụng khoa học kỹ thuật như tăng cường camera giám sát trong và toàn bộ tuyến hành lang nhà máy, trang bị thêm những thiết bị chuyên dụng, kỹ thuật cao cho công tác đảm bảo an ninh, tăng cường tập huấn, diễn tập chống khủng bố, phòng ngừa cháy nổ...
Kết luận Hội nghị, Trung tướng Trình Văn Thống, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh nhấn mạnh: Dự án có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Phải đảm bảo tuyệt đối an ninh an toàn của toàn bộ dự án, từ khởi công cho đến khi vận hành. Thứ hai là phải gắn quá trình dự án với an ninh quốc phòng, đặc biệt là đảm bảo an ninh môi trường. Không được phép đặt nặng lợi ích kinh tế mà xem nhẹ những nguy cơ đến đời sống nhân dân bởi những tác hại của nó là khôn lường, cần rất nhiều thời gian mới có thể khắc phục được. Vấn đề thứ ba là phải phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các lực lượng tham gia trực tiếp bảo vệ an ninh của công trình này. Phải có phương án chặt chẽ hơn nữa giữa bảo vệ các công trình trên bờ và công trình dưới biển. Cần phải giải quyết ngay những vấn đề còn tồn tại như việc xây dựng quy chế chung về phối hợp giữa các lực lượng, xem xét lại trách nhiệm của các cấp.
Trong quá trình thi công, chủ đầu tư, lực lượng công an cần phải lưu ý các vấn đề như thi công đúng thiết kế, nhập khẩu các thiết bị, công nghệ của nhà máy đúng mục đích... Lực lượng công an phải nắm bắt công nghệ, giám sát, kiểm tra lại toàn bộ quy trình công nghệ kể cả công nghệ được cơ quan chức năng phê duyệt. Lực lượng bảo vệ cần nắm tình hình, kiến nghị nếu có đối với các vấn đề cần ngăn chặn. Cần hết sức quan tâm, phòng ngừa các đối tượng phá hoại, lưu tâm các lực lượng thù địch trà trộn vào công trường.
Tham dự Hội nghị có Trung tướng Trình Văn Thống, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn, Phó Giám đốc Công an Thanh Hóa Dương Văn Tiến cùng lãnh đạo Bộ chỉ huy Quân sự, Bộ đội Biên phòng, các phòng ban chuyên môn Công an tỉnh Thanh Hóa.
Tính đến hết tháng 9/2016, tiến độ tổng thể dự án đạt gần 92%. Trong đó, các hạng mục chính như thiết kế, giao nhận đã gần như hoàn tất. Công tác xây lắp đạt khoảng 96% các hạng mục công việc. Dự án đang đi vào giai đoạn quan trọng nhất là vận hành chạy thử và vận hành từng phần các phân xưởng phụ trợ.
Đến nay, Dự án đã thực hiện hơn 139 triệu giờ công; đạt mức kỷ lục trong số các dự án ở Việt Nam, cao hơn 2 lần tổng số giờ công ở Dự án lọc dầu Dung Quất. Số lượng người trên công trường thời gian cao điểm gần 30 nghìn người, trong đó số người nước ngoài là khoảng 1700 người từ nhiều quốc gia khác nhau. Đây là thách thức rất lớn cho công tác đảm bảo an ninh an toàn nhà máy và đảm bảo trật tự, an ninh cho khu vực dự án, khu dân cư lân cận.
Dù thách thức rất lớn, nhưng tình hình an ninh an toàn Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn vẫn cơ bản được giữ vững, ổn định, không xảy ra các vụ việc, sự cố phức tạp kể cả trong và ngoài công trường. So với các dự án lớn khác thì công tác an ninh an toàn ở đây được thực hiện bài bản ngay từ đầu, có sự chuẩn bị kỹ càng và chủ động.
Công ty Bảo vệ an ninh Dầu khí (PVSecurity) đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ được giao với sự phối hợp chặt chẽ của Công an tỉnh. Lực lượng CBCNV, chiến sĩ PVS được đào tạo, huấn luyện bài bản, thực thi nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp, chuẩn mực, chính xác và hiệu quả. Công ty đã phát huy được kinh nghiệm quý báu tích lũy từ Dự án NMLD Dung Quất và hàng chục dự án lớn khác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đã được NSRP và Tổng thầu đánh giá rất cao khi huy động nhanh được hàng nghìn chiến sĩ bảo vệ có kinh nghiệm trong thời gian ngắn đáp ứng các yêu cầu cấp bách của Dự án;
Các vấn đề về an ninh phát sinh trong quá trình xây dựng dự án như vi phạm nội quy, vi phạm pháp luật (trộm cắp tài sản, vật tư, đánh nhau gây rối trật tự, chữa cháy xảy ra trong nhà máy, tệ nạn xã hội…) đều được lực lượng công an tỉnh Thanh Hóa, Cảnh sát PCCC, đặc biệt là Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa (PA81) và Đồn Công an Nghi Sơn tích cực hỗ trợ, tiếp nhận, xử lý nghiêm trước pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì do còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Dự án có quy mô, tính chất lớn với nhiều bên tham gia liên doanh, nhiều nhà thầu thi công, số lượng người lao động lớn từ nhiều quốc gia, vùng miền, trình độ, nhận thức không đồng đều, phong tục tập quán khác nhau nên tình hình ANTT tại Dự án LHD Nghi Sơn vẫn còn một số vấn đề phức tạp.
Tình trạng sử dụng thẻ giả, thẻ người khác để ra vào công trường vẫn còn tiếp diễn; việc đưa vật tư, tài sản, vật liệu, phế liệu… ra ngoài công trường không thông qua thủ tục hoặc sửa chữa, thay đổi về số lượng vẫn xảy ra; Các vụ việc cản trở, chống lại lực lượng bảo vệ PVS có chiều hướng tăng, manh động và phức tạp;
Tình trạng tàu thuyền khai thác thủy hải sản xâm phạm hành lang an toàn công trình biển vẫn xảy ra thường xuyên, đánh cá bằng mìn/kíp sẽ là mối quan ngại lớn trong giai đoạn vận hành. Bằng sự phối hợp tuần tra của lực lượng an ninh Tổng thầu JGCS và lực lượng Đội Biên phòng Nghi Sơn đã ngăn chặn đáng kể số lần tàu thuyền khai thác, đánh bắt hải sản thâm nhập hành lang an toàn của công trình; các cơ quan hữu quan cũng đã điều tra bắt giữ nhiều vụ mua bán mìn / kíp nổ trên địa bàn;
Tình trạng vi phạm, gây mất ATGT trên các tuyến đường giao thông vẫn phức tạp; Các loại hình dịch vụ, kinh doanh quanh khu vực dự án hoạt động tiềm ẩn tệ nạn, tội phạm xã hội,…gây mất ANTT, đòi hỏi có sự hỗ trợ cao hơn nữa từ phía các cơ quan chức năng.
Đại diện PVN, Phó Tổng giám đốc Lê Minh Hồng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh công trường trong quá trình xây dựng và vận hành khu LHLHD Nghi Sơn. Đặc biệt là các công tác áp dụng khoa học kỹ thuật như tăng cường camera giám sát trong và toàn bộ tuyến hành lang nhà máy, trang bị thêm những thiết bị chuyên dụng, kỹ thuật cao cho công tác đảm bảo an ninh, tăng cường tập huấn, diễn tập chống khủng bố, phòng ngừa cháy nổ...
Kết luận Hội nghị, Trung tướng Trình Văn Thống, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh nhấn mạnh: Dự án có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Phải đảm bảo tuyệt đối an ninh an toàn của toàn bộ dự án, từ khởi công cho đến khi vận hành. Thứ hai là phải gắn quá trình dự án với an ninh quốc phòng, đặc biệt là đảm bảo an ninh môi trường. Không được phép đặt nặng lợi ích kinh tế mà xem nhẹ những nguy cơ đến đời sống nhân dân bởi những tác hại của nó là khôn lường, cần rất nhiều thời gian mới có thể khắc phục được. Vấn đề thứ ba là phải phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các lực lượng tham gia trực tiếp bảo vệ an ninh của công trình này. Phải có phương án chặt chẽ hơn nữa giữa bảo vệ các công trình trên bờ và công trình dưới biển. Cần phải giải quyết ngay những vấn đề còn tồn tại như việc xây dựng quy chế chung về phối hợp giữa các lực lượng, xem xét lại trách nhiệm của các cấp.
Trong quá trình thi công, chủ đầu tư, lực lượng công an cần phải lưu ý các vấn đề như thi công đúng thiết kế, nhập khẩu các thiết bị, công nghệ của nhà máy đúng mục đích... Lực lượng công an phải nắm bắt công nghệ, giám sát, kiểm tra lại toàn bộ quy trình công nghệ kể cả công nghệ được cơ quan chức năng phê duyệt. Lực lượng bảo vệ cần nắm tình hình, kiến nghị nếu có đối với các vấn đề cần ngăn chặn. Cần hết sức quan tâm, phòng ngừa các đối tượng phá hoại, lưu tâm các lực lượng thù địch trà trộn vào công trường.
Công Hoan - PVN
Relate Threads