Ukraine từng tuyên bố Mỹ sẽ can thiệp để ngăn chặn Nga- Đức làm dự án Nord Stream-2.
Reuters dẫn lời nữ phát ngôn viên của Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức Đức ngày 29/6 cho biết, Mỹ đã trấn an Đức rằng mọi biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Moscow sẽ không ảnh hưởng tới việc xây dựng các đường ống dẫn khí đốt từ Nga.
Hiện nay, dự án khí đốt từ Nga gây nhiều tranh cãi nhất ở châu Âu là dự án "Dòng chảy phương Bắc-2" (Nord Stream-2).
Nữ phát ngôn viên trên cho hay, Đức phản đối các biện pháp trừng phạt có ảnh hưởng tới quốc gia khác, tuy nhiên trong trường hợp cụ thể về đường ống dẫn khí đốt Nord Stream-2 nối Nga và Đức, các nguyên tắc chỉ đạo do Mỹ đưa ra cho thấy việc xây dựng đường ống này sẽ không bị ảnh hưởng.
"Đó là những gì Hoa Kỳ tuyên bố với chúng tôi, rằng hiện thời không áp đặt trừng phạt với đường ống dẫn khí" - nữ phát ngôn cho biết, "đó là tất cả những gì chúng tôi đang có".
Trước đó, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmayer tuyên bố cho biết, dự án Nord Stream-2 được hình thành nhằm đa dạng hóa đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt.
Phát biểu tại Hội nghị của Ủy ban phía Đông nền kinh tế Đức (OAOEV), Bộ trưởng Altmayer nhấn mạnh ý định trấn an các bên liên quan đến sự án rằng: "Dự án này không thể thay thế hoàn toàn quá trình trung chuyển khí đốt qua Ukraine và cũng không nên làm việc đó, nó chỉ giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng".
Song, ông Altmayer cũng lưu ý rằng hệ thống đường ống vận chuyển khí đốt của Kiev cần được hiện đại hóa. Việc vận chuyển nhiên liệu xanh sau năm 2019 còn phải được bàn bạc thống nhất.
Theo ông, vấn đề này đã được thảo luận với các nhà chức trách Nga và Ukraine, và họ bày tỏ sẵn sàng đàm phán với sự tham gia của Ủy ban châu Âu "nhằm mục đích đạt tới thỏa thuận".
Tuyên bố có phần khẳng định lại lời Mỹ, trấn an và nói thẳng với Ukraine rằng, các đòi hỏi của họ với dự án này đã được cân nhắc, đặc biệt là khi trước đó, phía Ukraine đã có tuyên bố cho rằng, Mỹ đang tìm cách để ngăn chặn dự án khí đốt Nord Stream-2.
Đức cũng gửi đi thông điệp trấn an với phía Nga khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexandr Grushko tuyên bố rằng Nga vẫn thấy lo ngại vì tình hình không lành mạnh trong EU liên quan đến việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream-2. Ông Grushko ví von rằng, dự án này đang bị người ta "thọc gậy bánh xe".
Mỹ lâu nay vẫn phải đối dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức chạy dưới biển Baltic, đòi hỏi các nước châu Âu ngừng tham gia dự án Nord Stream-2 và đe dọa trừng phạt những người không thi hành.
Thay vì khí đốt Nga, Mỹ thúc đẩy sản phẩm khí hóa lỏng của nước mình với các nước châu Âu với việc xây dựng các trạm tái chế ở một số nước.
Đáng nói rằng, sản phẩm khí hóa lỏng của Mỹ hay dầu mỏ của Mỹ không thể cạnh tranh với các nguồn năng lượng từ Nga hay Iran nên Washington đã tìm cách gây sức ép với châu Âu.
Không chỉ can thiệp một cách trực tiếp vào dự án, Washington mới đây gián tiếp buộc EU giảm nhập khẩu dầu từ Iran tới mức bằng 0 để không phải chịu trừng phạt từ Mỹ.
Việc Washington hứa với Đức rằng họ không trừng phạt dự án Nord Stream-2 là tuyên bố duy nhất mà phía Đức cho biết họ nhận được từ Mỹ.
Hoặc Mỹ đang nhượng bộ đồng minh châu Âu về vài vấn đề, hoặc họ có thể đổi lời hứa đó như việc phá vỡ thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.
Reuters dẫn lời nữ phát ngôn viên của Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức Đức ngày 29/6 cho biết, Mỹ đã trấn an Đức rằng mọi biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Moscow sẽ không ảnh hưởng tới việc xây dựng các đường ống dẫn khí đốt từ Nga.
Hiện nay, dự án khí đốt từ Nga gây nhiều tranh cãi nhất ở châu Âu là dự án "Dòng chảy phương Bắc-2" (Nord Stream-2).
Nữ phát ngôn viên trên cho hay, Đức phản đối các biện pháp trừng phạt có ảnh hưởng tới quốc gia khác, tuy nhiên trong trường hợp cụ thể về đường ống dẫn khí đốt Nord Stream-2 nối Nga và Đức, các nguyên tắc chỉ đạo do Mỹ đưa ra cho thấy việc xây dựng đường ống này sẽ không bị ảnh hưởng.
"Đó là những gì Hoa Kỳ tuyên bố với chúng tôi, rằng hiện thời không áp đặt trừng phạt với đường ống dẫn khí" - nữ phát ngôn cho biết, "đó là tất cả những gì chúng tôi đang có".
Trước đó, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmayer tuyên bố cho biết, dự án Nord Stream-2 được hình thành nhằm đa dạng hóa đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt.
Phát biểu tại Hội nghị của Ủy ban phía Đông nền kinh tế Đức (OAOEV), Bộ trưởng Altmayer nhấn mạnh ý định trấn an các bên liên quan đến sự án rằng: "Dự án này không thể thay thế hoàn toàn quá trình trung chuyển khí đốt qua Ukraine và cũng không nên làm việc đó, nó chỉ giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng".
Song, ông Altmayer cũng lưu ý rằng hệ thống đường ống vận chuyển khí đốt của Kiev cần được hiện đại hóa. Việc vận chuyển nhiên liệu xanh sau năm 2019 còn phải được bàn bạc thống nhất.
Theo ông, vấn đề này đã được thảo luận với các nhà chức trách Nga và Ukraine, và họ bày tỏ sẵn sàng đàm phán với sự tham gia của Ủy ban châu Âu "nhằm mục đích đạt tới thỏa thuận".
Tuyên bố có phần khẳng định lại lời Mỹ, trấn an và nói thẳng với Ukraine rằng, các đòi hỏi của họ với dự án này đã được cân nhắc, đặc biệt là khi trước đó, phía Ukraine đã có tuyên bố cho rằng, Mỹ đang tìm cách để ngăn chặn dự án khí đốt Nord Stream-2.
Đức cũng gửi đi thông điệp trấn an với phía Nga khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexandr Grushko tuyên bố rằng Nga vẫn thấy lo ngại vì tình hình không lành mạnh trong EU liên quan đến việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream-2. Ông Grushko ví von rằng, dự án này đang bị người ta "thọc gậy bánh xe".
Thay vì khí đốt Nga, Mỹ thúc đẩy sản phẩm khí hóa lỏng của nước mình với các nước châu Âu với việc xây dựng các trạm tái chế ở một số nước.
Đáng nói rằng, sản phẩm khí hóa lỏng của Mỹ hay dầu mỏ của Mỹ không thể cạnh tranh với các nguồn năng lượng từ Nga hay Iran nên Washington đã tìm cách gây sức ép với châu Âu.
Không chỉ can thiệp một cách trực tiếp vào dự án, Washington mới đây gián tiếp buộc EU giảm nhập khẩu dầu từ Iran tới mức bằng 0 để không phải chịu trừng phạt từ Mỹ.
Việc Washington hứa với Đức rằng họ không trừng phạt dự án Nord Stream-2 là tuyên bố duy nhất mà phía Đức cho biết họ nhận được từ Mỹ.
Hoặc Mỹ đang nhượng bộ đồng minh châu Âu về vài vấn đề, hoặc họ có thể đổi lời hứa đó như việc phá vỡ thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.
Đông Phong
Báo Đất Việt
Báo Đất Việt
Relate Threads