Sau những nỗ lực mượn tay Ba Lan để ngăn chặn “Dòng chảy phương Bắc 2” thất bại, Mỹ bắt đầu tìm những cách khác. Theo báo chí Thụy Điển, phó Tổng thống Mỹ Biden sẽ thuyết phục Thụy Điển từ chối cấp phép xây dựng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2..
Liệu rằng Stockholm có làm theo ý muốn của Washington?
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể gây áp lực lên Thủ tướng Thụy Điển Stephen Leuven trong các cuộc đàm phán tại Stockholm để ông này phản đối dự án khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2”, tờ Svenska Dagblade viết.
Phía Mỹ cho rằng, đường ống dẫn khí đóng vai trò quan trọng đối với Nga trong việc “chia cắt các nước châu Âu đang cần nguồn cung cấp khí đốt của Nga”, cũng như có thể “lấy đi nguồn doanh thu của Ukraine trong tương lai từ việc quá cảnh khí đốt”, tờ Svenska Dagblade nhận xét. Tờ báo cũng xác định việc ông Biden thông báo tại Stockholm rằng, “Dòng chảy phương Bắc 2” là một vụ việc xấu đối với châu Âu.
Mặt khác, tờ báo khẳng định rằng, không có dấu hiệu cho thấy Thụy Điển có bất kỳ động thái nào nhằm ngăn cản việc xây dựng “Dòng chảy phương Bắc 2”. Hiện tại việc triển khai đường ống dẫn khí vẫn đang trong quá trình tiến hành phê duyệt.
Rõ ràng là Mỹ hiểu rằng, Ba Lan không thể dễ dàng ngăn chặn “Dòng chảy phương Bắc 2” như những toan tính của Mỹ, vì vậy Mỹ quyết định triển khai phương án B: phá hoại dự án của Nga thông qua Thụy Điển.
Tuy nhiên, đối với Thụy Điển vấn đề có thể nghiêm trọng hơn, bởi vì khác với Ba Lan, “Dòng chảy phương Bắc 2” đi qua lãnh hải của Thụy Điển.
Tờ Quan điểm của Nga dẫn lời giám đốc điều hành Quỹ an ninh năng lượng quốc gia Konstantin Simonov, cho biết: “Chúng ta không thể không đàm phán với Thụy Điển. Mối đe dọa này đặc biệt nghiêm trọng hơn câu chuyện với Ba Lan. Nếu không được sự cho phép của Thụy Điển thì sẽ không thể xây dựng phần đường ống dưới biển trong lãnh hải của Thụy Điển. Rất khó để thay đổi lộ trình và đi vòng qua Thụy Điển. Bạn không thể đặt đường ống qua Bắc Băng Dương. Từ St. Peterburg phải đi qua eo biển và từ biển Baltic đến Đức”.
Còn nhớ trước đây, cơ quan chống độc quyền của Ba Lan đã từ chối thỏa thuận thành lập Công ty liên doanh Gazprom với 5 đối tác của châu Âu mà qua đó cần tài trợ để xây dựng “Dòng chảy phương Bắc 2”. Kết quả là, các cổ đông của dự án cho rằng, liên kết với người Ba Lan gây tốn kém hơn và quyết định từ chối việc thành lập công ty liên doanh tại Ba Lan. Điều này có nghĩa là bây giờ không cần phải xin phép Ba Lan. Gazprom và các đối tác đã tìm ra cách khác để có thể cấp tài chính cho dự án.
“Câu chuyện với Ba Lan là sự va vấp đối với luật pháp của châu Âu. Tại Ba Lan, chúng tôi đã đề xuất một cách gượng ép, bởi vì chúng tôi cần thành lập công ty liên doanh, mà theo luật pháp châu Âu, việc xây dựng bất kỳ công ty liên doanh nào dù có ảnh hưởng như thế nào đến người dùng Ba Lan đều cần phải có sự chấp thuận của cơ quan chống độc quyền của nước này. Tất nhiên, đó chỉ là trò hề, vì “Dòng chảy phương Bắc - 2” không hề ảnh hưởng gì đến người dùng Ba Lan. Đó là vấn đề của luật pháp châu Âu. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định vượt qua tình huống tiến thoái lưỡng nan mang tính chất luật pháp này: hoặc là Gazprom sẽ trở thành chủ sở hữu hoàn toàn đường ống, hoặc là sẽ có phương án khác”, - ông Simonov cho biết.
Theo ông, Thụy Điển không có lý do nào thích hợp để không cho phép lắp đặt hai đường ống mới bên cạnh hai đường ống khác của “Dòng chảy phương Bắc 1”. Bất kỳ lý do từ chối nào sẽ chỉ là cái cớ để che mắt.
“Điều này giống như câu truyện ngụ ngôn về sói và cừu. Nếu Thụy Điển tự coi mình là một nước châu Âu văn minh thì Thụy Điển sẽ phải giải thích cho việc từ chối cho phép. Hoặc Thụy Điển thẳng thắn thừa nhận rằng họ không phải là một đất nước văn minh châu Âu, rằng Thụy Điển phải phục tùng mọi điều kiện từ mẫu quốc Washington”, chuyên gia Simonov cho biết.
Mấu chốt duy nhất có thể là những nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Ông Simonov nói thêm: “Nhưng tất cả những nguy cơ tệ nhất cũng đã được thảo luận trong dự án “Dòng chảy phương Đông – 1” và đã đi đến thống nhất rất nhiều vấn đề xung quanh chủ đề môi trường. Khi đó điều này được tiến hành dựa trên một đường ống ảo, còn bây giờ đã có kinh nghiệm với đường ống dẫn khí đang hoạt động mà chưa hề xảy ra bất kỳ sự cố hay tai nạn nào”.
Nếu từ chối chỉ vì nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường thì sẽ nảy sinh vấn đề: tại sao người ta cho phép xây dựng hai đường ống đầu tiên? Chẳng nhẽ việc đặt thêm hai đường ống mới bên cạnh thì sẽ có điều gì đó thay đổi trong dự án này?
Thêm một lý do nữa có thể từ chối đó là: “Dòng chảy phương Đông 2” bị cáo buộc xâm phạm đến lợi ích của người dùng Ukraine. Nhưng đây cũng sẽ là một quyết định hoàn toàn mang tính chất chính trị. Bởi vì “Dòng chảy phương Bắc 2” đảm bảo lợi ích của người dùng châu Âu và Nga. Trên thực tế, Ukraine là bên trung gian, không có khí gas để bán và cũng không có tiền để mua. Trong hoạt động kinh doanh, bất kỳ bên trung gian nào cũng là một mắt xích thừa làm tăng chi phí phụ trội và rủi ro không cần thiết.
Do đó, với bất kỳ lý do gì mà Thụy Điển đưa ra để từ chối thỏa thuận dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” sẽ được hiểu là xuất phát từ động cơ chính trị và bị áp đặt từ bên ngoài.
Tuy nhiên, ông Simonov vẫn giữ thái độ lạc quan về vấn đề Thụy Điển và cho rằng, Thụy Điển sẽ không tuân theo lập trường của Mỹ. Tinh thần lạc quan này dựa trên kinh nghiệm từ quá khứ. “Đúng, Thụy Điển được coi là quốc gia phụ thuộc vào Mỹ. Đây là một đất nước “chủ nghĩa tiên phong xã hội”, ở đó có nhiều tư tưởng phương Tây hiện đại ra đời đầu tiên. Người ta cho rằng, Thụy Điển chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Mỹ”, - ông Simonov nói. Song mặt khác, Thụy Điển lại không nhất quán trong cách hành xử.
Người đứng đầu Quỹ an ninh năng lượng quốc gia kể lại: “Khi xây dựng đường ống “Dòng chảy phương Bắc” đầu tiên, người Thụy Điển tỏ ra không thân thiện với chúng tôi, các nghị sỹ tỏ ra hết sức tức giận khi cho rằng, không được cho phép xây dựng, bởi vì người Nga xây dựng nền móng để cho quân đổ bộ vào và chiếm đóng Stockholm.
Nhưng khi đó, chính quyền Thụy Điển do những người thông thái điều hành đã cho rằng, những điều đó thực sự nhảm nhí. Nhưng bất chấp sự phản đối, Thụy Điển đã ra quyết định cho phép. Bời vì không có căn cứ chính thức nào để có thể từ chối “Dòng chảy phương Bắc 1”.
Thú vị là, điều vô lý này đã được phát hiện ở Thụy Điển thậm chí trước cả Crimea. Ông Simonov không loại trừ rằng, bây giờ điều này được một số chính trị gia Thụy Điển “có thể nhân lên gấp mười lần”.
Ông nhớ lại rằng, khi mới bắt đầu xây dựng “Dòng chảy phương Bắc 1”, sự kỳ vọng của các lực lượng chống Nga ở Thụy Điển là lớn nhất. “Tôi nhớ rất rõ rằng, khi khởi động dự án “Dòng chảy phương Bắc 1”, tại Ukraine tất cả đều nói: “ Đây chỉ là điều vô nghĩa. Sẽ không bao giờ có “Dòng chảy phương Bắc” nào cả. Đối với câu hỏi tại sao lại chắc chắn về điều này như vậy, họ trả lời: người Nga sẽ không bao giờ được phép”, ông Simonov cho biết.
Vì vậy, tất cả có thể dựa vào ý chí sáng suốt của Thụy Điển và sự hỗ trợ của Đức. “Nhiều khả năng, các công ty khí đốt của Nga với các đối tác châu Âu của mình sẽ có thể giải quyết ổn thỏa tình hình này bởi vì dự án thu hút sự quan tâm của Đức, mà Đức có những đòn bẩy mạnh mẽ tác động đến các quan chức châu Âu”, Phó chủ tịch thứ nhất "Opora Nga" Pavel Sigal cho biết.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo “Quan điểm” của Nga.
Liệu rằng Stockholm có làm theo ý muốn của Washington?
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể gây áp lực lên Thủ tướng Thụy Điển Stephen Leuven trong các cuộc đàm phán tại Stockholm để ông này phản đối dự án khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2”, tờ Svenska Dagblade viết.
Phía Mỹ cho rằng, đường ống dẫn khí đóng vai trò quan trọng đối với Nga trong việc “chia cắt các nước châu Âu đang cần nguồn cung cấp khí đốt của Nga”, cũng như có thể “lấy đi nguồn doanh thu của Ukraine trong tương lai từ việc quá cảnh khí đốt”, tờ Svenska Dagblade nhận xét. Tờ báo cũng xác định việc ông Biden thông báo tại Stockholm rằng, “Dòng chảy phương Bắc 2” là một vụ việc xấu đối với châu Âu.
Mặt khác, tờ báo khẳng định rằng, không có dấu hiệu cho thấy Thụy Điển có bất kỳ động thái nào nhằm ngăn cản việc xây dựng “Dòng chảy phương Bắc 2”. Hiện tại việc triển khai đường ống dẫn khí vẫn đang trong quá trình tiến hành phê duyệt.
Rõ ràng là Mỹ hiểu rằng, Ba Lan không thể dễ dàng ngăn chặn “Dòng chảy phương Bắc 2” như những toan tính của Mỹ, vì vậy Mỹ quyết định triển khai phương án B: phá hoại dự án của Nga thông qua Thụy Điển.
Tuy nhiên, đối với Thụy Điển vấn đề có thể nghiêm trọng hơn, bởi vì khác với Ba Lan, “Dòng chảy phương Bắc 2” đi qua lãnh hải của Thụy Điển.
Tờ Quan điểm của Nga dẫn lời giám đốc điều hành Quỹ an ninh năng lượng quốc gia Konstantin Simonov, cho biết: “Chúng ta không thể không đàm phán với Thụy Điển. Mối đe dọa này đặc biệt nghiêm trọng hơn câu chuyện với Ba Lan. Nếu không được sự cho phép của Thụy Điển thì sẽ không thể xây dựng phần đường ống dưới biển trong lãnh hải của Thụy Điển. Rất khó để thay đổi lộ trình và đi vòng qua Thụy Điển. Bạn không thể đặt đường ống qua Bắc Băng Dương. Từ St. Peterburg phải đi qua eo biển và từ biển Baltic đến Đức”.
Còn nhớ trước đây, cơ quan chống độc quyền của Ba Lan đã từ chối thỏa thuận thành lập Công ty liên doanh Gazprom với 5 đối tác của châu Âu mà qua đó cần tài trợ để xây dựng “Dòng chảy phương Bắc 2”. Kết quả là, các cổ đông của dự án cho rằng, liên kết với người Ba Lan gây tốn kém hơn và quyết định từ chối việc thành lập công ty liên doanh tại Ba Lan. Điều này có nghĩa là bây giờ không cần phải xin phép Ba Lan. Gazprom và các đối tác đã tìm ra cách khác để có thể cấp tài chính cho dự án.
“Câu chuyện với Ba Lan là sự va vấp đối với luật pháp của châu Âu. Tại Ba Lan, chúng tôi đã đề xuất một cách gượng ép, bởi vì chúng tôi cần thành lập công ty liên doanh, mà theo luật pháp châu Âu, việc xây dựng bất kỳ công ty liên doanh nào dù có ảnh hưởng như thế nào đến người dùng Ba Lan đều cần phải có sự chấp thuận của cơ quan chống độc quyền của nước này. Tất nhiên, đó chỉ là trò hề, vì “Dòng chảy phương Bắc - 2” không hề ảnh hưởng gì đến người dùng Ba Lan. Đó là vấn đề của luật pháp châu Âu. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định vượt qua tình huống tiến thoái lưỡng nan mang tính chất luật pháp này: hoặc là Gazprom sẽ trở thành chủ sở hữu hoàn toàn đường ống, hoặc là sẽ có phương án khác”, - ông Simonov cho biết.
“Điều này giống như câu truyện ngụ ngôn về sói và cừu. Nếu Thụy Điển tự coi mình là một nước châu Âu văn minh thì Thụy Điển sẽ phải giải thích cho việc từ chối cho phép. Hoặc Thụy Điển thẳng thắn thừa nhận rằng họ không phải là một đất nước văn minh châu Âu, rằng Thụy Điển phải phục tùng mọi điều kiện từ mẫu quốc Washington”, chuyên gia Simonov cho biết.
Mấu chốt duy nhất có thể là những nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Ông Simonov nói thêm: “Nhưng tất cả những nguy cơ tệ nhất cũng đã được thảo luận trong dự án “Dòng chảy phương Đông – 1” và đã đi đến thống nhất rất nhiều vấn đề xung quanh chủ đề môi trường. Khi đó điều này được tiến hành dựa trên một đường ống ảo, còn bây giờ đã có kinh nghiệm với đường ống dẫn khí đang hoạt động mà chưa hề xảy ra bất kỳ sự cố hay tai nạn nào”.
Nếu từ chối chỉ vì nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường thì sẽ nảy sinh vấn đề: tại sao người ta cho phép xây dựng hai đường ống đầu tiên? Chẳng nhẽ việc đặt thêm hai đường ống mới bên cạnh thì sẽ có điều gì đó thay đổi trong dự án này?
Thêm một lý do nữa có thể từ chối đó là: “Dòng chảy phương Đông 2” bị cáo buộc xâm phạm đến lợi ích của người dùng Ukraine. Nhưng đây cũng sẽ là một quyết định hoàn toàn mang tính chất chính trị. Bởi vì “Dòng chảy phương Bắc 2” đảm bảo lợi ích của người dùng châu Âu và Nga. Trên thực tế, Ukraine là bên trung gian, không có khí gas để bán và cũng không có tiền để mua. Trong hoạt động kinh doanh, bất kỳ bên trung gian nào cũng là một mắt xích thừa làm tăng chi phí phụ trội và rủi ro không cần thiết.
Do đó, với bất kỳ lý do gì mà Thụy Điển đưa ra để từ chối thỏa thuận dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” sẽ được hiểu là xuất phát từ động cơ chính trị và bị áp đặt từ bên ngoài.
Tuy nhiên, ông Simonov vẫn giữ thái độ lạc quan về vấn đề Thụy Điển và cho rằng, Thụy Điển sẽ không tuân theo lập trường của Mỹ. Tinh thần lạc quan này dựa trên kinh nghiệm từ quá khứ. “Đúng, Thụy Điển được coi là quốc gia phụ thuộc vào Mỹ. Đây là một đất nước “chủ nghĩa tiên phong xã hội”, ở đó có nhiều tư tưởng phương Tây hiện đại ra đời đầu tiên. Người ta cho rằng, Thụy Điển chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Mỹ”, - ông Simonov nói. Song mặt khác, Thụy Điển lại không nhất quán trong cách hành xử.
Người đứng đầu Quỹ an ninh năng lượng quốc gia kể lại: “Khi xây dựng đường ống “Dòng chảy phương Bắc” đầu tiên, người Thụy Điển tỏ ra không thân thiện với chúng tôi, các nghị sỹ tỏ ra hết sức tức giận khi cho rằng, không được cho phép xây dựng, bởi vì người Nga xây dựng nền móng để cho quân đổ bộ vào và chiếm đóng Stockholm.
Nhưng khi đó, chính quyền Thụy Điển do những người thông thái điều hành đã cho rằng, những điều đó thực sự nhảm nhí. Nhưng bất chấp sự phản đối, Thụy Điển đã ra quyết định cho phép. Bời vì không có căn cứ chính thức nào để có thể từ chối “Dòng chảy phương Bắc 1”.
Thú vị là, điều vô lý này đã được phát hiện ở Thụy Điển thậm chí trước cả Crimea. Ông Simonov không loại trừ rằng, bây giờ điều này được một số chính trị gia Thụy Điển “có thể nhân lên gấp mười lần”.
Ông nhớ lại rằng, khi mới bắt đầu xây dựng “Dòng chảy phương Bắc 1”, sự kỳ vọng của các lực lượng chống Nga ở Thụy Điển là lớn nhất. “Tôi nhớ rất rõ rằng, khi khởi động dự án “Dòng chảy phương Bắc 1”, tại Ukraine tất cả đều nói: “ Đây chỉ là điều vô nghĩa. Sẽ không bao giờ có “Dòng chảy phương Bắc” nào cả. Đối với câu hỏi tại sao lại chắc chắn về điều này như vậy, họ trả lời: người Nga sẽ không bao giờ được phép”, ông Simonov cho biết.
Vì vậy, tất cả có thể dựa vào ý chí sáng suốt của Thụy Điển và sự hỗ trợ của Đức. “Nhiều khả năng, các công ty khí đốt của Nga với các đối tác châu Âu của mình sẽ có thể giải quyết ổn thỏa tình hình này bởi vì dự án thu hút sự quan tâm của Đức, mà Đức có những đòn bẩy mạnh mẽ tác động đến các quan chức châu Âu”, Phó chủ tịch thứ nhất "Opora Nga" Pavel Sigal cho biết.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo “Quan điểm” của Nga.
Đức Dũng - Infonet.vn (lược dịch)
Relate Threads