Mỹ ép các nước đồng minh ngừng mua dầu từ Iran

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Chính quyền Tổng thống Trump lấy lý do Iran vẫn duy trì chương trình hạt nhân dù chương trình này đã trở nên trung lập theo thỏa thuận năm 2015.

Chính phủ Mỹ đang gây sức ép lên nhiều nước trên khắp thế giới để giảm nhập khẩu tòa bộ dầu thô của Iran trước ngày 4/11/2018. Yêu cầu này là một phần trong kế hoạch trừng phạt quốc gia Trung Đông này, Mỹ cũng khẳng định rằng sẽ không có ngoại lệ nào.

irandaureuters_biym.jpg

Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, Mỹ sẽ làm việc với nhiều nhà xuất khẩu dầu khác để đảm bảo nguồn cung dầu khi lệnh cấm nhập khẩu dầu có hiệu lực. Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật hiện đang là những nhà nhập khẩu chính của dầu Iran.

Cũng theo quan chức trên, Nhật đã bị yêu cầu ngừng nhập khẩu dầu Iran. Điều này buộc Tokyo phải lựa chọn giữa đồng minh lâu năm và việc đảm bảo an ninh năng lượng trong nước.

Vốn không giàu tài nguyên thiên nhiên, bao lâu nay Nhật đã duy trì quan hệ ngoại giao với Tehran để cố gắng đảm bảo nguồn cung dầu ổn định. Iran cung cấp khoảng 5,5% tổng lượng dầu nhập khẩu vào Nhật, Iran hiện đang là đối tác cung cấp năng lượng lớn thứ 6 của Nhật. Nga đứng thứ 5.

Khoảng 90% dầu nhập khẩu vào Nhật đến từ khu vực Trung Đông. 40% trong số này nhập từ Saudi Arabia, 24% từ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Ngay cả trước khi Mỹ nới lệnh trừng phạt với Tehran dưới thời kỳ cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, Nhật nhập khẩu lượng dầu tương đương từ Iran, xây dựng mối quan hệ thân tình với quốc gia vịnh Ba Tư này.

Tuy nhiên Tổng thống Donald Trump đã đẩy Tokyo vào thế tiến thoái lưỡng nan. Đầu tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ ký quyết định trừng phạt Iran, trong đó có cả việc trừng phạt năng lượng. Chính quyền Tổng thống Trump lấy lý do Iran vẫn duy trì chương trình hạt nhân dù chương trình này đã trở nên trung lập theo thỏa thuận năm 2015 giữa Tehran và một số nước khác bao gồm Mỹ. Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận này vào tháng trước.

Giờ đây, Washington muốn nhiều nước khác cũng cùng chung quan điểm và đẩy cao áp lực lên Tehran. Lệnh trừng phạt yêu cầu mạng lưới thanh toán toàn cầu SWIFT chặn các ngân hàng Tehran không được tiếp cận với hệ thống nhằm giảm thiểu khả năng thực hiện giao dịch bằng đồng USD của ngân hàng Iran.

Liên minh châu Âu (EU), với hy vọng duy trì thỏa thuận hạt nhân cũng như mối quan hệ kinh doanh với Iran, đã hối thúc Mỹ miễn trừ SWIFT. EU cũng phát đi tín hiệu rằng EU sẽ bảo vệ những công ty đang hoạt động tại Iran khỏi lệnh trừng phạt từ Mỹ.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe chia sẻ quan điểm với EU trong việc hỗ trợ thỏa thuận hạt nhân. Thế nhưng chính Thủ tướng Shinzo Abe cũng không muốn tự đẩy Nhật đi quá xa khỏi Mỹ, ông nói rằng ông thông cảm với Tổng thống Trump về những vấn đề mà ông Trump gặp phải với thỏa thuận hạt nhân.

TRUNG MẾN
Bizlive.vn
 

Việc làm nổi bật

Top