Thẩm phán liên bang thành phố New Orleans, Mỹ, ông Carl Barbier, đã thông qua án phạt khoảng 20 tỷ USD đối với Tập đoàn dầu khí Anh BP.
Mức án phạt khổng lồ mà tập đoàn dầu khí Anh BP phải trả nhằm giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại sau sự cố dầu tràn của hãng tại Vịnh Mexico năm 2010.
Vụ tràn dầu này bắt nguồn từ một vụ nổ tại giàn khoan Deepwater Horizon của BP ngoài khơi nước Mỹ, làm 11 người thiệt mạng và hơn 100 triệu thùng dầu đã chảy ra ngoài môi trường, tấn công bờ biển các bang miền Nam nước Mỹ.
Theo phán quyết của Thẩm phán Barbier, mức tiền phạt được thông báo lần đầu tiên hồi tháng 7/2015 này bao gồm 5,5 tỷ USD cho các án phạt dân sự chiểu theo Đạo luật Vùng biển sạch (Clean Water Act).
Số còn lại dùng để chi trả cho công tác khôi phục hệ sinh thái và bồi thường thiệt hại kinh tế cho 5 bang vùng vịnh bị ảnh hưởng gồm Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama và Florida cùng hàng trăm chính quyền địa phương. Thẩm phán Barbier nêu rõ BP sẽ phải hoàn tất mức án phạt này trong vòng 16 năm.
Sau khi Thẩm phán New Orleans thông qua mức án phạt đối với BP, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch đã bày tỏ hoan nghênh, cho rằng quyết định này sẽ mở màn cho một chiến dịch khôi phục hệ sinh thái "lớn nhất trong lịch sử".
Trong khi đó, Thống đốc bang Lousiana - một trong những bang bị ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng nhất, nhận định phán quyết của tòa án sẽ "bật đèn xanh" cho bang này nhận được các quỹ hỗ trợ tái tạo môi trường biển.
Trước đó, hồi tháng 10/2015, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã ra phán quyết yêu cầu BP phải trả khoản tiền kỷ lục là 20,8 tỷ USD cho sự cố tràn dầu trên Vịnh Mexico. Bộ trưởng Tư pháp Lynch khẳng định "quyết định có tính lịch sử này là một phản ứng mạnh và phù hợp đối với thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ".
BP trước đó đã phải dàn xếp chi trả 5,8 tỷ USD để bồi thường cho người dân và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu này.
Vụ nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon của hãng BP vào ngày 20/4/2010 đã khiến 11 công nhân thiệt mạng và hơn 125 triệu gallon dầu tràn vào vùng Vịnh Mexico, gây ra một trong những thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ./.
Mức án phạt khổng lồ mà tập đoàn dầu khí Anh BP phải trả nhằm giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại sau sự cố dầu tràn của hãng tại Vịnh Mexico năm 2010.
Vụ tràn dầu này bắt nguồn từ một vụ nổ tại giàn khoan Deepwater Horizon của BP ngoài khơi nước Mỹ, làm 11 người thiệt mạng và hơn 100 triệu thùng dầu đã chảy ra ngoài môi trường, tấn công bờ biển các bang miền Nam nước Mỹ.
Theo phán quyết của Thẩm phán Barbier, mức tiền phạt được thông báo lần đầu tiên hồi tháng 7/2015 này bao gồm 5,5 tỷ USD cho các án phạt dân sự chiểu theo Đạo luật Vùng biển sạch (Clean Water Act).
Số còn lại dùng để chi trả cho công tác khôi phục hệ sinh thái và bồi thường thiệt hại kinh tế cho 5 bang vùng vịnh bị ảnh hưởng gồm Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama và Florida cùng hàng trăm chính quyền địa phương. Thẩm phán Barbier nêu rõ BP sẽ phải hoàn tất mức án phạt này trong vòng 16 năm.
Sau khi Thẩm phán New Orleans thông qua mức án phạt đối với BP, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch đã bày tỏ hoan nghênh, cho rằng quyết định này sẽ mở màn cho một chiến dịch khôi phục hệ sinh thái "lớn nhất trong lịch sử".
Trong khi đó, Thống đốc bang Lousiana - một trong những bang bị ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng nhất, nhận định phán quyết của tòa án sẽ "bật đèn xanh" cho bang này nhận được các quỹ hỗ trợ tái tạo môi trường biển.
Trước đó, hồi tháng 10/2015, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã ra phán quyết yêu cầu BP phải trả khoản tiền kỷ lục là 20,8 tỷ USD cho sự cố tràn dầu trên Vịnh Mexico. Bộ trưởng Tư pháp Lynch khẳng định "quyết định có tính lịch sử này là một phản ứng mạnh và phù hợp đối với thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ".
BP trước đó đã phải dàn xếp chi trả 5,8 tỷ USD để bồi thường cho người dân và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu này.
Vụ nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon của hãng BP vào ngày 20/4/2010 đã khiến 11 công nhân thiệt mạng và hơn 125 triệu gallon dầu tràn vào vùng Vịnh Mexico, gây ra một trong những thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ./.
TTXVN
Relate Threads