Hiệu quả kinh tế của dự án nâng cấp, mở rộng lọc dầu Dung Quất là thấp với dòng tiền thuần âm, chưa đáp ứng mức sinh lời kỳ vọng theo quy định của PVN. Nếu không có ưu đãi dự án không hiệu quả, không đáp ứng kỳ vọng đầu tư.
Băn khoăn hiệu quả dự án
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho hay: Theo tính toán của chủ đầu tư, hiệu quả kinh tế của dự án nâng cấp, mở rộng lọc dầu Dung Quất trên cơ sở Hồ sơ thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) là thấp với dòng tiền thuần âm, chưa đáp ứng mức sinh lời kỳ vọng theo quy định của PVN.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) theo tính toán chỉ đạt 8,67% và giá trị hiện tại thuần (NPV) là – 188,3 triệu USD. Trong khi mức sinh lời kỳ vọng theo quy định của PVN thì IRR phải đạt tối thiểu 12%.
Hiệu quả kinh tế của dự án thấp hơn nhiều so với tính toán trong giai đoạn lập báo cáo đầu tư dự án (DFS). Tại báo cáo đầu tư dự án, IRR đạt 12,7% còn NPV là 375 triệu USD.
Giải thích cho việc hiệu quả kinh tế dự án thấp đi, PVN cho hay nguyên nhân đầu tiên là cơ chế ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nhà máy bị thay đổi.
Cụ thể hiệu quả kinh tế tính toán trong giai đoạn lập dự án (năm 2012), lọc dầu Dung Quất vẫn được hưởng cơ chế tài chính ưu đãi 3, 5 và 7% đối với sản phẩm xăng, dầu và khí hóa lỏng do nhà máy sản xuất.
Tuy nhiên cơ chế ưu đãi thuế này đã kết thúc vào thời điểm đầu tháng 9/2016, sau đó áp dụng thu điều tiết 10% với sản phẩm xăng, và kể từ 1/1/2017 bãi bỏ quy định về thu điều tiết. Đồng thời, do ảnh hưởng của Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), thuế nhập khẩu xăng cũng được giảm từ 20% xuống 10%.
“Sự thay đổi cơ chế ưu đãi thuế làm cho hiệu quả kinh tế dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất giảm 4%”, PVN cho hay.
Ngoài ra, chi phí vận hành dự án tính khi lập dự án đầu tư thấp hơn so với tính toán tại Hồ sơ thiết kế kỹ thuật tổng thể. Tại báo cáo lập dự án, chi phí vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất khi chưa mở rộng công suất 95 triệu USD/năm, nhưng chi phí vận hành theo tính toán tại Hồ sơ thiết kế tổng thể sau khi mở rộng lại tăng lên 189,7 triệu USD/năm. Điều này làm cho hiệu quả kinh tế dự án (IRR) giảm 1,5%.
“Chi phí vận hành cứ tăng cứ 10 triệu USD thì hiệu quả kinh tế dự án giảm 0,3%”, PVN tính toán.
Điều đó cho thấy cơ chế ưu đãi về thuế đối với sản phẩm xăng dầu là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cho dự án lọc dầu Dung Quất.
Trong quá trình PVN làm việc với các đối tác tiềm năng nước ngoài như PDVSA (Venezuela), JX Nippon (Nhật Bản), SKE (Hàn Quốc) và Gazprom Neft (Liên bang Nga) để nghiên cứu khả năng hợp tác triển khai dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất, các đối tác nước ngoài đều kiến nghị Chính phủ xem xét cấp bổ sung cơ chế ưu đãi cho dự án, đặc biệt ưu đãi các mức thuế 3%, 5% và 7% cho các sản phẩm xăng, dầu, khí hóa lỏng của dự án.
Thế nhưng các đề xuất ưu đãi không được Chính phủ thông qua nên thời gian qua các đối tác nước ngoài đã lần lượt rút lui khỏi dự án.
Xin thêm ưu đãi
Để nâng cao hiệu quả kinh tế dự án, một mặt PVN yêu cầu Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn tối ưu hóa, cắt giảm chi phí đầu tư, chi phí vận hành, tối ưu hóa quá trình sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí bảo dưỡng, lưu kho… Với một số phương án cắt giảm chi phí được đưa ra, hiệu quả kinh tế dự án được nâng lên đáng kể, IRR có thể đạt 10,24%.
Mặt khác, PVN đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu cơ chế ưu đãi bổ sung cho dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất.
“Với các giải pháp tối ưu hóa dự kiến triển khai trong thời gian tới, hiệu quả kinh tế của dự án có thể được cải thiện nhưng khó có thể đạt IRR trên 12% nếu không có các ưu đãi bổ sung cho dự án”, PVN nhận định.
Vì thế, PVN đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các bộ ngành nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế ưu đãi bổ sung cho dự án mở rộng, nâng cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất. đặc biệt là cơ chế ưu đãi về thuế đối với sản phẩm xăng dầu của nhà máy.
Điều này theo PVN là “nhằm đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà máy lọc dầu trong nước”.
Đặc biệt, PVN còn nói rằng: Trường hợp đã áp dụng các giải pháp tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả, mà hiệu quả kinh tế dự án vẫn không đạt Tỷ suất hoàn vốn nội bộ - IRR 12,7% và giá trị hiện tại thuần NPV 375 triệu USD, thì PVN vẫn xin được tiếp tục triển khai dự án (trong điều kiện Tỷ suất hoàn vốn nội bộ - IRR lớn hơn 10% và giá trị hiện tại thuần NPV tại mức chiết khấu 10% lớn hơn 0).
Băn khoăn hiệu quả dự án
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho hay: Theo tính toán của chủ đầu tư, hiệu quả kinh tế của dự án nâng cấp, mở rộng lọc dầu Dung Quất trên cơ sở Hồ sơ thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) là thấp với dòng tiền thuần âm, chưa đáp ứng mức sinh lời kỳ vọng theo quy định của PVN.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) theo tính toán chỉ đạt 8,67% và giá trị hiện tại thuần (NPV) là – 188,3 triệu USD. Trong khi mức sinh lời kỳ vọng theo quy định của PVN thì IRR phải đạt tối thiểu 12%.
Giải thích cho việc hiệu quả kinh tế dự án thấp đi, PVN cho hay nguyên nhân đầu tiên là cơ chế ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nhà máy bị thay đổi.
Cụ thể hiệu quả kinh tế tính toán trong giai đoạn lập dự án (năm 2012), lọc dầu Dung Quất vẫn được hưởng cơ chế tài chính ưu đãi 3, 5 và 7% đối với sản phẩm xăng, dầu và khí hóa lỏng do nhà máy sản xuất.
Tuy nhiên cơ chế ưu đãi thuế này đã kết thúc vào thời điểm đầu tháng 9/2016, sau đó áp dụng thu điều tiết 10% với sản phẩm xăng, và kể từ 1/1/2017 bãi bỏ quy định về thu điều tiết. Đồng thời, do ảnh hưởng của Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), thuế nhập khẩu xăng cũng được giảm từ 20% xuống 10%.
“Sự thay đổi cơ chế ưu đãi thuế làm cho hiệu quả kinh tế dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất giảm 4%”, PVN cho hay.
Ngoài ra, chi phí vận hành dự án tính khi lập dự án đầu tư thấp hơn so với tính toán tại Hồ sơ thiết kế kỹ thuật tổng thể. Tại báo cáo lập dự án, chi phí vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất khi chưa mở rộng công suất 95 triệu USD/năm, nhưng chi phí vận hành theo tính toán tại Hồ sơ thiết kế tổng thể sau khi mở rộng lại tăng lên 189,7 triệu USD/năm. Điều này làm cho hiệu quả kinh tế dự án (IRR) giảm 1,5%.
“Chi phí vận hành cứ tăng cứ 10 triệu USD thì hiệu quả kinh tế dự án giảm 0,3%”, PVN tính toán.
Điều đó cho thấy cơ chế ưu đãi về thuế đối với sản phẩm xăng dầu là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cho dự án lọc dầu Dung Quất.
Trong quá trình PVN làm việc với các đối tác tiềm năng nước ngoài như PDVSA (Venezuela), JX Nippon (Nhật Bản), SKE (Hàn Quốc) và Gazprom Neft (Liên bang Nga) để nghiên cứu khả năng hợp tác triển khai dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất, các đối tác nước ngoài đều kiến nghị Chính phủ xem xét cấp bổ sung cơ chế ưu đãi cho dự án, đặc biệt ưu đãi các mức thuế 3%, 5% và 7% cho các sản phẩm xăng, dầu, khí hóa lỏng của dự án.
Thế nhưng các đề xuất ưu đãi không được Chính phủ thông qua nên thời gian qua các đối tác nước ngoài đã lần lượt rút lui khỏi dự án.
Xin thêm ưu đãi
Để nâng cao hiệu quả kinh tế dự án, một mặt PVN yêu cầu Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn tối ưu hóa, cắt giảm chi phí đầu tư, chi phí vận hành, tối ưu hóa quá trình sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí bảo dưỡng, lưu kho… Với một số phương án cắt giảm chi phí được đưa ra, hiệu quả kinh tế dự án được nâng lên đáng kể, IRR có thể đạt 10,24%.
Mặt khác, PVN đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu cơ chế ưu đãi bổ sung cho dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất.
“Với các giải pháp tối ưu hóa dự kiến triển khai trong thời gian tới, hiệu quả kinh tế của dự án có thể được cải thiện nhưng khó có thể đạt IRR trên 12% nếu không có các ưu đãi bổ sung cho dự án”, PVN nhận định.
Vì thế, PVN đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các bộ ngành nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế ưu đãi bổ sung cho dự án mở rộng, nâng cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất. đặc biệt là cơ chế ưu đãi về thuế đối với sản phẩm xăng dầu của nhà máy.
Điều này theo PVN là “nhằm đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà máy lọc dầu trong nước”.
Đặc biệt, PVN còn nói rằng: Trường hợp đã áp dụng các giải pháp tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả, mà hiệu quả kinh tế dự án vẫn không đạt Tỷ suất hoàn vốn nội bộ - IRR 12,7% và giá trị hiện tại thuần NPV 375 triệu USD, thì PVN vẫn xin được tiếp tục triển khai dự án (trong điều kiện Tỷ suất hoàn vốn nội bộ - IRR lớn hơn 10% và giá trị hiện tại thuần NPV tại mức chiết khấu 10% lớn hơn 0).
Thu Mai
Vietnamfinance.vn
Vietnamfinance.vn
Relate Threads