Nhà máy điện hạt nhân đang là nguồn năng lượng quan trọng, nhưng những nguồn năng lượng tái tạo qua mỗi năm càng trở nên mạnh hơn. Đó là tuyên bố của người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ông Fatih Birol khi phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Davos.
“Trong năm 2015, một nửa số các nhà máy mới được đưa vào vận hành là các cơ sở tái tạo, còn 50% khác làm việc bằng gas, than, dầu, năng lượng hạt nhân. Các nguồn năng lượng tái tạo không còn chỉ là câu chuyện lãng mạn, mà đã thành chủ đề thực tế chính và nóng hổi. Đáng chú ý là sự phát triển phương hướng năng lượng này xuất phát từ các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và những quốc gia khác. Trong đó, nếu cách đây chưa lâu, trong số các cơ sở năng lượng tái tạo thì chiếm vị trí chủ đạo là thủy điện, còn bây giờ là điện mặt trời và phong điện. Như vậy có nghĩa là kỷ nguyên trước đang đến hồi kết. Hiện giờ chúng ta đang đối mặt với thách đố trong việc làm thế nào để tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện chung. Tin chắc rằng hơn 2/3 những cơ sở nhập vào trong 50 năm tới sẽ hoạt động nhờ nguồn năng lượng tái tạo. Nhưng trong đó, nguồn nhiên liệu khoáng sản sẽ còn được sử dụng nhiều trong thời gian dài nữa”.
Ông Fatih Birol đưa ra dự đoán về giảm độ phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn năng lượng khoáng sản, đà phấn đấu phát triển nguồn năng lượng thay thế và hạt nhân ở đất nước này. Hiện tại trên thế giới đang xây dựng 72 nhà máy điện hạt nhân, trong đó 40% là ở Trung Quốc. Chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ trở thành nước xuất khẩu công nghệ hạt nhân, có thể cạnh tranh với Nhật Bản, Pháp và những nước khác vì giảm bớt chi phí. Người Trung Quốc xây dựng càng nhiều các nhà máy, thì mức chi phí càng trở nên thấp hơn, — ông Fatih Birol nhận xét.
Yếu tố thúc đẩy phát triển năng lượng hạt nhân ở Trung Quốc chính là do tình hình sinh thái không thuận lợi ở nước này. Việc hiện đại hóa các nhà máy điện chạy bằng đốt than đồng thời mở rộng tỷ trọng phong điện, điện mặt trời và điện hạt nhân có chức năng hóa giải vấn đề ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp và đô thị của Trung Quốc. Đến cuối năm 2020 Trung Quốc sửa soạn tăng số lượng lò phản ứng hạt nhân đến 88 cơ sở, còn đến năm 2030 — lên đến 110, song hành sẽ trở thành một trong những nhà tiêu dùng lớn nhất thế giới.
Thời điểm hiện nay trên thế giới có 440 tổ máy điện hạt nhân đang hoạt động. Hầu hết là ở Mỹ — 99, vị trí thứ hai là ở Pháp – 58, tiếp theo là Nhật Bản — 43 tổ máy. Tại Nga có 10 nhà máy điện hạt nhân với 34 tổ máy, và qua mỗi năm ngăn phát thải vào khí quyển khoảng 210 triệu tấn carbon dioxide. Theo lời ông Sergei Donskoi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2035 Nga dự kiến thu hút phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở mức 53 tỷ USD.
Đến giữa thế kỷ XXI, 40% năng lượng trên thế giới phải được sản xuất với sự trợ giúp của công nghệ cao mà lượng thải khí nhà kính bằng 0. Trong 40% này bao gồm cả điện hạt nhân.
“Trong năm 2015, một nửa số các nhà máy mới được đưa vào vận hành là các cơ sở tái tạo, còn 50% khác làm việc bằng gas, than, dầu, năng lượng hạt nhân. Các nguồn năng lượng tái tạo không còn chỉ là câu chuyện lãng mạn, mà đã thành chủ đề thực tế chính và nóng hổi. Đáng chú ý là sự phát triển phương hướng năng lượng này xuất phát từ các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và những quốc gia khác. Trong đó, nếu cách đây chưa lâu, trong số các cơ sở năng lượng tái tạo thì chiếm vị trí chủ đạo là thủy điện, còn bây giờ là điện mặt trời và phong điện. Như vậy có nghĩa là kỷ nguyên trước đang đến hồi kết. Hiện giờ chúng ta đang đối mặt với thách đố trong việc làm thế nào để tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện chung. Tin chắc rằng hơn 2/3 những cơ sở nhập vào trong 50 năm tới sẽ hoạt động nhờ nguồn năng lượng tái tạo. Nhưng trong đó, nguồn nhiên liệu khoáng sản sẽ còn được sử dụng nhiều trong thời gian dài nữa”.
Ông Fatih Birol đưa ra dự đoán về giảm độ phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn năng lượng khoáng sản, đà phấn đấu phát triển nguồn năng lượng thay thế và hạt nhân ở đất nước này. Hiện tại trên thế giới đang xây dựng 72 nhà máy điện hạt nhân, trong đó 40% là ở Trung Quốc. Chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ trở thành nước xuất khẩu công nghệ hạt nhân, có thể cạnh tranh với Nhật Bản, Pháp và những nước khác vì giảm bớt chi phí. Người Trung Quốc xây dựng càng nhiều các nhà máy, thì mức chi phí càng trở nên thấp hơn, — ông Fatih Birol nhận xét.
Thời điểm hiện nay trên thế giới có 440 tổ máy điện hạt nhân đang hoạt động. Hầu hết là ở Mỹ — 99, vị trí thứ hai là ở Pháp – 58, tiếp theo là Nhật Bản — 43 tổ máy. Tại Nga có 10 nhà máy điện hạt nhân với 34 tổ máy, và qua mỗi năm ngăn phát thải vào khí quyển khoảng 210 triệu tấn carbon dioxide. Theo lời ông Sergei Donskoi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2035 Nga dự kiến thu hút phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở mức 53 tỷ USD.
Đến giữa thế kỷ XXI, 40% năng lượng trên thế giới phải được sản xuất với sự trợ giúp của công nghệ cao mà lượng thải khí nhà kính bằng 0. Trong 40% này bao gồm cả điện hạt nhân.
Theo: vn.sputniknews.com/
Relate Threads