Theo Reuter, lượng dầu thô nhập khẩu của Việt Nam tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay trong tháng 8 này. Có hai nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Đầu tiên, sản lượng dầu thô mà chúng ta khai thác đang chững lại. Thứ hai, chúng ta cần một lượng lớn dầu thô để chuẩn bị chính thức kích hoạt nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Những số liệu hàng hải từ Thomson Reuters Eikon cho thấy, trong tháng 8 này, Việt Nam nhập khẩu tổng 100 nghìn thùng/ngày, trong 3 chiếc tàu lớn; trong khi chỉ xuất khẩu có 70 ngàn thùng/1 ngày. Trong tháng 9, lượng dầu nhập khẩu cũng sẽ ở mức cao ngất như tháng 8.
Theo nhiều nguồn tin, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có thể đi vào hoạt động cuối năm 2017 hoặc đầu 2018. Nhà máy có công suất 200 nghìn thùng/ngày. Sản phẩm chính của nhà máy Nghi Sơn như xăng, gas, diesel, dầu lửa, nhiên liệu máy bay chủ yếu cung cấp cho nhu cầu nội địa.
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn gồm những cổ đông chính sau đây: Petroleum International (Kuwait) và Idemitsu Kosan (Nhật Bản), mỗi tập đoàn chiến 35,1%; chủ sở hữu bản địa PetroVietnam giữ 25,1% còn Mitsui Chemicals (Nhật Bản) cầm 4,7% cổ phần.
Kuwait chính là nhà cung cấp nguyên liệu đầu tiên cho nhà máy mới, khi gửi 2 triệu thùng trên 1 “siêu tàu”. Brunei gửi 500 ngàn thùng trong 2 tàu. Cũng theo dữ liệu trên, 3 chiếc tàu lớn chuyên chở 1 triệu thùng từ Azerbaijan sẽ cập bến Việt Nam theo đúng lịch trình trong tháng 9 tới.
Sản lượng dầu thô Việt Nam tự sản xuất được trung bình vào khoảng 400 ngàn thùng/ngày những năm đầu thập kỷ 2000. Tuy nhiên, nó đang có dấu hiệu giảm sút do những xung đột với Trung Quốc trên biển Đông.
Mặc dù so với những nước lớn trong châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ, sức mua của Việt Nam khá nhỏ bé, cả hai nhập khẩu lần lượt 8 triệu, 4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày; nhưng sự tăng trưởng phi mã nhu cầu dầu thô của Việt Nam vẫn khiến các nhà cung cấp vui mừng.
“Chúng tôi rất mong đợi sẽ gửi tới nhiều thùng dầu thường xuyên hơn nữa cho Việt Nam trong tương lai. Việt Nam đang là một nhân tối mới quan trọng trong thị trường dầu thô. Chúng tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội này“, một Giám đốc thương mại trong ngành dầu giấu tên, cho hay.
Với số dân 90 triệu và mức tăng trưởng kinh tế hàng năm trung bình 6%, nhu cầu dầu thô của Việt Nam chắc chắn sẽ càng ngày càng tăng nhanh chứ không giảm.
Những số liệu hàng hải từ Thomson Reuters Eikon cho thấy, trong tháng 8 này, Việt Nam nhập khẩu tổng 100 nghìn thùng/ngày, trong 3 chiếc tàu lớn; trong khi chỉ xuất khẩu có 70 ngàn thùng/1 ngày. Trong tháng 9, lượng dầu nhập khẩu cũng sẽ ở mức cao ngất như tháng 8.
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn gồm những cổ đông chính sau đây: Petroleum International (Kuwait) và Idemitsu Kosan (Nhật Bản), mỗi tập đoàn chiến 35,1%; chủ sở hữu bản địa PetroVietnam giữ 25,1% còn Mitsui Chemicals (Nhật Bản) cầm 4,7% cổ phần.
Kuwait chính là nhà cung cấp nguyên liệu đầu tiên cho nhà máy mới, khi gửi 2 triệu thùng trên 1 “siêu tàu”. Brunei gửi 500 ngàn thùng trong 2 tàu. Cũng theo dữ liệu trên, 3 chiếc tàu lớn chuyên chở 1 triệu thùng từ Azerbaijan sẽ cập bến Việt Nam theo đúng lịch trình trong tháng 9 tới.
Sản lượng dầu thô Việt Nam tự sản xuất được trung bình vào khoảng 400 ngàn thùng/ngày những năm đầu thập kỷ 2000. Tuy nhiên, nó đang có dấu hiệu giảm sút do những xung đột với Trung Quốc trên biển Đông.
Mặc dù so với những nước lớn trong châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ, sức mua của Việt Nam khá nhỏ bé, cả hai nhập khẩu lần lượt 8 triệu, 4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày; nhưng sự tăng trưởng phi mã nhu cầu dầu thô của Việt Nam vẫn khiến các nhà cung cấp vui mừng.
“Chúng tôi rất mong đợi sẽ gửi tới nhiều thùng dầu thường xuyên hơn nữa cho Việt Nam trong tương lai. Việt Nam đang là một nhân tối mới quan trọng trong thị trường dầu thô. Chúng tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội này“, một Giám đốc thương mại trong ngành dầu giấu tên, cho hay.
Với số dân 90 triệu và mức tăng trưởng kinh tế hàng năm trung bình 6%, nhu cầu dầu thô của Việt Nam chắc chắn sẽ càng ngày càng tăng nhanh chứ không giảm.
Sa Mộc - Nhà Quản Lý (Theo Reuters)
Relate Threads