Trên thế giới đang tồn tại một nghịch lý: có những nước nghèo về tài nguyên những lại mạnh về kinh tế.
Và cũng có những nước giàu tài nguyên nhưng nền kinh tế lại không mạnh, dễ bị tổn thương.
Đây không phải là một vấn đề lý luận cao xa gì để phải thành lập một hội đồng nghiên cứu, mà là một thực tế - đại diện cho nhóm thứ nhất có thể dẫn ra ở đây – Israel , Nhật Bản , Hàn Quốc.. Còn nhóm thứ hai ? tương đối nhiều.
Tại sao lại như vậy? Để tìm phần nào lời đáp cho câu hỏi này, chúng tôi xin lược dịch (vì khuôn khổ bài báo có hạn) bài viết của nữ học giả Nga, Tiến sỹ sử học Maria Slavkina với tiêu đề “Những cạnh sắc của vàng đen” đăng trên báo “ Bình luận quân sự” (Nga) ngày 9/1/2017 (trước đó đã được nhiều tờ báo Nga khác đăng tải) .
Sau khi đọc bài báo này, rất có thể ta sẽ có một liên tưởng nào đấy.
Sau đây là nội dung bài viết:
Những kỳ vọng không thành
Vào giữa những năm 1960, Liên Xô bắt đầu hiện thực hóa siêu dự án năng lượng - khai thác các mỏ dầu và khí đốt ở Tây Sibiri. Lúc đó có rất ít người tin rằng siêu dự án đó sẽ thành công bởi vì điều kiện địa hình phức tạp (đầm lầy) và khí hậu tại Tây Sibiri cực kỳ khắc nghiệt, hạ tầng cơ sở hoàn toàn chưa có.
Nhưng thành công đã vượt mọi mong đợi. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, nhờ chủ nghĩa anh hùng trong lao động của các kỹ sư và công nhân Xô Viết (ở dây không thể dùng từ khác được) Liên Xô đã xây dựng được cơ sở năng lượng mới cho đất nước tại Tây Sibiri.
Đến giữa những năm 1980, sản lượng khai thác dầu tại Sibiri đã chiếm hơn 60% sản lượng khai thác của toàn Liên bang, còn khí đốt - hơn 56%. Nhờ có dự án Tây Sibiri, Liên Xô trở thành quốc gia năng lượng hàng đầu thế giới. Năm 1975, Liên Xô khai thác gần 500 triệu tấn “vàng đen” và đã vượt “nhà vô địch Mỹ” đến thời điểm đó về sản lượng khai thác dầu.
Đối với những người tham gia dự án chinh phục Tây Sibiri thì việc khai thác các mỏ dầu và khi đốt cực lớn tại Sibiri cũng đồng nghĩa với việc tạo ra niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng.
Dòng dầu đầu tiên từ mỏ dầu Samotlorsk . Năm 1965 . Ảnh : ТАSS
Họ đã rất thành tâm tin rằng: sức lao động của họ đã đem lại sự phồn vinh và đủ đầy cho đất nước. Ngay cả các nhà phân tích Mỹ lúc đó cũng đưa ra những dự báo rất lạc quan. Ví dụ, năm 1972, hai nhà nghiên cứu Mỹ là L. Rox và R. Rangon đã hình dung ra viễn cảnh là sau hai thập kỷ nữa Liên Xô vẫn là siêu cường và sẽ là nước có mức sống cao nhất thế giới.
Họ cũng dự báo là sẽ không có một xu hướng tiêu cực nào trong sự phát triển của Liên Xô ít nhất là cho đến năm 2000.
Nhưng như đã biết, lịch sử đã rẽ sang một hướng hoàn toàn khác.
Sau hai thập kỷ (kể từ năm 1972), Liên Xô làm cả thế giới ngạc nhiên không phải vì có mức sống cao nhất, mà bằng một thảm họa hệ thống, mặc dù kinh nghiệm lịch sử cho thấy việc phát hiện những nguồn năng lượng mạnh đã thúc đấy sự đổi mới về chất của các nước công nghiệp phát triển.
Ví dụ, Anh đã có thể tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp là nhờ phát hiện và khai thác các mỏ than đá ở Yorshire và xứ Wale. Kinh tế Mỹ phát triển chóng mặt, mỗi người Mỹ một ô tô là dựa vào những thành tựu to lớn của nền công nghiệp dầu mỏ Mỹ trong hơn 30 năm đầu thế kỷ XX.
Cú hích mạnh để phát triển nước Pháp kiệt quệ sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính là việc phát hiện các mỏ khí ngưng tụ ở Lakki. Và ngay tại Liên Xô, ai cũng hiểu rằng là “vàng đen” ở khu Ural – Povlzia đã giúp làm lành những vết thương khủng khiếp trong Chiến tranh vệ quốc như thế nào...
Cái gì đã xảy ra tại Liên Xô? Tại sao một quốc gia hàng năm khai thác lượng dầu nhiều hơn bất cứ một nước nào khác trên thế giới (20% sản lượng dầu thế giới ), lại đứng trên ngưỡng cửa của sự sụp đổ mang tính lịch sử?
Tại sao từ một loại “thuốc bổ”, dầu mỏ lại trở thành một thứ ma túy? Tại sao dầu mỏ lại không giúp Liên Xô tránh được những chấn động khủng khiếp? Và liệu dầu mỏ đã có thể làm được điều đó (giúp Liên Xô tồn tại) không?
Khủng hoảng năng lượng năm 1973
Từ đầu những năm 70, Phương Tây đã bắt đầu nói đến khủng hoảng năng lượng. Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng, đôi khi đã xuất hiện những trục trặc liên quan đến việc tăng sản lượng cung cấp dầu. Cung không theo kịp cầu, và các nước xuất khẩu dầu lại “đổ thêm dầu vào lửa” khi liên kết lại với nhau, thành lập tổ chức OPEC năm 1960 và chơi con bài tăng giá dầu.
Năm 1967, các nước này lần đầu tiên sử dụng công cụ gây sức ép là cấm vận (dầu mỏ). Trong cuộc Chiến tranh sáu ngày A rập- Israel (năm 1967), A rập Saudi, Kuwait, Iraq, Lybia, Angeria đã cấm xuất khẩu dầu cho các nước thân thiện với Israel là Mỹ, Anh và áp dụng biện pháp cấm vận hạn chế đối với Tây Đức.
Tuy nhiên, các biện pháp cấm vận có lựa chọn (nhằm vào một số nước) đó không thể đem lại kết quả: lệnh cấm có thể dễ dàng bị vô hiệu hóa bằng cách nhập dầu qua một nước thứ ba.
Tháng 10/1973, cuộc chiến tranh A rập- Israel lần thứ tư (tức Cuộc chiến Ngày phán xét) nổ ra. Để có thể ủng hộ Ai cập và Syria, các nước thành viên OPEC lại áp dụng biện pháp cấm vận dầu mỏ, nhưng lần này có cân nhắc kỹ hơn.
Ngoài cấm xuất khẩu hoàn toàn cho Mỹ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nam Phi và Rhodesia, các nước này còn áp dụng biện pháp mạnh tay hơn – hạn chế khai thác dầu – cắt giảm một lần bước đầu và cắt giảm bổ sung (sản lượng khai thác dầu) 5% mỗi tháng. Thị trường thế giới có phản ứng ngay lập tức – giá dầu và các sản phẩm dầu tăng hơn 3 lần. Các nước nhập khẩu “vàng đen” bắt đầu rơi vào tình trạng hoảng loạn.
Khủng hoảng năng lượng gây ra những hậu quả (tác động) lâu dài. Sau rất nhiều năm, đến bây giờ có thể nói rằng chính cuộc khủng hoảng này đã là một sự khởi đầu cho một tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế của các nước Phương Tây, là xung lực mạnh cho một thời kỳ cách mạng khoa học – kỹ thuật mới, là tiền đề cho quá trình chuyển từ một xã hội công nghiệp sang một xã hội hậu công nghiệp ở các nước phát triển. Từ tầm nhìn của thế kỷ XXI, chúng ta không thể không đồng ý với nhận định đó.
Nhưng vào thời kỳ những năm 70, mọi việc được được hiểu một cách khác hẳn – sản xuất công nghiệp trì trệ, kim ngạch thương mại giảm hẳn, các nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng và giá cả tăng chóng mặt.
Các nước nhập khẩu dầu tìm các đối tác mới đáng tin cậy, nhưng các phương án để lựa chọn không nhiều. Năm 1973, có những nước sau đây tham gia tổ chức OPEC: Iran , Iraq, Kuwait, A rập Saudi, Các tiểu vương quốc A rập thống nhất, Venezuela, Quatar, Indonexia, Lybia, Angeria, Ecuador.
Ai có thể can thiệp (tác động) vào các kế hoạch của OPEC? Con mắt của các nước nhập khẩu (trước hết là các nước Châu Âu) đổ dồn vào phía Liên Xô, - vào những năm 70, Liên Xô đang đẩy mạnh sản lượng khai thác dầu tại Sibiri. Tuy nhiên, mọi việc cũng không hoàn toàn đơn giản.
Trong các cuộc đối đầu giữa Israel với các quốc gia A rập, Liên Xô luôn đứng về phía các nước A rập. Một câu hỏi được đặt ra (đối với các nước Phương Tây): liệu Liên Xô có muốn chơi con bài dầu mỏ xuất phát từ góc độ hệ tư tưởng - tức tham gia tổ chức OPEC và tống tiền thế giới Phương Tây bằng cách tăng giá năng lượng hay không? Các cuộc đàm phán phức tạp bắt đầu được khởi động.
Giới lãnh đạo Liên Xô hiểu rất rõ những cơ hội độc nhất vô nhị mà cuộc khủng hoảng năng lượng đem lại (cho Liên Xô). Liên Xô, dù vẫn có những tuyên bố hùng hồn chống lại “bộ máy quân sự Israel”, nhưng vẫn đưa ra một lập trường mang tính nguyên tắc là:
“Chúng tôi không có ý định tham gia vào “công cuộc” lấy dầu mỏ hù dọa các nước Phương Tây (bởi vì chính nhân dân lao động các nước đó sẽ phải gánh chịu hậu quả … ), mà ngược lại – Liên Xô sẵn sàng giúp đỡ (các nước Phương Tây) vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng và trở thành nhà cung cấp năng lượng, trong đó có dầu mỏ đáng tin cậy (của Phương Tây).
Cả Châu Âu thở phào nhẹ nhõm. (Công) cuộc bành trướng quy mô lớn của dầu mỏ Xô Viết vào thị trường Châu Âu bắt đầu.
Đôi dòng lịch sử
Lịch sử xuất khẩu dầu của Liên Xô có nhiều thời kỳ khác nhau. Ngay sau khi Nội chiến kết thúc, Liên Xô dốc toàn lực tăng sản lượng dầu xuất khẩu. Đến cuối những năm 20 (thế kỷ XX) xuất khẩu dầu thô đạt 525, 7nghìn tấn, còn sản phẩm từ dầu – 5 triệu 592 nghìn tấn, tức gấp nhiều lần so với mức xuất khẩu năm 1913. Cường quốc Xô Viết cực kỳ cần ngoại tệ, vì thế đẩy mạnh xuất khẩu dầu lấy tiền (ngoại tệ) để đổi mới và phát triển nền kinh tế.
Trong những năm 30, Liên Xô gần như ngừng xuất khẩu dầu. Trong nước đang tập trung tiến hành công nghiệp hóa, - phần không thể thiếu của công nghiệp hóa là cơ giới hóa toàn diện nền kinh tế quốc dân và dĩ nhiên là cơ giới hóa không thể thiếu một khối lượng lớn sản phẩm từ dầu mỏ.
Những thay đổi cơ bản đó (ngừng xuất khẩu dầu) liên quan cả đến quân đội – để phát triển hàng không (không quân), các đơn vị xe tăng cũng cần rất nhiều nhiêu liệu từ dầu mỏ. Suốt trong mấy năm liền, Liên Xô tập trung nguồn lực dầu cho những nhu cầu trong nước. Năm 1939, Liên Xô chỉ xuất khẩu 244 nghìn tấn dầu và 474 nghìn tấn sản phẩm từ dầu mỏ.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, mặc dù lúc ấy Liên Xô chỉ có các khả năng khai thác dầu rất hạn chế (năm 1945, khai thác dầu chỉ đạt 19,4 triệu tấn, tức bằng 60 % lượng khai thác trước chiến tranh), nhưng đã cam kết cung cấp dầu mỏ cho những nước Đông Âu thuộc Khối XHCN không có nguồn cung dầu riêng (không có các mỏ dầu).
Thời kỳ đầu (từ 1945 đến 1950) , khối lượng cung cấp dầu (cho các nước này) không lớn nhưng vào những năm 1950, sau khi Liên Xô khai thác các mỏ dầu ở Tỉnh dầu mỏ Ural – Povolzie – “Bacu thứ hai” cùng với sự tăng trưởng bùng nổ của ngành công nghiệp dầu Xô Viết (năm 1955, sản lượng khai thác dầu là 70,8 triệu tấn, sau đó 10 năm đã đạt 241 triệu tấn), thì sản lượng xuất khẩu dầu tăng lên. Đến giữa những năm 60, Liên Xô xuất khẩu 43,4 triệu tấn dầu và 21 triệu tấn sản phẩm từ dầu.
Các khách hàng tiêu thụ chủ yếu vẫn là các nước XHCN. Ví dụ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác cùng có lợi và giúp đỡ anh em” trong các năm 1959 -1964 Liên Xô đã xây dựng đường ống dẫn dầu với tên gọi rất biểu tượng “Hữu nghị” để đưa dầu từ Ural- Povolzie (Liên Xô) đến Hungary, Tiệp Khắc, Ba Lan và Đông Đức. Vào thời kỳ đó, đây là đường ống dẫn dầu dài nhất thế giới – 4.665 km. Còn công suất thiết kế - 8,3 triệu tấn.
Cùng với đó, chính trong những năm cuối của thập kỷ 50 đã diễn ra sự thay đổi căn bản trong cơ cấu xuất khẩu dầu Xô Viết. Nếu như đến năm 1960, các sản phẩm từ dầu chiếm tỷ lệ lớn trong tống số lượng xuất khẩu, thì sau đó, Liên Xô chủ yếu xuất khẩu dầu thô.
Sự thay đổi như vậy có liên quan đến, một phần là do thiếu các nhà máy chế biến (lọc) dầu trong nước (mặc dù trong thập kỷ đầu tiên sau chiến tranh Liên Xô đã xây dựng 16 nhà máy chế biến dầu lớn, nhưng sản lượng khai thác dầu thô tăng với tốc độ nhanh hơn), mặt khác – do những thay đổi trong thương mại “vàng đen” trên thế giới .
Vào thời kỳ đầu của ngành công nghiệp dầu mỏ, dầu thô không phải là mặt hàng xuất khẩu. Các hợp đồng cung cấp dầu thô là trường hợp cá biệt. Các nước tham gia thị trường chỉ mua bán sản phẩm từ dầu như dầu hỏa và dầu mỡ, sau đó là nhiên liệu động cơ (xăng- diesel) .Nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mọi sự đã thay đổi. Các nước nhập khẩu đánh giá cao giá trị gia tăng (khi chế biến dầu) và chuyển hướng ưu tiên sang nhập khẩu dầu thô.
Những đồng đô la dầu mỏ tai hại
Sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, Liên Xô nhanh chóng tăng khối lượng xuất khẩu dầu vào các nước Phương Tây, những nước này (Phương Tây) có điểm khác với các nước khối XHCN ở chỗ là họ thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Từ năm 1970 đến năm 1980, sản lượng xuất khẩu dầu cho các nước này tăng 1,5 lần – từ 44 triệu tấn lên 63,6 triệu tấn. Sau 5 năm nữa, con số trên đạt 80,7 triệu tấn. Cộng với đó, giá dầu cũng liên tục tăng.
Nguồn thu ngoại tệ của Liên Xô từ xuất khẩu dầu rất ấn tượng. Nếu như vào năm 1970, khoản ngoại tệ thu được từ bán dầu là 1,05 tỷ đô la, thì đến năm 1975 , đã là 3,72 tỷ đôla, năm 1980 – 15, 74 tỷ đôla. Gấp gần 15 lần! Đây là một nhân tố mới thúc đẩy sự phát triển của Liên Xô.
Có vẻ như việc chinh phục thành công Tây Sibirri và cơ cấu giá dầu thế giới đã đảm bảo các điều kiện rất thuận lợi để phát triển nền kinh tế trong nước (do khả năng đảm bảo năng lượng) cũng như hiện đại hóa nền kinh tế bằng nguồn thu từ xuất khẩu. Nhưng tất cả đã không như mong muốn. Tại sao lại như vậy?
Sự trùng hợp bi thảm
Năm 1965, Liên Xô triển khai “các cải cách Kosyghin” (Thủ tướng Liên Xô lúc đó). Về mặt bản chất, đây là ý đồ áp dụng một số điều chỉnh mang tính thị trường riêng biệt vào nền kinh tế kế hoạch – phân phối lúc này đã bộc lộ dấu hiệu trì trệ, hay là, như lúc đó thường nói, giành ưu tiên cho phương pháp điều hành (kinh tế) bằng các đòn bẩy kinh tế để đối trọng với quan điểm hành chính – mệnh lệnh (trong điều hành nền kinh tế).
Sự quan tâm được tập trung vào các xí nghiệp. Dĩ nhiên, dù sao tất cả đều phải nằm trong khuôn khổ của CNXH. Mặc dù vậy, vẫn có không ít những thế lực chống lại các cải cách đó vì cho rằng những sáng kiến mới này là đáng ngờ và nguy hiểm . L.I. Breznhev (Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô lúc đó) chịu rất nhiều tác động, nhưng ông hiểu rằng không thể không thay đổi một cái gì đó.
Cải cách được tiến hành và đem lại những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1970, do có những mâu thuẫn nội bộ nên lại nổ ra một cuộc tranh luận là có nên tiếp tục tiến hành những cải cách nữa hay không (trước hết là bỏ giá bán buôn và thay chức năng của Ủy ban phân phối bằng cơ chế thị trưởng trong bán buôn). Đúng lúc đó, những dòng ngoại tệ từ dầu mỏ tràn về rất “không đúng lúc”.
Dưới tác động của các nguồn thu tài chính mới, trong đầu giới lãnh đạo chính trị Xô Viết đã hình thành một kiểu tư duy mới – từ giờ trở đi, các vấn đề kinh tế và xã hội gai góc nhất cũng có thể giải quyết không phải bằng cách nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kinh tế quốc dân, mà bằng nguồn thu ngày càng tăng từ dầu mỏ và khí đốt.
Những mầm mống đổi mới vừa mới định hình bị bác bỏ. Sự lựa chọn đã rõ. Tội gì phải tiến hành các cải cách đau đớn và đáng ngờ trong khi có những nguồn tài chính (dồi dào) như vậy?
Nền công nghiệp hoạt động rất không hiệu quả, không sản xuất đủ hàng hóa cho người dân? Không vấn đề gì! Chúng ta mua (hàng tiêu dùng) bằng ngoại tệ!
Tình hình sản xuất nông nghiệp ngày càng tệ, các nông trường và nông trang không hoàn thành kế hoạch ư? Cũng không có gì đáng sợ! Chúng ta sẽ nhập khẩu lương thực thực phẩm từ nước ngoài! Cán cân ngoại thương những năm đó thật khủng khiếp. Một Chương trình què quặt – “Đổi dầu mỏ lấy lương thực thực phầm và hàng tiêu dùng” đã thành hình!
“Thiếu bánh mỳ ư - khai thác thêm 3 triệu tấn dầu vượt kế hoạch!”
Trong nửa sau những năm 70 và đầu những năm 80, trong giới lãnh đạo cao nhất Liên Xô đã hình thành một tư duy gắn những đồng đôla thu từ bán dầu mỏ với việc đảm bảo lương thực thực ppẩm và hàng tiêu dùng cho nhân dân.
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (thủ tướng) Liên Xô A.N.Cosyghin, người có mối quan hệ trực tiếp với Tổng giám đốc “Glavtyumennhefgaz” (Tập đoàn dầu khí Tyumen) V.I. Muravko, đã từng đích thân đặt vấn đề với Muravko như sau: “Hiện đang thiếu nhiều bánh mỳ - hãy cấp thêm cho tớ 3 triệu tấn dầu ngoài kế hoạch”.
Và lãnh đạo Liên Xô đã giải quyết nạn thiếu bành mỳ bằng cách khai thác thêm 3 triệu tấn dầu.
Những biên bản làm việc của Bộ chính trị ĐCS Liên Xô được giải mật cách đây không lâu là những bằng chứng rất đáng quan tâm về việc giới lãnh đạo tối cao khi bàn bạc vấn đề xuất khẩu dầu khí đã gắn nó với việc nhập khẩu lương thực thực phẩm và mua hàng tiêu dùng như thế nào.
Cụ thể, tháng 5/1984, tại một cuộc họp Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng N.A. Thikhonov đã thừa nhận: “Số tiền bán dầu (của chúng ta – Liên Xô) cho các nước tư bản chủ nghĩa Phương Tây, (được sử dụng) chủ yếu là để thanh toán các khoản tiền mua lương thực và một số mặt hàng khác. Chính vì vậy, có lẽ khi soạn thảo kế hoạch 5 năm (tới) cần xem xét vấn đề tăng lượng khai thác để có thể xuất khẩu thêm dầu – tăng khoảng 5-6 triệu tấn trong 5 năm.
Giới lãnh đạo Xô Viết không muốn lắng nghe những cảnh báo rằng việc thay thế hoạt động (có hiệu quả) của nền kinh tế bằng nhập khẩu là cực kỳ nguy hiểm. Nền kinh tế quốc dân vận hành ngày càng tệ hơn. Càng ngày càng khó đảm bảo mức sống vốn đã rất khiêm tốn của người dân.
Nhưng vấn đề đau đầu nhất, dĩ nhiên, đó là vấn đề lương thực. Khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp luôn là đề tài nóng trong các hội nghị BCHTW ĐCS Liên Xô thời đại Breznhev, bắt đầu từ Hội nghị trung ương tháng 3/1965.
Chính phủ (Liên Xô) khi đó tuyên bố tăng đầu tư cho nông nghiệp, tiến hành cơ giới hóa và điện khí hóa sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích khai hoang và hóa học hóa nông nghiệp.
Nhưng ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp thực phẩm vẫn không thể đảm bảo đủ nhu cầu của dân chúng. Để có thể nuôi người dân Xô Viết, Chính phủ ngày càng phải nhập nhiều lương thực từ nước ngoài. Nếu như năm 1970 nhập 2,2 triệu tấn ngũ cốc, thì năm 1975 – đã là 15,9 triệu tấn. Đến năm 1980, sản lượng ngũ cốc mua từ nước ngoài tăng đến 27,8 triệu tấn, 5 năm sau đó – lên tới 44,2 triệu tấn. Chỉ trong vòng 15 năm – tăng gấp 20 lần! Khủng hoảng lương thực ngày càng có quy mô nguy hiểm.
Tệ hại nhất là việc cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt. Tại Matxcova, Leningrad, thủ đô các nước cộng hòa và một số thành phố lớn khác , khả năng đảm bảo nhu cầu ( về thịt và các sản phẩm từ thịt ) còn ở một mức độ nào đó có thể chấp nhận được . Nhưng còn tại các điểm dân cư khác …..
Mặc dù ( Chính phủ Liên Xô ) đã tăng rất mạnh lượng thịt nhập khẩu (đến đầu năm 1980 Liên Xô mua gần 1 triệu tấn thịt!), mức độ tiêu thụ thịt tính theo đầu người chỉ tăng đến giữa những năm 1970, còn sau đó chỉ dừng ở mức 40 kg/đầu người /năm. Việc nhập khẩu một số lượng khổng lồ hạt ngũ cốc và nhập khẩu thịt trực tiếp cũng chỉ vừa đủ để bù cho sự sụp đổ của nền nông nghiệp.
Tình cảnh với hàng tiêu dùng cũng không sáng sủa hơn. Công nghiệp nhẹ rõ ràng không đủ sức thực hiện khẩu hiệu “Nhiều hàng chất lượng cao hơn và chủng loại phong phú hơn”! Thời kỳ đầu vấn đề (trong sản xuất hàng tiêu dùng) được quan tâm hơn cả là chất lượng sản phẩm:
“Nhiều nguồn lực lớn đã được đầu tư vào công tác nâng cao chất lượng và chủng loại hàng hóa. Trong năm ngoái, cụ thể, số lượng giày da xuất xưởng là gần 700 triệu đôi – tức gần 3 đôi / người. Và nếu như nhu cầu về giày chưa được đáp ứng, thì vấn đề không phải là số lượng, mà là không đủ lượng giày có chất lượng cao hợp và thời trang.
Tình hình cũng tương tự như vậy với nhiều loại vải, quần áo may sẵn và sản phẩm trang trí” (trích báo cáo tại Đại hội lần thứ XXV ĐCS Liên Xô năm 1976). Đến đầu những năm 1980, vấn đề đã không còn là hoàn thành kế hoạch về số lượng sản phẩm hay không.
Báo cáo tại Đại hội XXVI ĐCS Liên Xô (1981) thừa nhận: “Có một thực tế là nhiều năm liền các kế hoạch sản xuất nhiều chủng loại hàng tiêu dùng đều không thực hiện được, đặc biệt là (kế hoạch sản xuất) vải, đồ đan, giày da..” .
Để có thể đảm bảo quần áo và giày dép cho nhân dân, (chính phủ Liên Xô) lại tăng cường nhập khẩu. Nhưng cũng giống như đối với lương thực thực phẩm, việc mua vải, giày dép cũng chỉ duy trì được mức nhu cầu vốn không quá cao lúc đó. Cụ thể, sản phẩm đồ đan chỉ ở mức 2,1 sản phẩm/đầu người, còn giày – 3,2 đôi/ người.
Điều tệ hại nhất là khi dùng ngoại tệ để mua lương thực và hàng tiêu dùng, Giới lãnh đạo Xô Viết trên thực tế đã không sử dụng nguồn thu từ xuất khẩu dầu để hiện đại hóa công nghệ quy mô lớn.
Tỉnh Irkutsk . Đây là dầu của vùng Verkhche – Chonsk ! 1987 . Ảnh : TASS
Lẽ ra, trong những bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật cần phải thay đổi một cách cơ bản định hướng nhập khẩu và phải đầu tư vào trang thiết bị hiện đại và cho khoa học - công nghệ. Nhưng họ (giới lãnh đạo Xô Viết) đã không hề làm điều đó.
Việc (giới lãnh đạo Liên Xô) coi thường những thành tựu của thế giới trong lĩnh vực phát triển công nghệ máy tính đã gây ra những hậu quả bi thảm – chính trong lĩnh vực này đã diễn ra những thay đổi mang tính toàn cầu- những thay đổidẫn đến việc hình thành xã hội thông tin.
Những năm 70 đối với Liên Xô là những năm của các cơ hội bị bỏ lỡ. Các nước phát triển trong những năm này đã tiến hành “cải tổ cơ cấu” nền kinh tế và xây dựng nền móng cho một xã hội hậu công nghiệp, và vì thế vai trò của nhiên liệu và tài nguyên trong xã hội này bị giảm đi, còn Liên Xô thì không chỉ khăng khăng giữ mô hình công nghiệp trong phát triển mà còn xây dựng một nền kinh tế tài nguyên (dựa vào tài nguyên) – một nền kinh tế làm cho đất nước ngày càng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên năng lượng và cơ cấu giá thế giới.
Thập kỷ tồn tại cuối cùng của Liên Xô cho thấy định hướng một chiều dựa vào lĩnh vực năng lượng để bù đắp cho hoạt động kém hiệu quả của nền kinh tế quốc dân là một đường lối cực kỳ dễ bị tổn thương và không có khả năng đưa đất nước ra khỏi tình trạng trì trệ về kinh tế.
Và cũng có những nước giàu tài nguyên nhưng nền kinh tế lại không mạnh, dễ bị tổn thương.
Đây không phải là một vấn đề lý luận cao xa gì để phải thành lập một hội đồng nghiên cứu, mà là một thực tế - đại diện cho nhóm thứ nhất có thể dẫn ra ở đây – Israel , Nhật Bản , Hàn Quốc.. Còn nhóm thứ hai ? tương đối nhiều.
Tại sao lại như vậy? Để tìm phần nào lời đáp cho câu hỏi này, chúng tôi xin lược dịch (vì khuôn khổ bài báo có hạn) bài viết của nữ học giả Nga, Tiến sỹ sử học Maria Slavkina với tiêu đề “Những cạnh sắc của vàng đen” đăng trên báo “ Bình luận quân sự” (Nga) ngày 9/1/2017 (trước đó đã được nhiều tờ báo Nga khác đăng tải) .
Sau khi đọc bài báo này, rất có thể ta sẽ có một liên tưởng nào đấy.
Sau đây là nội dung bài viết:
Những kỳ vọng không thành
Vào giữa những năm 1960, Liên Xô bắt đầu hiện thực hóa siêu dự án năng lượng - khai thác các mỏ dầu và khí đốt ở Tây Sibiri. Lúc đó có rất ít người tin rằng siêu dự án đó sẽ thành công bởi vì điều kiện địa hình phức tạp (đầm lầy) và khí hậu tại Tây Sibiri cực kỳ khắc nghiệt, hạ tầng cơ sở hoàn toàn chưa có.
Nhưng thành công đã vượt mọi mong đợi. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, nhờ chủ nghĩa anh hùng trong lao động của các kỹ sư và công nhân Xô Viết (ở dây không thể dùng từ khác được) Liên Xô đã xây dựng được cơ sở năng lượng mới cho đất nước tại Tây Sibiri.
Đến giữa những năm 1980, sản lượng khai thác dầu tại Sibiri đã chiếm hơn 60% sản lượng khai thác của toàn Liên bang, còn khí đốt - hơn 56%. Nhờ có dự án Tây Sibiri, Liên Xô trở thành quốc gia năng lượng hàng đầu thế giới. Năm 1975, Liên Xô khai thác gần 500 triệu tấn “vàng đen” và đã vượt “nhà vô địch Mỹ” đến thời điểm đó về sản lượng khai thác dầu.
Đối với những người tham gia dự án chinh phục Tây Sibiri thì việc khai thác các mỏ dầu và khi đốt cực lớn tại Sibiri cũng đồng nghĩa với việc tạo ra niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng.
Dòng dầu đầu tiên từ mỏ dầu Samotlorsk . Năm 1965 . Ảnh : ТАSS
Họ cũng dự báo là sẽ không có một xu hướng tiêu cực nào trong sự phát triển của Liên Xô ít nhất là cho đến năm 2000.
Nhưng như đã biết, lịch sử đã rẽ sang một hướng hoàn toàn khác.
Sau hai thập kỷ (kể từ năm 1972), Liên Xô làm cả thế giới ngạc nhiên không phải vì có mức sống cao nhất, mà bằng một thảm họa hệ thống, mặc dù kinh nghiệm lịch sử cho thấy việc phát hiện những nguồn năng lượng mạnh đã thúc đấy sự đổi mới về chất của các nước công nghiệp phát triển.
Ví dụ, Anh đã có thể tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp là nhờ phát hiện và khai thác các mỏ than đá ở Yorshire và xứ Wale. Kinh tế Mỹ phát triển chóng mặt, mỗi người Mỹ một ô tô là dựa vào những thành tựu to lớn của nền công nghiệp dầu mỏ Mỹ trong hơn 30 năm đầu thế kỷ XX.
Cú hích mạnh để phát triển nước Pháp kiệt quệ sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính là việc phát hiện các mỏ khí ngưng tụ ở Lakki. Và ngay tại Liên Xô, ai cũng hiểu rằng là “vàng đen” ở khu Ural – Povlzia đã giúp làm lành những vết thương khủng khiếp trong Chiến tranh vệ quốc như thế nào...
Cái gì đã xảy ra tại Liên Xô? Tại sao một quốc gia hàng năm khai thác lượng dầu nhiều hơn bất cứ một nước nào khác trên thế giới (20% sản lượng dầu thế giới ), lại đứng trên ngưỡng cửa của sự sụp đổ mang tính lịch sử?
Tại sao từ một loại “thuốc bổ”, dầu mỏ lại trở thành một thứ ma túy? Tại sao dầu mỏ lại không giúp Liên Xô tránh được những chấn động khủng khiếp? Và liệu dầu mỏ đã có thể làm được điều đó (giúp Liên Xô tồn tại) không?
Khủng hoảng năng lượng năm 1973
Từ đầu những năm 70, Phương Tây đã bắt đầu nói đến khủng hoảng năng lượng. Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng, đôi khi đã xuất hiện những trục trặc liên quan đến việc tăng sản lượng cung cấp dầu. Cung không theo kịp cầu, và các nước xuất khẩu dầu lại “đổ thêm dầu vào lửa” khi liên kết lại với nhau, thành lập tổ chức OPEC năm 1960 và chơi con bài tăng giá dầu.
Năm 1967, các nước này lần đầu tiên sử dụng công cụ gây sức ép là cấm vận (dầu mỏ). Trong cuộc Chiến tranh sáu ngày A rập- Israel (năm 1967), A rập Saudi, Kuwait, Iraq, Lybia, Angeria đã cấm xuất khẩu dầu cho các nước thân thiện với Israel là Mỹ, Anh và áp dụng biện pháp cấm vận hạn chế đối với Tây Đức.
Tuy nhiên, các biện pháp cấm vận có lựa chọn (nhằm vào một số nước) đó không thể đem lại kết quả: lệnh cấm có thể dễ dàng bị vô hiệu hóa bằng cách nhập dầu qua một nước thứ ba.
Tháng 10/1973, cuộc chiến tranh A rập- Israel lần thứ tư (tức Cuộc chiến Ngày phán xét) nổ ra. Để có thể ủng hộ Ai cập và Syria, các nước thành viên OPEC lại áp dụng biện pháp cấm vận dầu mỏ, nhưng lần này có cân nhắc kỹ hơn.
Ngoài cấm xuất khẩu hoàn toàn cho Mỹ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nam Phi và Rhodesia, các nước này còn áp dụng biện pháp mạnh tay hơn – hạn chế khai thác dầu – cắt giảm một lần bước đầu và cắt giảm bổ sung (sản lượng khai thác dầu) 5% mỗi tháng. Thị trường thế giới có phản ứng ngay lập tức – giá dầu và các sản phẩm dầu tăng hơn 3 lần. Các nước nhập khẩu “vàng đen” bắt đầu rơi vào tình trạng hoảng loạn.
Khủng hoảng năng lượng gây ra những hậu quả (tác động) lâu dài. Sau rất nhiều năm, đến bây giờ có thể nói rằng chính cuộc khủng hoảng này đã là một sự khởi đầu cho một tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế của các nước Phương Tây, là xung lực mạnh cho một thời kỳ cách mạng khoa học – kỹ thuật mới, là tiền đề cho quá trình chuyển từ một xã hội công nghiệp sang một xã hội hậu công nghiệp ở các nước phát triển. Từ tầm nhìn của thế kỷ XXI, chúng ta không thể không đồng ý với nhận định đó.
Nhưng vào thời kỳ những năm 70, mọi việc được được hiểu một cách khác hẳn – sản xuất công nghiệp trì trệ, kim ngạch thương mại giảm hẳn, các nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng và giá cả tăng chóng mặt.
Các nước nhập khẩu dầu tìm các đối tác mới đáng tin cậy, nhưng các phương án để lựa chọn không nhiều. Năm 1973, có những nước sau đây tham gia tổ chức OPEC: Iran , Iraq, Kuwait, A rập Saudi, Các tiểu vương quốc A rập thống nhất, Venezuela, Quatar, Indonexia, Lybia, Angeria, Ecuador.
Ai có thể can thiệp (tác động) vào các kế hoạch của OPEC? Con mắt của các nước nhập khẩu (trước hết là các nước Châu Âu) đổ dồn vào phía Liên Xô, - vào những năm 70, Liên Xô đang đẩy mạnh sản lượng khai thác dầu tại Sibiri. Tuy nhiên, mọi việc cũng không hoàn toàn đơn giản.
Trong các cuộc đối đầu giữa Israel với các quốc gia A rập, Liên Xô luôn đứng về phía các nước A rập. Một câu hỏi được đặt ra (đối với các nước Phương Tây): liệu Liên Xô có muốn chơi con bài dầu mỏ xuất phát từ góc độ hệ tư tưởng - tức tham gia tổ chức OPEC và tống tiền thế giới Phương Tây bằng cách tăng giá năng lượng hay không? Các cuộc đàm phán phức tạp bắt đầu được khởi động.
Giới lãnh đạo Liên Xô hiểu rất rõ những cơ hội độc nhất vô nhị mà cuộc khủng hoảng năng lượng đem lại (cho Liên Xô). Liên Xô, dù vẫn có những tuyên bố hùng hồn chống lại “bộ máy quân sự Israel”, nhưng vẫn đưa ra một lập trường mang tính nguyên tắc là:
“Chúng tôi không có ý định tham gia vào “công cuộc” lấy dầu mỏ hù dọa các nước Phương Tây (bởi vì chính nhân dân lao động các nước đó sẽ phải gánh chịu hậu quả … ), mà ngược lại – Liên Xô sẵn sàng giúp đỡ (các nước Phương Tây) vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng và trở thành nhà cung cấp năng lượng, trong đó có dầu mỏ đáng tin cậy (của Phương Tây).
Cả Châu Âu thở phào nhẹ nhõm. (Công) cuộc bành trướng quy mô lớn của dầu mỏ Xô Viết vào thị trường Châu Âu bắt đầu.
Đôi dòng lịch sử
Lịch sử xuất khẩu dầu của Liên Xô có nhiều thời kỳ khác nhau. Ngay sau khi Nội chiến kết thúc, Liên Xô dốc toàn lực tăng sản lượng dầu xuất khẩu. Đến cuối những năm 20 (thế kỷ XX) xuất khẩu dầu thô đạt 525, 7nghìn tấn, còn sản phẩm từ dầu – 5 triệu 592 nghìn tấn, tức gấp nhiều lần so với mức xuất khẩu năm 1913. Cường quốc Xô Viết cực kỳ cần ngoại tệ, vì thế đẩy mạnh xuất khẩu dầu lấy tiền (ngoại tệ) để đổi mới và phát triển nền kinh tế.
Trong những năm 30, Liên Xô gần như ngừng xuất khẩu dầu. Trong nước đang tập trung tiến hành công nghiệp hóa, - phần không thể thiếu của công nghiệp hóa là cơ giới hóa toàn diện nền kinh tế quốc dân và dĩ nhiên là cơ giới hóa không thể thiếu một khối lượng lớn sản phẩm từ dầu mỏ.
Những thay đổi cơ bản đó (ngừng xuất khẩu dầu) liên quan cả đến quân đội – để phát triển hàng không (không quân), các đơn vị xe tăng cũng cần rất nhiều nhiêu liệu từ dầu mỏ. Suốt trong mấy năm liền, Liên Xô tập trung nguồn lực dầu cho những nhu cầu trong nước. Năm 1939, Liên Xô chỉ xuất khẩu 244 nghìn tấn dầu và 474 nghìn tấn sản phẩm từ dầu mỏ.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, mặc dù lúc ấy Liên Xô chỉ có các khả năng khai thác dầu rất hạn chế (năm 1945, khai thác dầu chỉ đạt 19,4 triệu tấn, tức bằng 60 % lượng khai thác trước chiến tranh), nhưng đã cam kết cung cấp dầu mỏ cho những nước Đông Âu thuộc Khối XHCN không có nguồn cung dầu riêng (không có các mỏ dầu).
Thời kỳ đầu (từ 1945 đến 1950) , khối lượng cung cấp dầu (cho các nước này) không lớn nhưng vào những năm 1950, sau khi Liên Xô khai thác các mỏ dầu ở Tỉnh dầu mỏ Ural – Povolzie – “Bacu thứ hai” cùng với sự tăng trưởng bùng nổ của ngành công nghiệp dầu Xô Viết (năm 1955, sản lượng khai thác dầu là 70,8 triệu tấn, sau đó 10 năm đã đạt 241 triệu tấn), thì sản lượng xuất khẩu dầu tăng lên. Đến giữa những năm 60, Liên Xô xuất khẩu 43,4 triệu tấn dầu và 21 triệu tấn sản phẩm từ dầu.
Các khách hàng tiêu thụ chủ yếu vẫn là các nước XHCN. Ví dụ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác cùng có lợi và giúp đỡ anh em” trong các năm 1959 -1964 Liên Xô đã xây dựng đường ống dẫn dầu với tên gọi rất biểu tượng “Hữu nghị” để đưa dầu từ Ural- Povolzie (Liên Xô) đến Hungary, Tiệp Khắc, Ba Lan và Đông Đức. Vào thời kỳ đó, đây là đường ống dẫn dầu dài nhất thế giới – 4.665 km. Còn công suất thiết kế - 8,3 triệu tấn.
Cùng với đó, chính trong những năm cuối của thập kỷ 50 đã diễn ra sự thay đổi căn bản trong cơ cấu xuất khẩu dầu Xô Viết. Nếu như đến năm 1960, các sản phẩm từ dầu chiếm tỷ lệ lớn trong tống số lượng xuất khẩu, thì sau đó, Liên Xô chủ yếu xuất khẩu dầu thô.
Sự thay đổi như vậy có liên quan đến, một phần là do thiếu các nhà máy chế biến (lọc) dầu trong nước (mặc dù trong thập kỷ đầu tiên sau chiến tranh Liên Xô đã xây dựng 16 nhà máy chế biến dầu lớn, nhưng sản lượng khai thác dầu thô tăng với tốc độ nhanh hơn), mặt khác – do những thay đổi trong thương mại “vàng đen” trên thế giới .
Vào thời kỳ đầu của ngành công nghiệp dầu mỏ, dầu thô không phải là mặt hàng xuất khẩu. Các hợp đồng cung cấp dầu thô là trường hợp cá biệt. Các nước tham gia thị trường chỉ mua bán sản phẩm từ dầu như dầu hỏa và dầu mỡ, sau đó là nhiên liệu động cơ (xăng- diesel) .Nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mọi sự đã thay đổi. Các nước nhập khẩu đánh giá cao giá trị gia tăng (khi chế biến dầu) và chuyển hướng ưu tiên sang nhập khẩu dầu thô.
Những đồng đô la dầu mỏ tai hại
Sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, Liên Xô nhanh chóng tăng khối lượng xuất khẩu dầu vào các nước Phương Tây, những nước này (Phương Tây) có điểm khác với các nước khối XHCN ở chỗ là họ thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Từ năm 1970 đến năm 1980, sản lượng xuất khẩu dầu cho các nước này tăng 1,5 lần – từ 44 triệu tấn lên 63,6 triệu tấn. Sau 5 năm nữa, con số trên đạt 80,7 triệu tấn. Cộng với đó, giá dầu cũng liên tục tăng.
Nguồn thu ngoại tệ của Liên Xô từ xuất khẩu dầu rất ấn tượng. Nếu như vào năm 1970, khoản ngoại tệ thu được từ bán dầu là 1,05 tỷ đô la, thì đến năm 1975 , đã là 3,72 tỷ đôla, năm 1980 – 15, 74 tỷ đôla. Gấp gần 15 lần! Đây là một nhân tố mới thúc đẩy sự phát triển của Liên Xô.
Có vẻ như việc chinh phục thành công Tây Sibirri và cơ cấu giá dầu thế giới đã đảm bảo các điều kiện rất thuận lợi để phát triển nền kinh tế trong nước (do khả năng đảm bảo năng lượng) cũng như hiện đại hóa nền kinh tế bằng nguồn thu từ xuất khẩu. Nhưng tất cả đã không như mong muốn. Tại sao lại như vậy?
Sự trùng hợp bi thảm
Năm 1965, Liên Xô triển khai “các cải cách Kosyghin” (Thủ tướng Liên Xô lúc đó). Về mặt bản chất, đây là ý đồ áp dụng một số điều chỉnh mang tính thị trường riêng biệt vào nền kinh tế kế hoạch – phân phối lúc này đã bộc lộ dấu hiệu trì trệ, hay là, như lúc đó thường nói, giành ưu tiên cho phương pháp điều hành (kinh tế) bằng các đòn bẩy kinh tế để đối trọng với quan điểm hành chính – mệnh lệnh (trong điều hành nền kinh tế).
Sự quan tâm được tập trung vào các xí nghiệp. Dĩ nhiên, dù sao tất cả đều phải nằm trong khuôn khổ của CNXH. Mặc dù vậy, vẫn có không ít những thế lực chống lại các cải cách đó vì cho rằng những sáng kiến mới này là đáng ngờ và nguy hiểm . L.I. Breznhev (Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô lúc đó) chịu rất nhiều tác động, nhưng ông hiểu rằng không thể không thay đổi một cái gì đó.
Cải cách được tiến hành và đem lại những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1970, do có những mâu thuẫn nội bộ nên lại nổ ra một cuộc tranh luận là có nên tiếp tục tiến hành những cải cách nữa hay không (trước hết là bỏ giá bán buôn và thay chức năng của Ủy ban phân phối bằng cơ chế thị trưởng trong bán buôn). Đúng lúc đó, những dòng ngoại tệ từ dầu mỏ tràn về rất “không đúng lúc”.
Dưới tác động của các nguồn thu tài chính mới, trong đầu giới lãnh đạo chính trị Xô Viết đã hình thành một kiểu tư duy mới – từ giờ trở đi, các vấn đề kinh tế và xã hội gai góc nhất cũng có thể giải quyết không phải bằng cách nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kinh tế quốc dân, mà bằng nguồn thu ngày càng tăng từ dầu mỏ và khí đốt.
Những mầm mống đổi mới vừa mới định hình bị bác bỏ. Sự lựa chọn đã rõ. Tội gì phải tiến hành các cải cách đau đớn và đáng ngờ trong khi có những nguồn tài chính (dồi dào) như vậy?
Nền công nghiệp hoạt động rất không hiệu quả, không sản xuất đủ hàng hóa cho người dân? Không vấn đề gì! Chúng ta mua (hàng tiêu dùng) bằng ngoại tệ!
Tình hình sản xuất nông nghiệp ngày càng tệ, các nông trường và nông trang không hoàn thành kế hoạch ư? Cũng không có gì đáng sợ! Chúng ta sẽ nhập khẩu lương thực thực phẩm từ nước ngoài! Cán cân ngoại thương những năm đó thật khủng khiếp. Một Chương trình què quặt – “Đổi dầu mỏ lấy lương thực thực phầm và hàng tiêu dùng” đã thành hình!
“Thiếu bánh mỳ ư - khai thác thêm 3 triệu tấn dầu vượt kế hoạch!”
Trong nửa sau những năm 70 và đầu những năm 80, trong giới lãnh đạo cao nhất Liên Xô đã hình thành một tư duy gắn những đồng đôla thu từ bán dầu mỏ với việc đảm bảo lương thực thực ppẩm và hàng tiêu dùng cho nhân dân.
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (thủ tướng) Liên Xô A.N.Cosyghin, người có mối quan hệ trực tiếp với Tổng giám đốc “Glavtyumennhefgaz” (Tập đoàn dầu khí Tyumen) V.I. Muravko, đã từng đích thân đặt vấn đề với Muravko như sau: “Hiện đang thiếu nhiều bánh mỳ - hãy cấp thêm cho tớ 3 triệu tấn dầu ngoài kế hoạch”.
Và lãnh đạo Liên Xô đã giải quyết nạn thiếu bành mỳ bằng cách khai thác thêm 3 triệu tấn dầu.
Những biên bản làm việc của Bộ chính trị ĐCS Liên Xô được giải mật cách đây không lâu là những bằng chứng rất đáng quan tâm về việc giới lãnh đạo tối cao khi bàn bạc vấn đề xuất khẩu dầu khí đã gắn nó với việc nhập khẩu lương thực thực phẩm và mua hàng tiêu dùng như thế nào.
Cụ thể, tháng 5/1984, tại một cuộc họp Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng N.A. Thikhonov đã thừa nhận: “Số tiền bán dầu (của chúng ta – Liên Xô) cho các nước tư bản chủ nghĩa Phương Tây, (được sử dụng) chủ yếu là để thanh toán các khoản tiền mua lương thực và một số mặt hàng khác. Chính vì vậy, có lẽ khi soạn thảo kế hoạch 5 năm (tới) cần xem xét vấn đề tăng lượng khai thác để có thể xuất khẩu thêm dầu – tăng khoảng 5-6 triệu tấn trong 5 năm.
Giới lãnh đạo Xô Viết không muốn lắng nghe những cảnh báo rằng việc thay thế hoạt động (có hiệu quả) của nền kinh tế bằng nhập khẩu là cực kỳ nguy hiểm. Nền kinh tế quốc dân vận hành ngày càng tệ hơn. Càng ngày càng khó đảm bảo mức sống vốn đã rất khiêm tốn của người dân.
Nhưng vấn đề đau đầu nhất, dĩ nhiên, đó là vấn đề lương thực. Khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp luôn là đề tài nóng trong các hội nghị BCHTW ĐCS Liên Xô thời đại Breznhev, bắt đầu từ Hội nghị trung ương tháng 3/1965.
Chính phủ (Liên Xô) khi đó tuyên bố tăng đầu tư cho nông nghiệp, tiến hành cơ giới hóa và điện khí hóa sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích khai hoang và hóa học hóa nông nghiệp.
Nhưng ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp thực phẩm vẫn không thể đảm bảo đủ nhu cầu của dân chúng. Để có thể nuôi người dân Xô Viết, Chính phủ ngày càng phải nhập nhiều lương thực từ nước ngoài. Nếu như năm 1970 nhập 2,2 triệu tấn ngũ cốc, thì năm 1975 – đã là 15,9 triệu tấn. Đến năm 1980, sản lượng ngũ cốc mua từ nước ngoài tăng đến 27,8 triệu tấn, 5 năm sau đó – lên tới 44,2 triệu tấn. Chỉ trong vòng 15 năm – tăng gấp 20 lần! Khủng hoảng lương thực ngày càng có quy mô nguy hiểm.
Tệ hại nhất là việc cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt. Tại Matxcova, Leningrad, thủ đô các nước cộng hòa và một số thành phố lớn khác , khả năng đảm bảo nhu cầu ( về thịt và các sản phẩm từ thịt ) còn ở một mức độ nào đó có thể chấp nhận được . Nhưng còn tại các điểm dân cư khác …..
Mặc dù ( Chính phủ Liên Xô ) đã tăng rất mạnh lượng thịt nhập khẩu (đến đầu năm 1980 Liên Xô mua gần 1 triệu tấn thịt!), mức độ tiêu thụ thịt tính theo đầu người chỉ tăng đến giữa những năm 1970, còn sau đó chỉ dừng ở mức 40 kg/đầu người /năm. Việc nhập khẩu một số lượng khổng lồ hạt ngũ cốc và nhập khẩu thịt trực tiếp cũng chỉ vừa đủ để bù cho sự sụp đổ của nền nông nghiệp.
Tình cảnh với hàng tiêu dùng cũng không sáng sủa hơn. Công nghiệp nhẹ rõ ràng không đủ sức thực hiện khẩu hiệu “Nhiều hàng chất lượng cao hơn và chủng loại phong phú hơn”! Thời kỳ đầu vấn đề (trong sản xuất hàng tiêu dùng) được quan tâm hơn cả là chất lượng sản phẩm:
“Nhiều nguồn lực lớn đã được đầu tư vào công tác nâng cao chất lượng và chủng loại hàng hóa. Trong năm ngoái, cụ thể, số lượng giày da xuất xưởng là gần 700 triệu đôi – tức gần 3 đôi / người. Và nếu như nhu cầu về giày chưa được đáp ứng, thì vấn đề không phải là số lượng, mà là không đủ lượng giày có chất lượng cao hợp và thời trang.
Tình hình cũng tương tự như vậy với nhiều loại vải, quần áo may sẵn và sản phẩm trang trí” (trích báo cáo tại Đại hội lần thứ XXV ĐCS Liên Xô năm 1976). Đến đầu những năm 1980, vấn đề đã không còn là hoàn thành kế hoạch về số lượng sản phẩm hay không.
Báo cáo tại Đại hội XXVI ĐCS Liên Xô (1981) thừa nhận: “Có một thực tế là nhiều năm liền các kế hoạch sản xuất nhiều chủng loại hàng tiêu dùng đều không thực hiện được, đặc biệt là (kế hoạch sản xuất) vải, đồ đan, giày da..” .
Để có thể đảm bảo quần áo và giày dép cho nhân dân, (chính phủ Liên Xô) lại tăng cường nhập khẩu. Nhưng cũng giống như đối với lương thực thực phẩm, việc mua vải, giày dép cũng chỉ duy trì được mức nhu cầu vốn không quá cao lúc đó. Cụ thể, sản phẩm đồ đan chỉ ở mức 2,1 sản phẩm/đầu người, còn giày – 3,2 đôi/ người.
Điều tệ hại nhất là khi dùng ngoại tệ để mua lương thực và hàng tiêu dùng, Giới lãnh đạo Xô Viết trên thực tế đã không sử dụng nguồn thu từ xuất khẩu dầu để hiện đại hóa công nghệ quy mô lớn.
Tỉnh Irkutsk . Đây là dầu của vùng Verkhche – Chonsk ! 1987 . Ảnh : TASS
Việc (giới lãnh đạo Liên Xô) coi thường những thành tựu của thế giới trong lĩnh vực phát triển công nghệ máy tính đã gây ra những hậu quả bi thảm – chính trong lĩnh vực này đã diễn ra những thay đổi mang tính toàn cầu- những thay đổidẫn đến việc hình thành xã hội thông tin.
Những năm 70 đối với Liên Xô là những năm của các cơ hội bị bỏ lỡ. Các nước phát triển trong những năm này đã tiến hành “cải tổ cơ cấu” nền kinh tế và xây dựng nền móng cho một xã hội hậu công nghiệp, và vì thế vai trò của nhiên liệu và tài nguyên trong xã hội này bị giảm đi, còn Liên Xô thì không chỉ khăng khăng giữ mô hình công nghiệp trong phát triển mà còn xây dựng một nền kinh tế tài nguyên (dựa vào tài nguyên) – một nền kinh tế làm cho đất nước ngày càng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên năng lượng và cơ cấu giá thế giới.
Thập kỷ tồn tại cuối cùng của Liên Xô cho thấy định hướng một chiều dựa vào lĩnh vực năng lượng để bù đắp cho hoạt động kém hiệu quả của nền kinh tế quốc dân là một đường lối cực kỳ dễ bị tổn thương và không có khả năng đưa đất nước ra khỏi tình trạng trì trệ về kinh tế.
Lê Hùng – Nguyễn Hoàng /
Báo Đất Việt (Dịch và chú thích)
Báo Đất Việt (Dịch và chú thích)
Relate Threads