Người đứng đầu đơn vị vận hành nhà máy mong Chính phủ sẽ bảo lãnh cho khoản vay để nâng cấp...
Công ty TNHH Một thành viên Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) mới đây đã có tờ trình gửi Bộ Công Thương về dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất.
BSR là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), và là đơn vị chịu trách nhiệm vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Muốn Chính phủ bảo lãnh vay
Theo tờ trình của BSR, dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất cần tổng vốn đầu tư 1,806 tỷ USD, trong đó vốn chủ sở hữu/vốn vay tối thiểu là 30%/70%, tức phải vay thêm khoảng 1,26 tỷ USD (28.715 tỷ đồng).
Dự kiến, vốn chủ sở hữu do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cấp, vốn vay thì từ các nguồn tín dụng xuất khẩu, vay thương mại từ các ngân hàng trong và ngoài nước.
Theo báo cáo tài chính tính đến 31/12/2016, BSR có tổng tài sản 61.319 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả là 28.951 tỷ đồng, tăng gần 1.900 tỷ so với năm trước. Nợ ngắn hạn là 14.645 tỷ, nợ dài hạn khoảng 14.306 tỷ đồng. Theo BSR, tỷ lệ nợ/tổng tài sản là 50/50, đây là tỷ lệ tốt đối với doanh nghiệp sản xuất.
Như vậy, sau khi nâng cấp và mở rộng nhà máy, khoản nợ vay với nợ phải trả của công ty có thể lên tới 57.666 tỷ đồng.
Trao đổi với VnEconomy, Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên cho biết, số tiền vay 1,26 tỷ USD cho dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất là phù hợp với quyết định phê duyệt của Thủ tướng.
“Công ty đã có kế hoạch về phương án dòng tiền của dự án, trong đó dòng thu vào và chi ra cân đối trả đúng hạn nợ dài hạn, gồm nợ cũ 28.951 tỷ và nợ mới 28.715 tỷ. Đồng thời, công ty cũng cố gắng tìm kiếm nguồn vay có chi phí thấp nhất và thời gian vay dài hạn, trong đó ưu tiên nguồn vay tín dụng xuất khẩu”, ông Nguyên cho hay.
Ông Nguyên cũng mong muốn Chính phủ bảo lãnh cho khoản vay của công ty. “Chúng tôi mong muốn được bảo lãnh của Chính phủ để có cơ hội tiếp cận được nguồn tiền vay tối ưu cho dự án. Hiện nay công ty không bị áp lực về nguồn vay cho dự án, song vẫn cân nhắc để có được nguồn vốn vay lãi suất thấp và thời gian vay dài hạn”, ông nói.
Theo báo cáo tài chính, năm 2016, doanh thu của BSR đạt 73.598 tỷ đồng, trong khi năm trước ở mức 95.064 tỷ, do giá dầu giảm. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 4.492 tỷ, dù giảm đáng kể so với mức 6.169 tỷ năm trước đó.
Hiện xăng của Dung Quất đang có lợi thế hơn về thuế so với xăng nhập khẩu. Tuy nhiên lợi thế này sẽ bị san bằng khi theo lộ trình năm 2024, thuế nhập khẩu xăng về 0% theo quy định của các hiệp định thương mại tự do.
Nâng cấp để sản xuất xăng dầu Euro 4
Nhằm hạn chế phát thải các khí độc hại gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn, năm 2011, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 49 về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải tại Việt Nam.
Theo đó từ 1/1/2017, xăng dầu trong nước phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4. Quy định là vậy, song đến nay tiêu chuẩn Euro 4 vẫn chưa được thực thi quyết liệt. Nguyên nhân bởi nhiên liệu trong nước vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn Euro 4, và trên 45 triệu động cơ ôtô, xe máy hiện nay cũng đang dùng nhiện liệu Euro 2.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đến nay mới chỉ cho ra sản phẩm xăng dầu đạt mức Euro 3 với xăng RON 95 và mức Euro 2 đối với các sản phẩm còn lại.
"Sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện nay không thể đáp ứng được tiêu chuẩn Euro 4, Euro 5 theo lộ trình khí thải tại Quyết định 49. Nhưng sau khi hoàn thành nâng cấp mở rộng dự kiến năm 2021, công suất chế biến nhà máy tăng lên 8,5 triệu tấn dầu thô/năm và chất lượng sản phẩm xăng dầu sẽ đáp ứng chỉ tiêu chất lượng Euro 5”, Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên cho hay.
Trong bối cảnh BSR dự kiến phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) vào cuối năm 2017, nhà máy lọc dầu Dung Quất được định giá 3,2 tỷ USD (72.879 tỷ đồng), Nhà nước dự kiến sẽ nắm dưới 50% vốn tại đây.
BSR là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), và là đơn vị chịu trách nhiệm vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Muốn Chính phủ bảo lãnh vay
Theo tờ trình của BSR, dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất cần tổng vốn đầu tư 1,806 tỷ USD, trong đó vốn chủ sở hữu/vốn vay tối thiểu là 30%/70%, tức phải vay thêm khoảng 1,26 tỷ USD (28.715 tỷ đồng).
Dự kiến, vốn chủ sở hữu do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cấp, vốn vay thì từ các nguồn tín dụng xuất khẩu, vay thương mại từ các ngân hàng trong và ngoài nước.
Theo báo cáo tài chính tính đến 31/12/2016, BSR có tổng tài sản 61.319 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả là 28.951 tỷ đồng, tăng gần 1.900 tỷ so với năm trước. Nợ ngắn hạn là 14.645 tỷ, nợ dài hạn khoảng 14.306 tỷ đồng. Theo BSR, tỷ lệ nợ/tổng tài sản là 50/50, đây là tỷ lệ tốt đối với doanh nghiệp sản xuất.
Như vậy, sau khi nâng cấp và mở rộng nhà máy, khoản nợ vay với nợ phải trả của công ty có thể lên tới 57.666 tỷ đồng.
Trao đổi với VnEconomy, Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên cho biết, số tiền vay 1,26 tỷ USD cho dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất là phù hợp với quyết định phê duyệt của Thủ tướng.
“Công ty đã có kế hoạch về phương án dòng tiền của dự án, trong đó dòng thu vào và chi ra cân đối trả đúng hạn nợ dài hạn, gồm nợ cũ 28.951 tỷ và nợ mới 28.715 tỷ. Đồng thời, công ty cũng cố gắng tìm kiếm nguồn vay có chi phí thấp nhất và thời gian vay dài hạn, trong đó ưu tiên nguồn vay tín dụng xuất khẩu”, ông Nguyên cho hay.
Ông Nguyên cũng mong muốn Chính phủ bảo lãnh cho khoản vay của công ty. “Chúng tôi mong muốn được bảo lãnh của Chính phủ để có cơ hội tiếp cận được nguồn tiền vay tối ưu cho dự án. Hiện nay công ty không bị áp lực về nguồn vay cho dự án, song vẫn cân nhắc để có được nguồn vốn vay lãi suất thấp và thời gian vay dài hạn”, ông nói.
Theo báo cáo tài chính, năm 2016, doanh thu của BSR đạt 73.598 tỷ đồng, trong khi năm trước ở mức 95.064 tỷ, do giá dầu giảm. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 4.492 tỷ, dù giảm đáng kể so với mức 6.169 tỷ năm trước đó.
Hiện xăng của Dung Quất đang có lợi thế hơn về thuế so với xăng nhập khẩu. Tuy nhiên lợi thế này sẽ bị san bằng khi theo lộ trình năm 2024, thuế nhập khẩu xăng về 0% theo quy định của các hiệp định thương mại tự do.
Nâng cấp để sản xuất xăng dầu Euro 4
Nhằm hạn chế phát thải các khí độc hại gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn, năm 2011, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 49 về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải tại Việt Nam.
Theo đó từ 1/1/2017, xăng dầu trong nước phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4. Quy định là vậy, song đến nay tiêu chuẩn Euro 4 vẫn chưa được thực thi quyết liệt. Nguyên nhân bởi nhiên liệu trong nước vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn Euro 4, và trên 45 triệu động cơ ôtô, xe máy hiện nay cũng đang dùng nhiện liệu Euro 2.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đến nay mới chỉ cho ra sản phẩm xăng dầu đạt mức Euro 3 với xăng RON 95 và mức Euro 2 đối với các sản phẩm còn lại.
"Sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện nay không thể đáp ứng được tiêu chuẩn Euro 4, Euro 5 theo lộ trình khí thải tại Quyết định 49. Nhưng sau khi hoàn thành nâng cấp mở rộng dự kiến năm 2021, công suất chế biến nhà máy tăng lên 8,5 triệu tấn dầu thô/năm và chất lượng sản phẩm xăng dầu sẽ đáp ứng chỉ tiêu chất lượng Euro 5”, Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên cho hay.
Trong bối cảnh BSR dự kiến phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) vào cuối năm 2017, nhà máy lọc dầu Dung Quất được định giá 3,2 tỷ USD (72.879 tỷ đồng), Nhà nước dự kiến sẽ nắm dưới 50% vốn tại đây.
vneconomy.vn
Relate Threads