Tờ Finanical Times ngày 22-5 đăng bài viết nhận định kỷ nguyên giá dầu thấp đã chấm dứt do các kho dự trữ dầu trên toàn cầu đang giảm nhanh giữa lúc nhu cầu toàn cầu tăng nhanh nhưng các nguồn cung lại bị siết chặt.
Giá dầu sẽ tiếp tục đà tăng trong trung hạn vì nhiều lý do, trong đó có việc nhu cầu dầu toàn cầu đang tăng một cách ổn định.
Dầu đá phiến không đáp ứng nổi nhu cầu
Bài viết cho biết khi giá dầu sụp đổ vào năm 2014 do các lo ngại nguồn cung dư thừa trong bối cảnh sản lượng dầu đá phiến Mỹ tăng nhanh, giới đầu tư tin rằng giá dầu sẽ duy trì ở mức thấp trong dài hạn. Giá đã dao động trong khoảng 40-55 đô la Mỹ/thùng trong giai đoạn 2015-2017 nhưng bước sang năm 2018, khi thực tế cho thấy dầu đá phiến Mỹ không đáp ứng nổi nhu cầu dầu tăng trên toàn cầu (tăng thêm trung bình 1,7 triệu thùng/ngày kể từ năm 2014) khi các nguồn cung khác bao gồm tự OPEC bị thu hẹp, dầu đã bứt phá khỏi khoảng giá này, đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên dầu giá thấp.
Có nhiều lý do khiến ngành dầu đá phiến Mỹ không đảm nhận nổi vai trò ổn định nguồn cung bao gồm việc hệ thống đường ống dẫn dầu từ các khu vực mỏ dầu đá phiến đã hoạt động quá tải.
Trao đổi với hãng tin CNBC hôm 22-5, Amrita Sen, Giám đốc phân tích thị trường dầu ở công ty tư vấn năng lượng Energy Aspects, cũng cho rằng thời kỳ giá dầu thấp đã chấm dứt sau khi thị trường dầu trải qua quá trình tăng giá bền vững kể từ năm ngoái và đang đứng trước các mối lo ngại cú sốc nguồn cung, đặc biệt là từ Venezuela, nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới.
Bà cảnh báo giá dầu có thể tăng sốc giữa lúc sản lượng dầu đang giảm nhanh ở Venezuela, Mỹ sắp tái áp đặt trừng phạt Iran và các cuộc nội chiến ở Syria và Yemen có liên quan đến các nước sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông. Trước hết, nguy cơ nguồn cung bị thu hẹp tại Venezuela lớn hơn Iran. Kế tiếp, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 21-5 ban hành sắc lệnh cấm các công ty Mỹ và công dân Mỹ mua trái phiếu do chính phủ Venezuela hoặc tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela phát hành sẽ càng làm tê liệt các hoạt động của ngành công nghiệp dầu khí Venezuela.
Dầu sẽ tiếp tục tăng giá trong trung hạn
Cùng ngày, trang tin Market Watch đăng bài viết nhận định giá dầu sẽ tiếp tục đà tăng trong trung hạn vì nhiều lý do. Thứ nhất, nhu cầu dầu toàn cầu đang vững mạnh. Jonathan Waghorn, người quản lý Quỹ đầu tư năng lượng toàn cầu Guinness Atkinson, cho biết nhờ sự tăng trưởng đồng bộ trên toàn cầu, nhu cấu dầu sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày trong năm nay lên mức cao mới 99,3 triệu thùng/ngày.
Thứ hai, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC bao gồm Nga vẫn tuân thủ kỷ luật chặt chẽ trong việc thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu 1,8 triệu thùng/ngày, giúp lượng dầu dư thừa trên toàn cầu gần như không còn, tạo động lực tăng giá trên thị trường dầu. Saudi Arabia, nước dẫn đầu OPEC, chắc chắn muốn tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt thỏa thuận vì nước này cần nguồn thu từ dầu để trang trải chi phí cho các chương trình phát triển trong nước. Cứ mỗi đô la Mỹ tăng giá trên một thùng dầu, Ả rập Saudi lại có thêm 3,1 tỉ đô la Mỹ mỗi năm cho ngân sách.
Thứ ba, các rủi ro địa chính trị khiến giới đầu tư lo ngại nguồn cung bị gián đoạn. Hiện nay, các căng thẳng đang gia tăng giữa Saudi Arabia và các nhóm phiến quân ở nước láng giềng Yemen, giữa Israel và Iran cũng như ở chiến trường Syria. Trong tháng 4, nhóm phiến quân Hồi giáo Houthi ở Yemen đã bắn hai tên lửa nhằm vào một cơ sở dầu khí tại thành phố miền Nam Jazan của Saudi Arabia nhưng chúng đã bị đánh chặn trước khi đến đích. Nhà phân tích năng lượng Mike Breard ở công ty tư vấn đầu tư Hodges Capital Management nhận định nếu căng thẳng Israel-Iran leo thang, Israel có thể không kích vào cơ sở hạ tầng dầu khí của Iran.
Ngoài ra, các căng thẳng chính trị ở Lybia và Nigeria cũng kìm hãm tăng trưởng sản lượng dầu ở hai nước này. Trong khi đó, Venezuela ngày càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế, gây ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác dầu, khiến sản lượng dầu của nước này lao dốc.
Thứ tư, các tập đoàn dầu khí toàn cầu thiếu đầu tư cho các dự án lớn. Khi giá dầu sụp đổ cách đây vài năm, các ông lớn dầu khí đã hạn chế đầu tư cho các dự án dài hạn, tốn kém, chẳng hạn các mỏ nước sâu ở Biển Bắc (vùng biển phía bắc Đại Tây Dương). Do vậy, các mỏ dầu có trữ lượng dầu lớn hiện nay sẽ dần cạn kiệt mà không được thay thế. Vấn đề này không thể giải quyết nhanh chóng vì các dự án lớn cần phải mất nhiều năm phát triển mới có thể đưa vào hoạt động.
Thứ năm, ngành dầu phiến Mỹ đang giữ kỷ luật đầu tư rất tốt. Một trong những nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư trên thị trường dầu là các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ sẽ vay tiền để ồ ạt đầu tư, khiến sản lượng dầu tăng lên, kéo giá dầu đi xuống. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Nhiều công ty dầu đá phiến từng “suýt chết” vì mắc kẹt trong các khoản nợ khổng lồ khi giá dầu bắt đầu lao dốc vào năm 2014. Nhiều công ty dầu đá phiến khác không trụ nổi và đã phá sản trong “cơn bão” giá dầu thấp. Do vậy, hiện nay, các công ty dầu đá phiến Mỹ hết sức thận trọng khi mở rộng đầu tư. Họ cam kết với các cổ đông sẽ không vay tiền và chi tiêu quá tay vì không muốn lặp lại trải nghiệm sinh tử đó một lần nữa.
Giá dầu sẽ tiếp tục đà tăng trong trung hạn vì nhiều lý do, trong đó có việc nhu cầu dầu toàn cầu đang tăng một cách ổn định.
Bài viết cho biết khi giá dầu sụp đổ vào năm 2014 do các lo ngại nguồn cung dư thừa trong bối cảnh sản lượng dầu đá phiến Mỹ tăng nhanh, giới đầu tư tin rằng giá dầu sẽ duy trì ở mức thấp trong dài hạn. Giá đã dao động trong khoảng 40-55 đô la Mỹ/thùng trong giai đoạn 2015-2017 nhưng bước sang năm 2018, khi thực tế cho thấy dầu đá phiến Mỹ không đáp ứng nổi nhu cầu dầu tăng trên toàn cầu (tăng thêm trung bình 1,7 triệu thùng/ngày kể từ năm 2014) khi các nguồn cung khác bao gồm tự OPEC bị thu hẹp, dầu đã bứt phá khỏi khoảng giá này, đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên dầu giá thấp.
Có nhiều lý do khiến ngành dầu đá phiến Mỹ không đảm nhận nổi vai trò ổn định nguồn cung bao gồm việc hệ thống đường ống dẫn dầu từ các khu vực mỏ dầu đá phiến đã hoạt động quá tải.
Trao đổi với hãng tin CNBC hôm 22-5, Amrita Sen, Giám đốc phân tích thị trường dầu ở công ty tư vấn năng lượng Energy Aspects, cũng cho rằng thời kỳ giá dầu thấp đã chấm dứt sau khi thị trường dầu trải qua quá trình tăng giá bền vững kể từ năm ngoái và đang đứng trước các mối lo ngại cú sốc nguồn cung, đặc biệt là từ Venezuela, nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới.
Bà cảnh báo giá dầu có thể tăng sốc giữa lúc sản lượng dầu đang giảm nhanh ở Venezuela, Mỹ sắp tái áp đặt trừng phạt Iran và các cuộc nội chiến ở Syria và Yemen có liên quan đến các nước sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông. Trước hết, nguy cơ nguồn cung bị thu hẹp tại Venezuela lớn hơn Iran. Kế tiếp, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 21-5 ban hành sắc lệnh cấm các công ty Mỹ và công dân Mỹ mua trái phiếu do chính phủ Venezuela hoặc tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela phát hành sẽ càng làm tê liệt các hoạt động của ngành công nghiệp dầu khí Venezuela.
Dầu sẽ tiếp tục tăng giá trong trung hạn
Cùng ngày, trang tin Market Watch đăng bài viết nhận định giá dầu sẽ tiếp tục đà tăng trong trung hạn vì nhiều lý do. Thứ nhất, nhu cầu dầu toàn cầu đang vững mạnh. Jonathan Waghorn, người quản lý Quỹ đầu tư năng lượng toàn cầu Guinness Atkinson, cho biết nhờ sự tăng trưởng đồng bộ trên toàn cầu, nhu cấu dầu sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày trong năm nay lên mức cao mới 99,3 triệu thùng/ngày.
Thứ hai, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC bao gồm Nga vẫn tuân thủ kỷ luật chặt chẽ trong việc thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu 1,8 triệu thùng/ngày, giúp lượng dầu dư thừa trên toàn cầu gần như không còn, tạo động lực tăng giá trên thị trường dầu. Saudi Arabia, nước dẫn đầu OPEC, chắc chắn muốn tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt thỏa thuận vì nước này cần nguồn thu từ dầu để trang trải chi phí cho các chương trình phát triển trong nước. Cứ mỗi đô la Mỹ tăng giá trên một thùng dầu, Ả rập Saudi lại có thêm 3,1 tỉ đô la Mỹ mỗi năm cho ngân sách.
Thứ ba, các rủi ro địa chính trị khiến giới đầu tư lo ngại nguồn cung bị gián đoạn. Hiện nay, các căng thẳng đang gia tăng giữa Saudi Arabia và các nhóm phiến quân ở nước láng giềng Yemen, giữa Israel và Iran cũng như ở chiến trường Syria. Trong tháng 4, nhóm phiến quân Hồi giáo Houthi ở Yemen đã bắn hai tên lửa nhằm vào một cơ sở dầu khí tại thành phố miền Nam Jazan của Saudi Arabia nhưng chúng đã bị đánh chặn trước khi đến đích. Nhà phân tích năng lượng Mike Breard ở công ty tư vấn đầu tư Hodges Capital Management nhận định nếu căng thẳng Israel-Iran leo thang, Israel có thể không kích vào cơ sở hạ tầng dầu khí của Iran.
Ngoài ra, các căng thẳng chính trị ở Lybia và Nigeria cũng kìm hãm tăng trưởng sản lượng dầu ở hai nước này. Trong khi đó, Venezuela ngày càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế, gây ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác dầu, khiến sản lượng dầu của nước này lao dốc.
Thứ tư, các tập đoàn dầu khí toàn cầu thiếu đầu tư cho các dự án lớn. Khi giá dầu sụp đổ cách đây vài năm, các ông lớn dầu khí đã hạn chế đầu tư cho các dự án dài hạn, tốn kém, chẳng hạn các mỏ nước sâu ở Biển Bắc (vùng biển phía bắc Đại Tây Dương). Do vậy, các mỏ dầu có trữ lượng dầu lớn hiện nay sẽ dần cạn kiệt mà không được thay thế. Vấn đề này không thể giải quyết nhanh chóng vì các dự án lớn cần phải mất nhiều năm phát triển mới có thể đưa vào hoạt động.
Thứ năm, ngành dầu phiến Mỹ đang giữ kỷ luật đầu tư rất tốt. Một trong những nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư trên thị trường dầu là các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ sẽ vay tiền để ồ ạt đầu tư, khiến sản lượng dầu tăng lên, kéo giá dầu đi xuống. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Nhiều công ty dầu đá phiến từng “suýt chết” vì mắc kẹt trong các khoản nợ khổng lồ khi giá dầu bắt đầu lao dốc vào năm 2014. Nhiều công ty dầu đá phiến khác không trụ nổi và đã phá sản trong “cơn bão” giá dầu thấp. Do vậy, hiện nay, các công ty dầu đá phiến Mỹ hết sức thận trọng khi mở rộng đầu tư. Họ cam kết với các cổ đông sẽ không vay tiền và chi tiêu quá tay vì không muốn lặp lại trải nghiệm sinh tử đó một lần nữa.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads