Tình hình hỗn loạn ngày càng nghiêm trọng ở Venezuela có thể sớm tạo ra những chấn động rung lắc trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Suốt thời gian qua, Venezuela đang chìm trong khủng hoảng sâu sắc, người dân sống trong cảnh thiếu hụt nghiêm trọng thực phẩm và thuộc men. Những dịch vụ đơn giản phục vụ cho cuộc sống đời thường như sữa, trứng, bánh mì… người dân cũng phải chờ đợi hàng giờ tại các siêu thị để mua được chúng. Dù vậy, bất chấp tình trạng thiếu hụt triền miên, chính phủ nước này vẫn từ chối sự hỗ trợ của các tổ chức nhân đạo quốc tế.
“Với họ, chấp nhận cứu trợ nhân đạo không khác nào thựa nhận, tình trạng khủng hoảng tồi tệ này do Chính phủ gây ra”, Erika Guevara Rosas, Giám đốc khu vực châu Mỹ tại Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết. Bình luận về vấn đề này, CNN Money (Mỹ) khẳng định, không chỉ chìm sâu trong một cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo, Venezuela còn chứng kiến sản lượng dầu thô, nguồn thu ngoại tệ gần như là duy nhất của quốc gia Nam Mỹ này sụt xuống mức thấp nhất trong 13 năm.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, sản lượng dầu mỏ của Venezuela thậm chí có thể giảm sâu hơn. Hồi tháng Bảy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF còn đưa ra dự báo, Venezuela sẽ chìm sâu vào khủng hoảng năm nay. IMF cho rằng GDP Venezuela sẽ giảm 10% năm nay, tệ hơn dự báo trước đó là 8%. Lạm phát ước tính lên 700%, tăng so với con số trước đó là 480%.
CNN Money cũng dẫn báo cáo mới đây của Trung tâm Chính sách năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia (Mỹ) đã nhấn mạnh, tình trạng hiện giờ của Venezula sẽ là một rủi ro lớn về nguồn cung đối với thị trường dầu mỏ trong năm 2017. Hiện giá dầu thế giới ở mức khoảng 45 USD/thùng, giảm mạnh từ mức khoảng 110 USD/thùng cách đây hai năm. Lý do chính khiến giá dầu giảm là có quá nhiều nguồn cung trên toàn cầu. Tuy nhiên, ranh giới giữa tình trạng thừa cung và thiếu cung trên thị trường dầu là khá mong manh, và Venezuela hoàn toàn có thể khiến tương quan cung - cầu hiện nay đảo chiều.
“Venezuela là “dấu hỏi” lớn nhất hiện nay trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Nền kinh tế nước này đã vượt ra ngoài vòng kiểm soát. Lo ngại nằm ở chỗ sản lượng dầu của Venezuela sẽ sụt sâu hơn nữa”, Giám đốc phụ trách nghiên cứu thị trường hàng hóa cơ bản thuộc công ty ClipperData Matt Smith nhận định.
Venezuela là một nước thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC. Nhưng trong lúc các nước còn lại trong OPEC đẩy mạnh khai thác dầu, Venezuela lại giảm sản lượng, bất chấp việc nước này sở hữu trữ lượng dầu mỏ đã được phát hiện lớn nhất hành tinh.
Trong tháng 6, sản lượng dầu của Venezuela là 2,1 triệu thùng/ngày, giảm khoảng 30% từ mức 3 triệu thùng/ngày vào năm 2008 và giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu của Venezuela trong nửa đầu năm nay đi ngang so với cùng kỳ năm 2015. Với những nhà kinh tế lạc quan, những khủng hoảng của Venezuela mới chỉ dừng ở mức báo động, còn chưa “chạm” đến thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Venezuela đang đối mặt với thách thức lớn trong việc duy trì mức xuất khẩu dầu như hiện tại. Công ty dầu khí nhà nước PDVSA của quốc gia Nam Mỹ này đang gánh những khoản nợ khổng lồ, trong đó có vài tỷ USD cần phải trả vào mùa thu năm nay. Nhiều chuyên gia cho rằng PDVSA không thể trả nổi những khoản nợ sắp đến hạn thanh toán đó.
Hai công ty dầu khí hàng đầu của Mỹ là Halliburton và Schlumberger mới đây đã tuyên bố giảm hoạt động ở Venezuela do không được thanh toán đầy đủ. Theo số liệu của tập đoàn dầu khí Baker Hughes, lượng giàn khoan dầu của Venezuela đã giảm 1/3 trong vòng 1 năm trở lại đây.
Một phần nguyên nhân tới từ chính phủ Venezuela khi không chịu đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngành dầu khí, xu hướng dài hạn của sản lượng dầu thô và khí đốt nước này là đi xuống. Mặc dù vậy, có một số ý kiến cho rằng phần sản lượng dầu mất mát ở Venezuela sẽ nhanh chóng được bù đắp bởi nguồn cung từ Mỹ và các quốc gia khác.
Sản lượng dầu của Mỹ hiện nay đã giảm khoảng 800.000 thùng/ngày so với mức đỉnh gần đây, và các công ty dầu mỏ của Mỹ có khả năng linh hoạt lớn trong việc phản ứng trước sự thiếu hụt nguồn cung.
Dù có nhiều nhận định đưa ra về tình hình của quốc gia Nam Mỹ này, có những người cho rằng tác động của Venezuela không ảnh hưởng nhiều đến thị trường dầu mỏ thế giới. Nhưng cần thấy rằng, nếu không có sự can thiệp sớm từ những quỹ bình ổn quốc tế, thì sản xuất của nước này sẽ tiếp tục giảm và con đường hiện thời là không bền vững.
“Chúng ta không hết dầu, chúng ta hết dầu giá rẻ. Đây là điểm mà Venezuela trở thành một nguy cơ”, Russ Dallen, chuyên gia về nợ Venezuela kiêm đối tác quản lý tại Caracas Capital Markets ở Mỹ khẳng định.
Suốt thời gian qua, Venezuela đang chìm trong khủng hoảng sâu sắc, người dân sống trong cảnh thiếu hụt nghiêm trọng thực phẩm và thuộc men. Những dịch vụ đơn giản phục vụ cho cuộc sống đời thường như sữa, trứng, bánh mì… người dân cũng phải chờ đợi hàng giờ tại các siêu thị để mua được chúng. Dù vậy, bất chấp tình trạng thiếu hụt triền miên, chính phủ nước này vẫn từ chối sự hỗ trợ của các tổ chức nhân đạo quốc tế.
“Với họ, chấp nhận cứu trợ nhân đạo không khác nào thựa nhận, tình trạng khủng hoảng tồi tệ này do Chính phủ gây ra”, Erika Guevara Rosas, Giám đốc khu vực châu Mỹ tại Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết. Bình luận về vấn đề này, CNN Money (Mỹ) khẳng định, không chỉ chìm sâu trong một cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo, Venezuela còn chứng kiến sản lượng dầu thô, nguồn thu ngoại tệ gần như là duy nhất của quốc gia Nam Mỹ này sụt xuống mức thấp nhất trong 13 năm.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, sản lượng dầu mỏ của Venezuela thậm chí có thể giảm sâu hơn. Hồi tháng Bảy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF còn đưa ra dự báo, Venezuela sẽ chìm sâu vào khủng hoảng năm nay. IMF cho rằng GDP Venezuela sẽ giảm 10% năm nay, tệ hơn dự báo trước đó là 8%. Lạm phát ước tính lên 700%, tăng so với con số trước đó là 480%.
CNN Money cũng dẫn báo cáo mới đây của Trung tâm Chính sách năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia (Mỹ) đã nhấn mạnh, tình trạng hiện giờ của Venezula sẽ là một rủi ro lớn về nguồn cung đối với thị trường dầu mỏ trong năm 2017. Hiện giá dầu thế giới ở mức khoảng 45 USD/thùng, giảm mạnh từ mức khoảng 110 USD/thùng cách đây hai năm. Lý do chính khiến giá dầu giảm là có quá nhiều nguồn cung trên toàn cầu. Tuy nhiên, ranh giới giữa tình trạng thừa cung và thiếu cung trên thị trường dầu là khá mong manh, và Venezuela hoàn toàn có thể khiến tương quan cung - cầu hiện nay đảo chiều.
“Venezuela là “dấu hỏi” lớn nhất hiện nay trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Nền kinh tế nước này đã vượt ra ngoài vòng kiểm soát. Lo ngại nằm ở chỗ sản lượng dầu của Venezuela sẽ sụt sâu hơn nữa”, Giám đốc phụ trách nghiên cứu thị trường hàng hóa cơ bản thuộc công ty ClipperData Matt Smith nhận định.
Venezuela là một nước thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC. Nhưng trong lúc các nước còn lại trong OPEC đẩy mạnh khai thác dầu, Venezuela lại giảm sản lượng, bất chấp việc nước này sở hữu trữ lượng dầu mỏ đã được phát hiện lớn nhất hành tinh.
Trong tháng 6, sản lượng dầu của Venezuela là 2,1 triệu thùng/ngày, giảm khoảng 30% từ mức 3 triệu thùng/ngày vào năm 2008 và giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu của Venezuela trong nửa đầu năm nay đi ngang so với cùng kỳ năm 2015. Với những nhà kinh tế lạc quan, những khủng hoảng của Venezuela mới chỉ dừng ở mức báo động, còn chưa “chạm” đến thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Venezuela đang đối mặt với thách thức lớn trong việc duy trì mức xuất khẩu dầu như hiện tại. Công ty dầu khí nhà nước PDVSA của quốc gia Nam Mỹ này đang gánh những khoản nợ khổng lồ, trong đó có vài tỷ USD cần phải trả vào mùa thu năm nay. Nhiều chuyên gia cho rằng PDVSA không thể trả nổi những khoản nợ sắp đến hạn thanh toán đó.
Hai công ty dầu khí hàng đầu của Mỹ là Halliburton và Schlumberger mới đây đã tuyên bố giảm hoạt động ở Venezuela do không được thanh toán đầy đủ. Theo số liệu của tập đoàn dầu khí Baker Hughes, lượng giàn khoan dầu của Venezuela đã giảm 1/3 trong vòng 1 năm trở lại đây.
Một phần nguyên nhân tới từ chính phủ Venezuela khi không chịu đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngành dầu khí, xu hướng dài hạn của sản lượng dầu thô và khí đốt nước này là đi xuống. Mặc dù vậy, có một số ý kiến cho rằng phần sản lượng dầu mất mát ở Venezuela sẽ nhanh chóng được bù đắp bởi nguồn cung từ Mỹ và các quốc gia khác.
Sản lượng dầu của Mỹ hiện nay đã giảm khoảng 800.000 thùng/ngày so với mức đỉnh gần đây, và các công ty dầu mỏ của Mỹ có khả năng linh hoạt lớn trong việc phản ứng trước sự thiếu hụt nguồn cung.
Dù có nhiều nhận định đưa ra về tình hình của quốc gia Nam Mỹ này, có những người cho rằng tác động của Venezuela không ảnh hưởng nhiều đến thị trường dầu mỏ thế giới. Nhưng cần thấy rằng, nếu không có sự can thiệp sớm từ những quỹ bình ổn quốc tế, thì sản xuất của nước này sẽ tiếp tục giảm và con đường hiện thời là không bền vững.
“Chúng ta không hết dầu, chúng ta hết dầu giá rẻ. Đây là điểm mà Venezuela trở thành một nguy cơ”, Russ Dallen, chuyên gia về nợ Venezuela kiêm đối tác quản lý tại Caracas Capital Markets ở Mỹ khẳng định.
Phương Anh - Người Đưa Tin
Relate Threads