Hãy bỏ qua Iran, dầu đá phiến và OPEC vì diễn biến đáng chú ý nhất trên thị trường dầu đang diễn ra ở phía bên kia địa cầu.
Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới vào năm ngoái, và trong năm 2018, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hy vọng có thể tạo kỷ lục mới cho chính mình.
Báo cáo công bố hôm 8/5 cho thấy, nhập khẩu trong tháng 4 của Trung Quốc đạt 39,46 triệu tấn. Cho tới đầu năm nay, quốc gia đông dân nhất thế giới chưa bào giờ nhập khẩu nhiều hơn 37 triệu tấn trong một tháng. Còn tính tới thời điểm này, chỉ có tháng 2 khối lượng nhập khẩu dầu không vượt qua mức này vì đợt nghỉ Tết Nguyên đán.
Một số ý kiến cho rằng mọi chuyện lẽ ra không phát triển theo hướng này.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã dự báo tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc bắt đầu chậm lại còn khoảng 300.000 thùng/ngày trong vòng 5 năm tới. Nguyên nhân là quốc gia này chuyển đổi tốc độ công nghiệp hóa thần tốc và sự gia tăng của xe điện làm giảm nhu cầu xăng.
Tuy nhiên, OPEC đã điều chỉnh tăng số liệu của mình trong năm 2017, và điều tương tự có thể xảy ra trong năm nay. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 4 đã tăng 5,1 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương khoảng 1,2 triệu thùng dầu/ngày.
Một vài yếu tố đóng góp cho sự gia tăng này, gồm các mỏ dầu nội địa của Trung Quốc gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu cũng như ngày càng cạn kiện sức lực, và chính quyền Bắc Kinh yêu cầu ba công ty nhà nước lớn phải sản xuất nhiều khí đốt hơn. Kết quả là, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu, vì vậy dù tốc độ tăng trưởng nhu cầu nội địa chậm lại vẫn có thể tác động đáng kể tới thị trường toàn cầu.
Ngoài ra, lượng dầu thô này không hẳn sẽ được tiêu thụ hoàn toàn tại Trung Quốc. Xuất khẩu sản phẩm chưng cất đang tăng lên vì chính phủ nới lỏng hạn ngạch thương mại, với chuyên gia phân tích Andy Meng của Morgan Stanley ước tính khối lượng sản phẩm được xuất khẩu theo hạn ngạch cho phép trong năm 2018 đã vượt qua tổng lượng nhập khẩu trong năm ngoái. Nếu như vậy, đây không còn là câu chuyện nhu cầu nội địa của Trung Quốc bùng nổ vì ngành công nghiệp sử dụng quá công suất.
Xuất khẩu ròng 12 triệu tấn sản phẩm dầu trong vòng 12 tháng qua đủ để biến một quốc gia cho tới vài năm trước là nhà nhà nhập khẩu dầu chưng cất lớn trở thành nhà xuất khẩu lớn, ngang với Hàn Quốc, Kuwait và Ấn Độ.
Cả những nhà mày lọc dầu nhỏ (teapot) của Trung Quốc, chủ yếu là nhà máy tư nhân tại tỉnh Sơn Đông với truyền thống hoạt động ít hơn một nửa thời gian, đã thấy tỷ suất hoạt động tăng gần mức có thể kiếm lời.
Phản ứng của giá dầu đối với quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 của Tổng thống Mỹ Donald Trump được lý giải bởi quyết định này đã được nhiều người dự đoán trước đó, và dầu thô có xu hướng tìm tới những hạn chế như vậy. Sức mạnh của nhu cầu tại Trung Quốc, theo cách dù con số mạnh mẽ hiện tại duy trì trong cả năm hay chỉ đại diện cho sự hình thành trong ngắn hạn, có thể là một nhân tố quyết định.
Hợp đồng dầu thô bằng đồng nhân dân tệ được mở trên sàn giao dịch Thượng Hải thời gian gần đây có thể là một trong những cách dễ dàng nhất để Iran có thể tránh lệnh trừng phạt của Mỹ, thường có hiệu lực khi các ngân hàng cố xóa bỏ những giao dịch bằng đồng USD tại New York. Chính quyền Bắc Kinh đã chuyển nguồn nhập dầu từ Vịnh Ba Tư sang Nga, Mỹ, Brazil, Angola và Malaysia trrong những năm gần đây, nhưng việc thiếu người mua phương Tây sẽ là cơ hội tốt để các nhà máy lọc dầu Trung Quốc quay trở lại với thị trường dầu thô Tehran.
Theo dõi nguồn cung rất quan trọng để hiểu về dầu thô, nhưng không phải là tất cả. Hiện, sức mạnh nhu cầu của Trung Quốc có thể là câu chuyện không thể coi thường nhất trên thị trường.
Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới vào năm ngoái, và trong năm 2018, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hy vọng có thể tạo kỷ lục mới cho chính mình.
Một số ý kiến cho rằng mọi chuyện lẽ ra không phát triển theo hướng này.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã dự báo tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc bắt đầu chậm lại còn khoảng 300.000 thùng/ngày trong vòng 5 năm tới. Nguyên nhân là quốc gia này chuyển đổi tốc độ công nghiệp hóa thần tốc và sự gia tăng của xe điện làm giảm nhu cầu xăng.
Tuy nhiên, OPEC đã điều chỉnh tăng số liệu của mình trong năm 2017, và điều tương tự có thể xảy ra trong năm nay. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 4 đã tăng 5,1 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương khoảng 1,2 triệu thùng dầu/ngày.
Một vài yếu tố đóng góp cho sự gia tăng này, gồm các mỏ dầu nội địa của Trung Quốc gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu cũng như ngày càng cạn kiện sức lực, và chính quyền Bắc Kinh yêu cầu ba công ty nhà nước lớn phải sản xuất nhiều khí đốt hơn. Kết quả là, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu, vì vậy dù tốc độ tăng trưởng nhu cầu nội địa chậm lại vẫn có thể tác động đáng kể tới thị trường toàn cầu.
Ngoài ra, lượng dầu thô này không hẳn sẽ được tiêu thụ hoàn toàn tại Trung Quốc. Xuất khẩu sản phẩm chưng cất đang tăng lên vì chính phủ nới lỏng hạn ngạch thương mại, với chuyên gia phân tích Andy Meng của Morgan Stanley ước tính khối lượng sản phẩm được xuất khẩu theo hạn ngạch cho phép trong năm 2018 đã vượt qua tổng lượng nhập khẩu trong năm ngoái. Nếu như vậy, đây không còn là câu chuyện nhu cầu nội địa của Trung Quốc bùng nổ vì ngành công nghiệp sử dụng quá công suất.
Cả những nhà mày lọc dầu nhỏ (teapot) của Trung Quốc, chủ yếu là nhà máy tư nhân tại tỉnh Sơn Đông với truyền thống hoạt động ít hơn một nửa thời gian, đã thấy tỷ suất hoạt động tăng gần mức có thể kiếm lời.
Hợp đồng dầu thô bằng đồng nhân dân tệ được mở trên sàn giao dịch Thượng Hải thời gian gần đây có thể là một trong những cách dễ dàng nhất để Iran có thể tránh lệnh trừng phạt của Mỹ, thường có hiệu lực khi các ngân hàng cố xóa bỏ những giao dịch bằng đồng USD tại New York. Chính quyền Bắc Kinh đã chuyển nguồn nhập dầu từ Vịnh Ba Tư sang Nga, Mỹ, Brazil, Angola và Malaysia trrong những năm gần đây, nhưng việc thiếu người mua phương Tây sẽ là cơ hội tốt để các nhà máy lọc dầu Trung Quốc quay trở lại với thị trường dầu thô Tehran.
Lyly Cao
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Relate Threads