Trong thực tế, việc Thượng viện Mỹ quyết định tháo bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ không có gì là bất ngờ: vào đầu tháng 10-2015, Hạ viện Mỹ đã thông qua luật này. Tất nhiên các nước, nhất là những nước sống bằng xuất khẩu dầu hỏa như Nga, muốn hay không muốn cũng phải xem xét những “tác dụng phụ” có thể xảy ra.
Lần đó, Thông tấn xã TASS đăng một bài nêu chuyện các chuyên gia Nga bất đồng trước câu hỏi liệu quyết định gỡ lệnh cấm xuất khẩu dầu có đánh trúng thị trường thế giới hay không. Có người cho rằng dự luật này sẽ không bao giờ thành sự thật do lẽ Tổng thống Barack Obama sẽ có thể phủ quyết (trong quá khứ Nhà Trắng đã khước từ hậu thuẫn việc tháo gỡ này).
Một số người cho rằng trong tương lai xa thì có, viện dẫn các ước tính của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ để nghĩ rằng nếu lệnh cấm này kết thúc thì đến năm 2025 Mỹ sẽ xuất khẩu mỗi ngày 2,4 triệu thùng.
Nhiều ý kiến trái ngược
Trong khi đó, một số khác cảnh báo rằng điều đó sẽ đẩy giá dầu xuống thấp kỷ lục. Giám đốc tài chính của Viện Phát triển đương đại (INSOR) của Nga Nikita Maslennikov phát biểu trên Svobodnaya Pressa rằng tác động sẽ xảy ra chỉ trong vài tháng thôi, bằng cớ là nhiều ngân hàng đầu tư lớn hàng đầu đã dự kiến giá dầu giảm xuống đến 30 USD/thùng hoặc thấp hơn nữa chỉ trong vài quý, và trong trường hợp này rõ ràng là rất khó khăn cho Nga.
Tuy nhiên, giám đốc Viện Năng lượng quốc gia Nga Sergey Pravosudov lại nghĩ khác: “Mỹ càng xuất khẩu dầu thì càng phải nhập khẩu dầu”. Kết luận đối với Nga, theo ông, là: “Sẽ không có tác động cơ bản nào đến thị trường dầu hỏa thế giới, thành ra chẳng có việc gì phải lo âu”.
Leonid Grigoriev, trưởng khoa kinh tế thế giới Trường cao học Kinh tế, tin rằng lệnh tháo gỡ này sẽ chỉ hiệu lực sau bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, và rằng “tác động sẽ chủ yếu trên thị trường nội địa Mỹ chứ không ở thị trường bên ngoài”.
Phó giáo sư Ivan Kapitonov của Học viện Kinh tế quốc dân và hành chính Nga (RANEPA) thì nghĩ rằng sẽ có tác động nơi giá dầu một khi Mỹ bán ra các lượng lớn dầu dự trữ đã tích lũy, song sau đó về lâu dài sẽ chẳng tác động gì.
Đến ngày 24-11, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov loan báo ngân sách mới sẽ tính trên cơ sở giá dầu trong khoảng 50 USD/thùng.
Đầu tháng 12, tổng giám đốc Hãng dầu Lukoil của Nga là Alekperov tin rằng trong năm 2016 giá dầu sẽ từ 42-47 USD/thùng, và rằng “nhân loại sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, song các nguồn năng lượng cổ điển là dầu, khí và than đá sẽ tiếp tục dẫn đầu trong 40-50 năm nữa”. Tổng giám đốc Lukoil còn bổ sung rằng ông tin rằng về trung hạn, giá dầu sẽ vào khoảng 60 USD/thùng.
Thế nhưng, chỉ hơn ba tuần sau dự kiến ngân sách trên mức giá 50 USD/thùng của bộ trưởng tài chính, hôm 17-12, tức chỉ hai ngày trước khi Thượng viện Mỹ thông qua luật ngưng cấm xuất khẩu dầu, đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo cuối năm lên tiếng điều chỉnh, tuy không đề cập gì đến việc này: “Nhiều phần chúng ta sẽ phải xem lại các thông số của ngân sách liên bang năm 2016. Quả là rất lạc quan khi đánh giá dầu ở mức 50 USD/thùng”.
Điều chỉnh dự báo kinh tế
Điều chỉnh lại giá dầu dự kiến trong dự thảo ngân sách 2016 nay đã là bắt buộc, song điều chỉnh như thế nào, ở mức nào lại là một bài toán khó, bằng cớ là chỉ trong hơn 20 ngày mà giá dầu trong các tính toán của Chính phủ Nga đã giảm 10 USD/thùng.
Lần ngược lại tháng 1-2015, bản tin “Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến tăng trưởng của Nga lùi về 2,9% trong năm 2015” của Reuters (14-1-2015) cho biết trong năm 2014, do tác động của giá dầu hạ cùng các trừng phạt kinh tế, đồng rúp của Nga bị mất 40% trị giá!
Đến ngày 1-6 năm nay, WB chỉnh lại dự báo: tăng trưởng GDP của Nga năm 2015 này sẽ rút về 2,7% (thay vì 2,9% theo dự báo cuối năm ngoái), song WB còn lạc quan hơn cả người Nga khi cho rằng giá dầu năm 2015 bình quân khoảng 58 USD/thùng, và năm 2016 khoảng 63,6 USD/thùng. Và giờ đây, chính Tổng thống Putin còn phải cho rằng dự báo 50 USD/thùng là quá lạc quan!
Muốn hay không muốn, hậu quả chắc chắn là các nước phía đông châu Âu sẽ giảm lệ thuộc vào dầu hỏa Nga đến 1-3 nếu như Mỹ xuất khẩu dầu hỏa trở lại, như cảnh báo từ tháng 6-2015 của Kimberly VanWyhe, giám đốc chính sách năng lượng của tổ chức Diễn đàn American Action Forum.
Lần đó, Thông tấn xã TASS đăng một bài nêu chuyện các chuyên gia Nga bất đồng trước câu hỏi liệu quyết định gỡ lệnh cấm xuất khẩu dầu có đánh trúng thị trường thế giới hay không. Có người cho rằng dự luật này sẽ không bao giờ thành sự thật do lẽ Tổng thống Barack Obama sẽ có thể phủ quyết (trong quá khứ Nhà Trắng đã khước từ hậu thuẫn việc tháo gỡ này).
Một số người cho rằng trong tương lai xa thì có, viện dẫn các ước tính của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ để nghĩ rằng nếu lệnh cấm này kết thúc thì đến năm 2025 Mỹ sẽ xuất khẩu mỗi ngày 2,4 triệu thùng.
Nhiều ý kiến trái ngược
Trong khi đó, một số khác cảnh báo rằng điều đó sẽ đẩy giá dầu xuống thấp kỷ lục. Giám đốc tài chính của Viện Phát triển đương đại (INSOR) của Nga Nikita Maslennikov phát biểu trên Svobodnaya Pressa rằng tác động sẽ xảy ra chỉ trong vài tháng thôi, bằng cớ là nhiều ngân hàng đầu tư lớn hàng đầu đã dự kiến giá dầu giảm xuống đến 30 USD/thùng hoặc thấp hơn nữa chỉ trong vài quý, và trong trường hợp này rõ ràng là rất khó khăn cho Nga.
Tuy nhiên, giám đốc Viện Năng lượng quốc gia Nga Sergey Pravosudov lại nghĩ khác: “Mỹ càng xuất khẩu dầu thì càng phải nhập khẩu dầu”. Kết luận đối với Nga, theo ông, là: “Sẽ không có tác động cơ bản nào đến thị trường dầu hỏa thế giới, thành ra chẳng có việc gì phải lo âu”.
Leonid Grigoriev, trưởng khoa kinh tế thế giới Trường cao học Kinh tế, tin rằng lệnh tháo gỡ này sẽ chỉ hiệu lực sau bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, và rằng “tác động sẽ chủ yếu trên thị trường nội địa Mỹ chứ không ở thị trường bên ngoài”.
Đến ngày 24-11, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov loan báo ngân sách mới sẽ tính trên cơ sở giá dầu trong khoảng 50 USD/thùng.
Đầu tháng 12, tổng giám đốc Hãng dầu Lukoil của Nga là Alekperov tin rằng trong năm 2016 giá dầu sẽ từ 42-47 USD/thùng, và rằng “nhân loại sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, song các nguồn năng lượng cổ điển là dầu, khí và than đá sẽ tiếp tục dẫn đầu trong 40-50 năm nữa”. Tổng giám đốc Lukoil còn bổ sung rằng ông tin rằng về trung hạn, giá dầu sẽ vào khoảng 60 USD/thùng.
Thế nhưng, chỉ hơn ba tuần sau dự kiến ngân sách trên mức giá 50 USD/thùng của bộ trưởng tài chính, hôm 17-12, tức chỉ hai ngày trước khi Thượng viện Mỹ thông qua luật ngưng cấm xuất khẩu dầu, đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo cuối năm lên tiếng điều chỉnh, tuy không đề cập gì đến việc này: “Nhiều phần chúng ta sẽ phải xem lại các thông số của ngân sách liên bang năm 2016. Quả là rất lạc quan khi đánh giá dầu ở mức 50 USD/thùng”.
Điều chỉnh dự báo kinh tế
Điều chỉnh lại giá dầu dự kiến trong dự thảo ngân sách 2016 nay đã là bắt buộc, song điều chỉnh như thế nào, ở mức nào lại là một bài toán khó, bằng cớ là chỉ trong hơn 20 ngày mà giá dầu trong các tính toán của Chính phủ Nga đã giảm 10 USD/thùng.
Lần ngược lại tháng 1-2015, bản tin “Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến tăng trưởng của Nga lùi về 2,9% trong năm 2015” của Reuters (14-1-2015) cho biết trong năm 2014, do tác động của giá dầu hạ cùng các trừng phạt kinh tế, đồng rúp của Nga bị mất 40% trị giá!
Đến ngày 1-6 năm nay, WB chỉnh lại dự báo: tăng trưởng GDP của Nga năm 2015 này sẽ rút về 2,7% (thay vì 2,9% theo dự báo cuối năm ngoái), song WB còn lạc quan hơn cả người Nga khi cho rằng giá dầu năm 2015 bình quân khoảng 58 USD/thùng, và năm 2016 khoảng 63,6 USD/thùng. Và giờ đây, chính Tổng thống Putin còn phải cho rằng dự báo 50 USD/thùng là quá lạc quan!
Muốn hay không muốn, hậu quả chắc chắn là các nước phía đông châu Âu sẽ giảm lệ thuộc vào dầu hỏa Nga đến 1-3 nếu như Mỹ xuất khẩu dầu hỏa trở lại, như cảnh báo từ tháng 6-2015 của Kimberly VanWyhe, giám đốc chính sách năng lượng của tổ chức Diễn đàn American Action Forum.
Theo: Tuổi Trẻ
Relate Threads