Các công ty dầu châu Âu không loại trừ khả năng giảm nhập khẩu dầu thô từ Iran sau khi Mỹ đe dọa các lệnh trừng phạt mới, với một số người dự kiến các vấn đề ngân hàng cản trở giao dịch, nhưng không vội vàng cắt giảm nhập khẩu ngay lập tức.
Ngày 8/5 Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran và sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm giảm xuất khẩu dầu mỏ từ nhà sản xuất lớn thứ 3 của OPEC này.
Nhưng đến ngày 11/5, các công ty tại châu Âu cho biết họ vẫn đang dùng dầu của Iran. Iran sản xuất khoảng 4% sản lượng dầu thế giới và xuất khẩu khoảng 450.000 thùng dầu thô mỗi ngày sang châu Âu.
Marta Llorente, một phát ngôn viên công ty dầu mỏ Cepsa của Tây Ban Nha, một khách hàng của Iran tại châu Âu cho biết “hiện nay, hoạt động giao dịch của chúng tôi diễn ra bình thường”.
“Chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt với luật pháp và các quy định của EU và quốc tế, và tôn trọng bất kỳ hạn chế thương mại nào có thể xảy ra từ bất kỳ lệnh trừng phạt hoặc cấm vận quốc tế”.
Khách hàng khác ở châu Âu, công ty Eni của Italy cho biết họ mua 2 triệu thùng dầu thô từ Iran mỗi tháng là một phần của hợp đồng đến hết năm nay, bổ sung rằng các lệnh trừng phạt mới sẽ mất 6 tháng để có hiệu lực.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ có giai đoạn cửa sổ 180 ngày để các công ty giảm dần nhập khẩu dầu, nghĩa là bất kỳ tổn thất nguồn cung nào cũng không được cảm nhận ngay lập tức và các công ty không phải vội vàng tìm các giải pháp thay thế.
Nhưng Hellenic, nhà máy lọc dầu lớn nhất của Hy Lạp, là công ty châu Âu đầu tiên đồng ý mua dầu thô từ Công ty Dầu Quốc gia Iran (NIOC) sau khi các lệnh trừng phạt Iran được dỡ bỏ trong tháng 1/2016. Hellenic cho biết “chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ diễn biến sau quyết định của chính quyền Mỹ ... và sẽ đánh giá vị trí và các thỏa thuận thương mại của chúng tôi cho phù hợp”.
Phần lớn xuất khẩu dầu thô của Iran (khoảng 1,8 triệu thùng/ngày) sang châu Á.
Sự sụt giảm khối lượng dầu do các lệnh trừng phạt sẽ bổ sung áp lực lên giá dầu, mà đã tăng trong năm nay do thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của OPEC và nhu cầu toàn cầu mạnh. Dầu thô đã vượt 78 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2014, sau khi Trump thông báo các lệnh trừng phạt.
Các thương nhân cho biết vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời về việc Mỹ có thể tác động tới các công ty châu Âu như thế nào. Một giám đốc giao dịch tại nhà máy lọc dầu khác của châu Âu cho biết “chúng tôi không làm gì”. “Chúng tôi đợi và theo dõi. Nếu chúng tôi bị buộc phải giảm chúng tôi sẽ thực hiện”.
Vấn đề ngân hàng
Các công ty giao dịch toàn cầu dự đoán sự sụt giảm trong xuất khẩu của Iran sắp xảy ra do vấn đề ngân hàng, như việc sẵn sàng tài chính giao dịch.
Một nguồn tin tại công ty giao dịch mua dầu của Iran cho biết họ hy vọng tiếp tục mua dầu ít nhất trong giai đoạn 6 tháng trước khi các lệnh trừng phạt mới có hiệu lực, nhưng các vấn đề ngân hàng sẽ khiến dừng giao dịch.
Một thương nhân của công ty khác cho biết ông dự kiến việc giao dịch ngân hàng đặt ra một vấn đề lớn với giao dịch dầu của Iran và người thứ ba cho biết ngay cả khi được miễn trừ, khối lượng sẽ vẫn sụt giảm.
Nhưng đến ngày 11/5, các công ty tại châu Âu cho biết họ vẫn đang dùng dầu của Iran. Iran sản xuất khoảng 4% sản lượng dầu thế giới và xuất khẩu khoảng 450.000 thùng dầu thô mỗi ngày sang châu Âu.
Marta Llorente, một phát ngôn viên công ty dầu mỏ Cepsa của Tây Ban Nha, một khách hàng của Iran tại châu Âu cho biết “hiện nay, hoạt động giao dịch của chúng tôi diễn ra bình thường”.
“Chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt với luật pháp và các quy định của EU và quốc tế, và tôn trọng bất kỳ hạn chế thương mại nào có thể xảy ra từ bất kỳ lệnh trừng phạt hoặc cấm vận quốc tế”.
Khách hàng khác ở châu Âu, công ty Eni của Italy cho biết họ mua 2 triệu thùng dầu thô từ Iran mỗi tháng là một phần của hợp đồng đến hết năm nay, bổ sung rằng các lệnh trừng phạt mới sẽ mất 6 tháng để có hiệu lực.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ có giai đoạn cửa sổ 180 ngày để các công ty giảm dần nhập khẩu dầu, nghĩa là bất kỳ tổn thất nguồn cung nào cũng không được cảm nhận ngay lập tức và các công ty không phải vội vàng tìm các giải pháp thay thế.
Nhưng Hellenic, nhà máy lọc dầu lớn nhất của Hy Lạp, là công ty châu Âu đầu tiên đồng ý mua dầu thô từ Công ty Dầu Quốc gia Iran (NIOC) sau khi các lệnh trừng phạt Iran được dỡ bỏ trong tháng 1/2016. Hellenic cho biết “chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ diễn biến sau quyết định của chính quyền Mỹ ... và sẽ đánh giá vị trí và các thỏa thuận thương mại của chúng tôi cho phù hợp”.
Phần lớn xuất khẩu dầu thô của Iran (khoảng 1,8 triệu thùng/ngày) sang châu Á.
Sự sụt giảm khối lượng dầu do các lệnh trừng phạt sẽ bổ sung áp lực lên giá dầu, mà đã tăng trong năm nay do thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của OPEC và nhu cầu toàn cầu mạnh. Dầu thô đã vượt 78 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2014, sau khi Trump thông báo các lệnh trừng phạt.
Các thương nhân cho biết vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời về việc Mỹ có thể tác động tới các công ty châu Âu như thế nào. Một giám đốc giao dịch tại nhà máy lọc dầu khác của châu Âu cho biết “chúng tôi không làm gì”. “Chúng tôi đợi và theo dõi. Nếu chúng tôi bị buộc phải giảm chúng tôi sẽ thực hiện”.
Vấn đề ngân hàng
Các công ty giao dịch toàn cầu dự đoán sự sụt giảm trong xuất khẩu của Iran sắp xảy ra do vấn đề ngân hàng, như việc sẵn sàng tài chính giao dịch.
Một nguồn tin tại công ty giao dịch mua dầu của Iran cho biết họ hy vọng tiếp tục mua dầu ít nhất trong giai đoạn 6 tháng trước khi các lệnh trừng phạt mới có hiệu lực, nhưng các vấn đề ngân hàng sẽ khiến dừng giao dịch.
Một thương nhân của công ty khác cho biết ông dự kiến việc giao dịch ngân hàng đặt ra một vấn đề lớn với giao dịch dầu của Iran và người thứ ba cho biết ngay cả khi được miễn trừ, khối lượng sẽ vẫn sụt giảm.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads