Theo chuyên gia, Washington chống lại Moskva thực chất là muốn mở rộng xuất khẩu khí đốt sang các nước khác. Tất nhiên EU không chịu điều này.
Mỹ bênh Ukraine hay muốn chiếm thị trường?
Ngày 25/5, Quyền Trưởng phái bộ Mỹ tại Liên minh châu Âu (EU) Adam Shub đã kêu gọi các nước thành viên EU ngăn chặn việc thực hiện dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) và thay vào đó ủng hộ việc dẫn khí đốt của Nga thông qua Ukraine.
Ông Adam Shub đã nói trong một cuộc họp báo về vấn đề năng lượng tại Brussels, Mỹ ủng hộ Ukraine, Ba Lan và các quốc gia thành viên EU khác vốn coi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Ông kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên EU tham gia vào tập hợp các nước hai bờ Đại Tây Dương phản đối Nord Stream 2 và ủng hộ phương án khí đốt được quá cảnh Ukraine trong tương lai.
Dự án Nord Stream 2 dự tính xây dựng 2 đường ống dẫn khí đốt chạy từ bờ biển Nga, qua biển Baltic và đến một trung tâm ở Đức, như vậy là hoàn toàn vòng qua Ukraine.
Dự án này là một liên doanh của các tập đoàn Gazprom (Nga), Engie (Pháp), OMV AG (Áo), Royal Dutch Shell (Anh) và Uniper and Wintershall (Đức).
Mỹ đã thực hiện một số nỗ lực để cản trở việc thực hiện dự án. Đặc biệt, Washington đã đưa ra một điều luật nhằm chống lại việc xây dựng đường ống Nord Stream 2, đó là luật chống lại các kẻ thù của Mỹ kèm theo các biện pháp trừng phạt thông qua vào tháng 8 vừa qua.
Tuy nhiên, tại lần phản đối này, Chính quyền Mỹ tuyên bố dự án Nord Stream 2 đe dọa an ninh năng lượng của EU, đồng thời gợi ý xuất khẩu năng lượng của Mỹ sang thị trường châu Âu để đảm bảo an ninh năng lượng cho các đồng minh.
Điều khoản đặc biệt này bị EU từ chối với lý do gây tổn hại đến chính sách năng lượng của châu Âu.
Theo một nhận định được đăng trên trang mạng Chuyên gia Á-Âu (Nga), sau khi Quốc hội Mỹ phê chuẩn các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga thì EU rất lo ngại bởi các biện pháp này có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của EU trong lĩnh vực năng lượng.
Trong khi đó, lợi dụng thời cơ này, Mỹ đang tìm kiếm hướng phát triển mới cho khí đốt của nước này trên thị trường của EU.
Sự độc lập và bành trướng về năng lượng của Mỹ đã trở thành một trong những yếu tố chủ đạo trong chuyến công du châu Âu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, diễn ra hồi tháng 6/2017, bởi rõ ràng là không có một khẩu hiệu kinh tế tươi sáng và hấp dẫn nào khác có thể sử dụng vào thời điểm này.
Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có vai trò quan trọng trong việc bành trướng của các công ty năng lượng Mỹ để hỗ trợ cho mục đích này.
Song song với chuyến đi Ba Lan của ông Trump là chiếc tàu chở dầu mang tên Clean Ocean, đánh dấu lần đầu tiên cung cấp LNG của Mỹ cho Ba Lan, một sự kiện tương tự cũng xảy ra đối với Hà Lan.
Mỹ có đủ sức cạnh tranh khí đốt với Nga?
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Deutsche Wirtschafts Nachrichten, chuyên gia hàng đầu của Ngân hàng Thương mại Đức cho biết khí đốt từ Mỹ không có khả năng chiếm lĩnh thị trường và không phải là đối thủ cạnh tranh của Nga tại châu Âu.
Chuyên gia nói rằng, thực tế các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Nga sẽ có thể tác động tích cực đến giá bán trong ngành dầu khí. Theo ông, các biện pháp trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động vận tải và cơ sở hạ tầng khai thác năng lượng, nhưng nhu cầu vẫn sẽ tăng.
Ông nhấn mạnh rằng ngay cả khi đường ống "Dòng chảy phương Bắc 2" không vận hành thì Mỹ vẫn sẽ bán khí đốt cho châu Âu nhưng chỉ với quy mô nhỏ.
"Dĩ nhiên, khí hóa lỏng từ Mỹ đang cạnh tranh với khí đốt Nga nhưng với quy mô không đáng để so sánh", chuyên gia cho biết.
Trước đó, Thượng nghị sĩ Pháp Yves Pozzo Di Borgo đã đề xuất các công ty châu Âu từ bỏ việc mua khí đốt hóa lỏng LNG từ Mỹ để đáp trả dự luật siết chặt trừng phạt Nga mà chính phủ Mỹ vừa thông qua.
Ông Di Borgo cho rằng hành động của Washington chống lại Moskva thực chất là muốn mở rộng xuất khẩu khí đốt sang các nước khác nhưng lấy việc áp đặt biện pháp trừng phạt như "cái cớ hợp tình hợp lý".
Hoàng Nam (Tổng hợp)
Báo Đất Việt
Mỹ bênh Ukraine hay muốn chiếm thị trường?
Ngày 25/5, Quyền Trưởng phái bộ Mỹ tại Liên minh châu Âu (EU) Adam Shub đã kêu gọi các nước thành viên EU ngăn chặn việc thực hiện dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) và thay vào đó ủng hộ việc dẫn khí đốt của Nga thông qua Ukraine.
Ông Adam Shub đã nói trong một cuộc họp báo về vấn đề năng lượng tại Brussels, Mỹ ủng hộ Ukraine, Ba Lan và các quốc gia thành viên EU khác vốn coi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Dự án Nord Stream 2 dự tính xây dựng 2 đường ống dẫn khí đốt chạy từ bờ biển Nga, qua biển Baltic và đến một trung tâm ở Đức, như vậy là hoàn toàn vòng qua Ukraine.
Dự án này là một liên doanh của các tập đoàn Gazprom (Nga), Engie (Pháp), OMV AG (Áo), Royal Dutch Shell (Anh) và Uniper and Wintershall (Đức).
Mỹ đã thực hiện một số nỗ lực để cản trở việc thực hiện dự án. Đặc biệt, Washington đã đưa ra một điều luật nhằm chống lại việc xây dựng đường ống Nord Stream 2, đó là luật chống lại các kẻ thù của Mỹ kèm theo các biện pháp trừng phạt thông qua vào tháng 8 vừa qua.
Tuy nhiên, tại lần phản đối này, Chính quyền Mỹ tuyên bố dự án Nord Stream 2 đe dọa an ninh năng lượng của EU, đồng thời gợi ý xuất khẩu năng lượng của Mỹ sang thị trường châu Âu để đảm bảo an ninh năng lượng cho các đồng minh.
Điều khoản đặc biệt này bị EU từ chối với lý do gây tổn hại đến chính sách năng lượng của châu Âu.
Theo một nhận định được đăng trên trang mạng Chuyên gia Á-Âu (Nga), sau khi Quốc hội Mỹ phê chuẩn các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga thì EU rất lo ngại bởi các biện pháp này có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của EU trong lĩnh vực năng lượng.
Trong khi đó, lợi dụng thời cơ này, Mỹ đang tìm kiếm hướng phát triển mới cho khí đốt của nước này trên thị trường của EU.
Sự độc lập và bành trướng về năng lượng của Mỹ đã trở thành một trong những yếu tố chủ đạo trong chuyến công du châu Âu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, diễn ra hồi tháng 6/2017, bởi rõ ràng là không có một khẩu hiệu kinh tế tươi sáng và hấp dẫn nào khác có thể sử dụng vào thời điểm này.
Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có vai trò quan trọng trong việc bành trướng của các công ty năng lượng Mỹ để hỗ trợ cho mục đích này.
Song song với chuyến đi Ba Lan của ông Trump là chiếc tàu chở dầu mang tên Clean Ocean, đánh dấu lần đầu tiên cung cấp LNG của Mỹ cho Ba Lan, một sự kiện tương tự cũng xảy ra đối với Hà Lan.
Mỹ có đủ sức cạnh tranh khí đốt với Nga?
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Deutsche Wirtschafts Nachrichten, chuyên gia hàng đầu của Ngân hàng Thương mại Đức cho biết khí đốt từ Mỹ không có khả năng chiếm lĩnh thị trường và không phải là đối thủ cạnh tranh của Nga tại châu Âu.
Chuyên gia nói rằng, thực tế các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Nga sẽ có thể tác động tích cực đến giá bán trong ngành dầu khí. Theo ông, các biện pháp trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động vận tải và cơ sở hạ tầng khai thác năng lượng, nhưng nhu cầu vẫn sẽ tăng.
Ông nhấn mạnh rằng ngay cả khi đường ống "Dòng chảy phương Bắc 2" không vận hành thì Mỹ vẫn sẽ bán khí đốt cho châu Âu nhưng chỉ với quy mô nhỏ.
"Dĩ nhiên, khí hóa lỏng từ Mỹ đang cạnh tranh với khí đốt Nga nhưng với quy mô không đáng để so sánh", chuyên gia cho biết.
Trước đó, Thượng nghị sĩ Pháp Yves Pozzo Di Borgo đã đề xuất các công ty châu Âu từ bỏ việc mua khí đốt hóa lỏng LNG từ Mỹ để đáp trả dự luật siết chặt trừng phạt Nga mà chính phủ Mỹ vừa thông qua.
Ông Di Borgo cho rằng hành động của Washington chống lại Moskva thực chất là muốn mở rộng xuất khẩu khí đốt sang các nước khác nhưng lấy việc áp đặt biện pháp trừng phạt như "cái cớ hợp tình hợp lý".
Hoàng Nam (Tổng hợp)
Báo Đất Việt
Relate Threads