Tổng thống Nga Vladimir Putin đang cân nhắc bán một phần tài sản doanh nghiệp cho Trung Quốc và Ấn Độ để có tiền đáp ứng các cam kết ngân sách vào thời điểm chưa đầy 2 năm nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo ở nước này.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết, Nga đang tìm khách mua 19,5% cổ phần tập đoàn dầu lửa quốc doanh khổng lồ Rosneft, và mong muốn của Moscow là đạt một thỏa thuận bán lại tài sản này cho Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước hiện đang dẫn đầu thế giới về tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
Cũng theo nguồn tin, giới chức Nga kỳ vọng sẽ thu về ít nhất 700 tỷ Rúp, tương đương 11 tỷ USD, từ vụ bán cổ phần nói trên, và đây sẽ là một kỷ lục về tư nhân hóa doanh nghiệp ở nước này.
Bán cổ phần trong Rosneft, tập đoàn có sản lượng dầu thô lớn hơn cả hãng Exxon Mobil của Mỹ, sẽ giúp Nga có thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, đồng thời củng cố sức mạnh địa chính trị vào thời điểm mà các cuộc xung đột ở Ukraine và Syria đẩy quan hệ giữa Moscow với Mỹ và châu Âu xuống mức thấp nhất kể từ thời chiến tranh lạnh.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đã thể hiện sự quan tâm tới vụ bán cổ phần này của Rosneft, tuy nhiên chưa quyết định có mua hay không.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu vừa rồi, giá cổ phiếu Rosneft niêm yết tại London tăng 5,3%, đưa giá trị vốn hóa công ty lên mức 52,8 tỷ USD. Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu Rosneft đã tăng 43%.
Chiến lược năng lượng của Nga đã nghiêng về phía châu Á kể từ khi lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào nước này liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine khiến Nga không thể tiếp cận được nguồn vốn và nhu cầu ở châu Âu. Trọng tâm của Nga hiện nay là tăng cường bán dầu thô và khí đốt cho Trung Quốc - nước không chỉ là thị trường lớn nhất ở châu Á mà còn là nhà cung cấp tài chính quan trọng cho Rosneft trong bối cảnh bị trừng phạt.
Trong một thập kỷ qua, Trung Quốc đã cung cấp cho Rosneft và các công ty khác của Nga hơn 100 tỷ USD vốn vay và tiền trả trước để mua dầu.
Giao dịch dầu lửa của Nga với Ấn Độ vẫn ở mức thấp, nhưng đã bắt đầu tăng lên khi Ấn Độ dần thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm của tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo Ấn Độ, nền kinh tế lớn tăng trưởng mạnh nhất thế giới hiện nay, sẽ tiêu thụ 4,2 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm 2016, so với mức tiêu thụ 4,1 triệu thùng/ngày của Nhật Bản.
Cũng theo dự báo mà IEA đưa ra, từ nay đến năm 2040, nhu cầu dầu của Ấn Độ sẽ tăng thêm 6 triệu thùng/ngày, so với mức tăng 4,8 triệu thùng/ngày của Trung Quốc.
Tháng trước, công ty dầu lửa lớn nhất Ấn Độ là ONGC nhất trí trả Rosneft 1,27 tỷ USD để mua lại 15% cổ phần của Vankor, một trong những mỏ dầu lớn nhất của Nga. Hôm thứ Sáu tuần trước, Rosneft bán thêm 23,9% cổ phần của dự án này cho ba công ty khác của Ấn Độ, thu về số tiền khoảng hơn 2 tỷ USD.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết, Nga đang tìm khách mua 19,5% cổ phần tập đoàn dầu lửa quốc doanh khổng lồ Rosneft, và mong muốn của Moscow là đạt một thỏa thuận bán lại tài sản này cho Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước hiện đang dẫn đầu thế giới về tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
Cũng theo nguồn tin, giới chức Nga kỳ vọng sẽ thu về ít nhất 700 tỷ Rúp, tương đương 11 tỷ USD, từ vụ bán cổ phần nói trên, và đây sẽ là một kỷ lục về tư nhân hóa doanh nghiệp ở nước này.
Bán cổ phần trong Rosneft, tập đoàn có sản lượng dầu thô lớn hơn cả hãng Exxon Mobil của Mỹ, sẽ giúp Nga có thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, đồng thời củng cố sức mạnh địa chính trị vào thời điểm mà các cuộc xung đột ở Ukraine và Syria đẩy quan hệ giữa Moscow với Mỹ và châu Âu xuống mức thấp nhất kể từ thời chiến tranh lạnh.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đã thể hiện sự quan tâm tới vụ bán cổ phần này của Rosneft, tuy nhiên chưa quyết định có mua hay không.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu vừa rồi, giá cổ phiếu Rosneft niêm yết tại London tăng 5,3%, đưa giá trị vốn hóa công ty lên mức 52,8 tỷ USD. Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu Rosneft đã tăng 43%.
Chiến lược năng lượng của Nga đã nghiêng về phía châu Á kể từ khi lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào nước này liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine khiến Nga không thể tiếp cận được nguồn vốn và nhu cầu ở châu Âu. Trọng tâm của Nga hiện nay là tăng cường bán dầu thô và khí đốt cho Trung Quốc - nước không chỉ là thị trường lớn nhất ở châu Á mà còn là nhà cung cấp tài chính quan trọng cho Rosneft trong bối cảnh bị trừng phạt.
Trong một thập kỷ qua, Trung Quốc đã cung cấp cho Rosneft và các công ty khác của Nga hơn 100 tỷ USD vốn vay và tiền trả trước để mua dầu.
Cũng theo dự báo mà IEA đưa ra, từ nay đến năm 2040, nhu cầu dầu của Ấn Độ sẽ tăng thêm 6 triệu thùng/ngày, so với mức tăng 4,8 triệu thùng/ngày của Trung Quốc.
Tháng trước, công ty dầu lửa lớn nhất Ấn Độ là ONGC nhất trí trả Rosneft 1,27 tỷ USD để mua lại 15% cổ phần của Vankor, một trong những mỏ dầu lớn nhất của Nga. Hôm thứ Sáu tuần trước, Rosneft bán thêm 23,9% cổ phần của dự án này cho ba công ty khác của Ấn Độ, thu về số tiền khoảng hơn 2 tỷ USD.
Theo: Vneconomy.vn
Relate Threads