oilgasvietnam
Moderator
Ngày 17/12, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đồng thời là Bộ trưởng Kinh tế, đã đặt bút ký với Mỹ và các công ty khí đốt Israel hợp đồng khai thác tại các mỏ khí khổng lồ ở ngoài khơi Địa Trung Hải sau một thời gian dài bất đồng nội bộ về vấn đề này
Phát biểu trước lễ ký, Thủ tướng Netanyahu nhấn mạnh rằng dự án khí đốt này không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế khi người Israel sẽ được sử dụng một nguồn năng lượng giá rẻ, mà còn thúc đẩy quan hệ ngoại giao bởi nhiều nước đang muốn đàm phán mua khí đốt như Hy Lạp, Cyprus, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Jordan, thậm chí đem đến lợi ích cho cả người Palestine.
Thủ tướng Netanyahu cũng cho biết ông quyết định ký hợp đồng khai thác khí đốt bất chấp sự phản đối của Ủy ban Tài chính Quốc hội.
Bộ trưởng Năng lượng Yuval Steinitz nhấn mạnh 60% lợi ích từ các mỏ khí đã được phát hiện sẽ thuộc về người dân Israel.
Israel phát hiện các mỏ khí có trữ lượng khổng lồ từ vài năm trước và hai tập đoàn khí đốt của Mỹ là Delek và Noble được chọn là các đối tác được quyền khai thác các mỏ khí này. Tuy nhiên, việc ký kết các hợp đồng chính thức gặp nhiều trở ngại khi Ủy ban chống độc quyền của Israel cho rằng việc cho phép hai tập đoàn trên khai thác các mỏ khí sẽ tạo ra sự độc quyền và yêu cầu tiến hành đấu thầu.
Ngày 7/9 vừa qua, Quốc hội Israel đã bỏ phiếu thông qua thỏa thuận cho phép khai thác và bán khí đốt tại các mỏ này, nhưng làn sóng phản đối vẫn tiếp tục diễn ra.
Chủ tịch Ủy ban chống độc quyền David Gilo và Bộ trưởng Kinh tế Aryeh Deri đã từ chức để phản đối kế hoạch này. Lãnh đạo đảng đối lập Liên đoàn Phục quốc Do Thái (ZU) Isaac Herzog cũng lên tiếng phản đối và cho rằng dự án khai thác khí đốt này không phụ vụ cho các lợi ích của cộng đồng.
Việc phát hiện mỏ khí đốt Leviathan, với trữ lượng ước tính khoảng 22 tỷ m3 khí, và các mỏ khí có trữ lượng lớn khác như Tamar (10 tỷ m3 khí), Tanin và Karish, không chỉ góp phần giúp Israel đảm bảo an ninh năng lượng mà còn củng cố tham vọng trở thành một trong những nhà xuất khẩu khí đốt hàng đầu khu vực
Phát biểu trước lễ ký, Thủ tướng Netanyahu nhấn mạnh rằng dự án khí đốt này không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế khi người Israel sẽ được sử dụng một nguồn năng lượng giá rẻ, mà còn thúc đẩy quan hệ ngoại giao bởi nhiều nước đang muốn đàm phán mua khí đốt như Hy Lạp, Cyprus, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Jordan, thậm chí đem đến lợi ích cho cả người Palestine.
Thủ tướng Netanyahu cũng cho biết ông quyết định ký hợp đồng khai thác khí đốt bất chấp sự phản đối của Ủy ban Tài chính Quốc hội.
Bộ trưởng Năng lượng Yuval Steinitz nhấn mạnh 60% lợi ích từ các mỏ khí đã được phát hiện sẽ thuộc về người dân Israel.
Israel phát hiện các mỏ khí có trữ lượng khổng lồ từ vài năm trước và hai tập đoàn khí đốt của Mỹ là Delek và Noble được chọn là các đối tác được quyền khai thác các mỏ khí này. Tuy nhiên, việc ký kết các hợp đồng chính thức gặp nhiều trở ngại khi Ủy ban chống độc quyền của Israel cho rằng việc cho phép hai tập đoàn trên khai thác các mỏ khí sẽ tạo ra sự độc quyền và yêu cầu tiến hành đấu thầu.
Ngày 7/9 vừa qua, Quốc hội Israel đã bỏ phiếu thông qua thỏa thuận cho phép khai thác và bán khí đốt tại các mỏ này, nhưng làn sóng phản đối vẫn tiếp tục diễn ra.
Chủ tịch Ủy ban chống độc quyền David Gilo và Bộ trưởng Kinh tế Aryeh Deri đã từ chức để phản đối kế hoạch này. Lãnh đạo đảng đối lập Liên đoàn Phục quốc Do Thái (ZU) Isaac Herzog cũng lên tiếng phản đối và cho rằng dự án khai thác khí đốt này không phụ vụ cho các lợi ích của cộng đồng.
Việc phát hiện mỏ khí đốt Leviathan, với trữ lượng ước tính khoảng 22 tỷ m3 khí, và các mỏ khí có trữ lượng lớn khác như Tamar (10 tỷ m3 khí), Tanin và Karish, không chỉ góp phần giúp Israel đảm bảo an ninh năng lượng mà còn củng cố tham vọng trở thành một trong những nhà xuất khẩu khí đốt hàng đầu khu vực
Nguồn: Vietnam+
Relate Threads