Theo Bộ trưởng Năng lượng Iran, biến động bất thường của giá dầu gây cản trở đầu tư tương lai và an ninh nguồn cung.
Ở thời điểm có thể chuẩn bị phải đương đầu với khả năng Mỹ khôi phục các lệnh trừng phạt chống Iran, chính phủ Iran tuyên bố phản đối giá dầu tăng quá cao.
Quan điểm của Iran trái ngược với quan điểm của một nước thành viên chủ chốt trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là Saudi Arabia. Hiện tại Saudi Arabia đang sẵn sàng muốn thắt chặt nguồn cung trên thị trường dầu.
Trong cuộc phỏng vấn vào ngày Chủ Nhật tại Tehran, ông Amir Hossein Zamaninia, Thứ trưởng Năng lượng phụ trách các vấn đề quốc tế và thương mại, khẳng định mức giá dầu phù hợp là từ 60 đến 65 USD/thùng.
Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Iran, ông Bijan Namdar Zanganeh, cho biết Iran ủng hộ giá dầu ở mức hợp lý và không muốn giá dầu cao hơn nữa.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu Brent tương lai tăng lên gần mức 75 USD/thùng bởi giới đầu tư dự báo nhiều hơn về khả năng Mỹ tái áp dụng các lệnh trừng phạt lên Iran.
Saudi Arabia trong khi đó muốn giá dầu lên sát mức 80 USD/thùng, nhằm hỗ trợ cho vụ IPO của tập đoàn năng lượng nhà nước Saudi Aramco.
Trong tháng tới, nhóm nước thành viên OPEC sẽ nhóm họp tại Vienna. Cùng với các nước sản xuất dầu đồng minh, trong năm ngoái, OPEC đã bắt đầu thu hẹp sản xuất dầu.
Việc này đã giúp giảm đi lượng dầu dư thừa và đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong gần 3 năm. Ngay cả khi đã như vậy, Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, vẫn hối thúc các nước thành viên tiếp tục duy trì giảm sản lượng.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Iran, biến động bất thường của giá dầu gây cản trở đầu tư tương lai và an ninh nguồn cung. Ông không nhắc đến thỏa thuận hạt nhân đã từng giúp Iran đỡ phải chịu lệnh trừng phạt từ tháng 1/2016, thế nhưng ông cảnh báo việc đưa yếu tố chính trị vào thị trường năng lượng sẽ tác động xấu đến cả bên sản xuất và bên tiêu dùng.
Việc Mỹ tái áp dụng lệnh trừng phạt chống Iran sẽ không chỉ gây gián đoạn hoạt động xuất khẩu dầu của các nước Vùng Vịnh. Iran hiện sở hữu dự trữ khí đốt lớn nhất thế giới, cùng lúc đó, các ngành sản xuất khí đốt và hóa dầu của Iran vẫn tiếp tục tăng trưởng kể từ khi lệnh trừng phạt được nới lỏng hơn 2 năm trước.
Ở thời điểm có thể chuẩn bị phải đương đầu với khả năng Mỹ khôi phục các lệnh trừng phạt chống Iran, chính phủ Iran tuyên bố phản đối giá dầu tăng quá cao.
Quan điểm của Iran trái ngược với quan điểm của một nước thành viên chủ chốt trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là Saudi Arabia. Hiện tại Saudi Arabia đang sẵn sàng muốn thắt chặt nguồn cung trên thị trường dầu.
Trong cuộc phỏng vấn vào ngày Chủ Nhật tại Tehran, ông Amir Hossein Zamaninia, Thứ trưởng Năng lượng phụ trách các vấn đề quốc tế và thương mại, khẳng định mức giá dầu phù hợp là từ 60 đến 65 USD/thùng.
Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Iran, ông Bijan Namdar Zanganeh, cho biết Iran ủng hộ giá dầu ở mức hợp lý và không muốn giá dầu cao hơn nữa.
Saudi Arabia trong khi đó muốn giá dầu lên sát mức 80 USD/thùng, nhằm hỗ trợ cho vụ IPO của tập đoàn năng lượng nhà nước Saudi Aramco.
Trong tháng tới, nhóm nước thành viên OPEC sẽ nhóm họp tại Vienna. Cùng với các nước sản xuất dầu đồng minh, trong năm ngoái, OPEC đã bắt đầu thu hẹp sản xuất dầu.
Việc này đã giúp giảm đi lượng dầu dư thừa và đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong gần 3 năm. Ngay cả khi đã như vậy, Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, vẫn hối thúc các nước thành viên tiếp tục duy trì giảm sản lượng.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Iran, biến động bất thường của giá dầu gây cản trở đầu tư tương lai và an ninh nguồn cung. Ông không nhắc đến thỏa thuận hạt nhân đã từng giúp Iran đỡ phải chịu lệnh trừng phạt từ tháng 1/2016, thế nhưng ông cảnh báo việc đưa yếu tố chính trị vào thị trường năng lượng sẽ tác động xấu đến cả bên sản xuất và bên tiêu dùng.
Việc Mỹ tái áp dụng lệnh trừng phạt chống Iran sẽ không chỉ gây gián đoạn hoạt động xuất khẩu dầu của các nước Vùng Vịnh. Iran hiện sở hữu dự trữ khí đốt lớn nhất thế giới, cùng lúc đó, các ngành sản xuất khí đốt và hóa dầu của Iran vẫn tiếp tục tăng trưởng kể từ khi lệnh trừng phạt được nới lỏng hơn 2 năm trước.
TRUNG MẾN
Bizlive.vn
Bizlive.vn
Relate Threads