Bộ trưởng Dầu mỏ Iran ngày 10/5 nói rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã ký với Iran sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu dầu của nước này
Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh, nếu các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Iran, họ sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành dầu mỏ của đất nước. Nhưng nếu không có sự đầu tư đó nữa thì Iran cũng sẽ không bị “suy sụp”.
Kể từ khi lệnh trừng phạt Tehran được dỡ bỏ vào năm 2016, các công ty lớn của châu Âu - phần nào vẫn cảnh giác với các lệnh trừng phạt còn hiện hữu của Mỹ đối với Iran - tỏ vẻ khá “dè chừng” trong làm ăn với quốc gia Hồi giáo này. Trong khi đó, Iran cần thu hút hơn 100 tỷ USD đầu tư nước ngoài để tăng sản lượng dầu thô.
Bộ Trưởng Zanganeh cho biết sản lượng dầu thô của Iran hiện vào khoảng 4 triệu thùng/ngày, tương đương gần 4% tổng sản lượng toàn cầu, và bày tỏ hy vọng rằng hoạt động sản xuất sẽ vẫn được duy trì cho đến cuối năm lịch Iran (kết thúc vào ngày 20/3). Bên cạnh đó, ông Zanganeh mong muốn giá dầu sẽ ổn định ở mức 65 USD/thùng.
Trong thời gian cấm vận trước đó, nguồn cung dầu của Iran đã giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày. Nhưng khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, quốc gia này đã nổi lên như một nước xuất khẩu dầu lớn với sản lượng 3,81 triệu thùng/ngày tính đến tháng 3/2018.
Trước đó vào hôm 8/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo quyết định rút Mỹ khỏi thoả thuận hạt nhân đã ký giữa Iran với Nhóm P5+1 (gồm năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) hồi năm 2015, đồng thời tái áp đặt các biện pháp trừng phạt với Tehran cũng như với các quốc gia có giao dịch thương mại với Cộng hòa Hồi giáo này.
Lệnh trừng phạt của Washington bao gồm cả những biện pháp nhắm ngành dầu khí và vận tải của Iran. Mỹ cũng đã đưa ra thời hạn cho phép các công ty châu Âu làm ăn ở Iran có sáu tháng để kết thúc các hoạt động đầu tư tại đây, nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt. Bên cạnh đó, những công ty này cũng bị cấm ký hợp đồng mới với Iran.
Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh, nếu các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Iran, họ sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành dầu mỏ của đất nước. Nhưng nếu không có sự đầu tư đó nữa thì Iran cũng sẽ không bị “suy sụp”.
Bộ Trưởng Zanganeh cho biết sản lượng dầu thô của Iran hiện vào khoảng 4 triệu thùng/ngày, tương đương gần 4% tổng sản lượng toàn cầu, và bày tỏ hy vọng rằng hoạt động sản xuất sẽ vẫn được duy trì cho đến cuối năm lịch Iran (kết thúc vào ngày 20/3). Bên cạnh đó, ông Zanganeh mong muốn giá dầu sẽ ổn định ở mức 65 USD/thùng.
Trong thời gian cấm vận trước đó, nguồn cung dầu của Iran đã giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày. Nhưng khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, quốc gia này đã nổi lên như một nước xuất khẩu dầu lớn với sản lượng 3,81 triệu thùng/ngày tính đến tháng 3/2018.
Trước đó vào hôm 8/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo quyết định rút Mỹ khỏi thoả thuận hạt nhân đã ký giữa Iran với Nhóm P5+1 (gồm năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) hồi năm 2015, đồng thời tái áp đặt các biện pháp trừng phạt với Tehran cũng như với các quốc gia có giao dịch thương mại với Cộng hòa Hồi giáo này.
Lệnh trừng phạt của Washington bao gồm cả những biện pháp nhắm ngành dầu khí và vận tải của Iran. Mỹ cũng đã đưa ra thời hạn cho phép các công ty châu Âu làm ăn ở Iran có sáu tháng để kết thúc các hoạt động đầu tư tại đây, nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt. Bên cạnh đó, những công ty này cũng bị cấm ký hợp đồng mới với Iran.
H.Thủy (Theo Reuters)
Bnews.vn
Bnews.vn
Relate Threads