Lãnh đạo của các công ty này phải học cách đối mặt với hiện thực và từ bỏ những tham vọng lãng phí. Thay vì đầu tư tìm mỏ mới, họ nên tập trung phát triển các công nghệ năng lượng mới.
Anatole Kaletsky – người đã dự báo từ năm ngoái rằng giá dầu có thể rơi xuống mức 20 USD/thùng – giờ đây lại gây sửng sốt khi nói rằng Iran có thể sản xuất dầu mỏ ở mức chi phí chỉ 1 USD/thùng.
Cú sốc từ Iran
Trong một bài bình luận trên tờ The Guardian, ông viết: "Iran đã tuyên bố họ có thể sản xuất dầu chỉ với 1 USD/thùng. Ngay sau khi các lệnh cấm vận kinh tế quốc tế được dỡ bỏ, Iran sẽ có thể khai thác nguồn dự trữ với khối lượng chỉ đứng thứ hai ở Trung Đông, sau Saudi Arabia”.
Theo Kaletsky, trang web của tập đoàn dầu khí quốc gia Iran đã dẫn lời Chủ tịch Salbali Karimi của tập đoàn ICOF cho biết sau khi triển khai những dự án đang tồn tại, ông hi vọng Iran sẽ có thể giảm chi phí sản xuất dầu và khí xuống mức tối thiểu, tức 1 – 1,5 USD/thùng.
Điều duy nhất đang ngăn cản Iran ồ ạt bơm dầu vào thị trường quốc tế vốn đã bão hòa là các lệnh cấm vận hạn chế khả năng bán dầu ra nước ngoài của nước này. Theo một báo cáo mới được công bố, lượng dầu xuất khẩu của Iran đã bị cắt giảm một nửa kể từ khi bị cấm vận. Iran chỉ có thể tiếp cận thị trường quốc tế sớm nhất là vào năm 2016.
Nhận định của Kaletsky – nhà kinh tế học đồng thời là nhà báo kỳ cựu từng cộng tác với The Economist, Financial Times và Reuters – khiến người ta phải nhíu mày: nếu Iran có thể sản xuất dầu với chi phí thấp như vậy, đó sẽ là điều bất lợi cho các nước sản xuất dầu chủ chốt như Saudi Arabia và Nga (vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá dầu lao dốc). Saudi Arabia mất khoảng 10 – 20 USD để sản xuất 1 thùng dầu, do đó nếu lời của Kaletsky là đúng thì Saudi Arabia có nguy cơ mất thị phần và tệ hơn vị thế của nước này ở OPEC cũng sẽ bị lung lay.
Tuy nhiên, bên cạnh những kẻ thua cuộc mà chủ yếu là các nước sản xuất dầu, Kaletsky đặc biệt lưu ý đến các công ty dầu mỏ phương Tây – nhóm đã công bố cắt giảm đầu tư 200 tỷ USD trong năm ngoái. Các tập đoàn này đang đối mặt với thời kỳ khó khăn hơn bao giờ hết.
Cải cách hay là "chết"
Dẫu vậy, theo Kaletsky, các cổ đông của những công ty này vẫn có thể thoải mái tận hưởng kỷ nguyên dầu giá rẻ. Nhưng có một điều kiện duy nhất cần đạt được: lãnh đạo của các công ty này phải học cách đối mặt với hiện thực và từ bỏ những tham vọng lãng phí. Mỗi năm 75 tập đoàn dầu mỏ lớn nhất vẫn đang đầu tư hơn 650 tỷ USD để tìm kiếm và khai thác nhiên liệu hóa thạch trong điều kiện ngày càng khó khăn hơn. Đây là sai lầm về phân bổ nguồn vốn lớn nhất trong lịch sử mà nguyên nhân chủ yếu là do mức giá độc quyền giả tạo mà ở đó OPEC đóng vai trò chủ chốt.
Cơ chế độc quyền đã “sụp đổ” vào thời khắc khó khăn. Giả định rằng sự kết hợp giữa các nhân tố gồm dầu đá phiến, áp lực về môi trường và sự phát triển của năng lượng sạch khiến OPEC “tê liệt”, dầu mỏ sẽ được giao dịch giống như các loại hàng hóa thông thường khác. Khi đó nhà đầu tư sẽ chỉ tập trung vào một quy luật kinh tế cơ bản nhất: giá sẽ được quyết định bởi chi phí cận biên.
Trong một thị trường cạnh tranh bình thường, chi phí sản xuất một thùng dầu từ những mỏ rẻ nhất với trữ lượng dồi dào sẽ là yếu tố quyết định giá cả. Điều đó có nghĩa là tất cả các mỏ ở Saudi Arabia, Iran, Iraq, Nga và Trung Á sẽ được khai thác tối đa và cạn kiệt trước khi người ta bận tâm đến việc khám phá và lấy dầu lên từ sâu dưới những lớp băng dày ở Bắc Cực hay vịnh Mexico.
Khi mà OPEC không còn đóng vai trò quyết định đối với thị trường, các tập đoàn như ExxonMobil, Shell và BP không còn có thể hi vọng sẽ cạnh tranh được với Saudi, Iran và cả các công ty của Nga bởi họ có thể sản xuất dầu với những công nghệ giản đơn hệt như thế kỷ 19 với chi phí cực thấp .
Đối với các công ty dầu mỏ phương Tây, chiến lược hợp lý nhất sẽ là ngừng tìm kiếm dầu và tăng lợi nhuận bằng cách cung cấp thiết bị và công nghệ (đặc biệt là những công nghệ mới như fracking) cho các nước sản xuất dầu mỏ. Cách làm khôn ngoan nhất là bán các mỏ dầu có sẵn càng sớm càng tốt và phân phối dòng tiền mặt đó cho các cổ đông.
Đây cũng từng là chiến lược tự thanh lọc mà các công ty sản xuất thuốc lá đã từng sử dụng để phục vụ lợi ích của cổ đông. Nếu lãnh đạo của các công ty dầu mỏ từ chối việc này, các cổ đông chủ động (activist shareholders) nên gánh lấy trách nhiệm. Nếu một nhóm các nhà đầu tư cần huy động 118 tỷ USD để mua lại BP (theo giá của cổ phiếu BP ở thời điểm hiện tại), họ có thể ngay lập tức thu được 360 tỷ USD từ 10,5 tỷ thùng dầu đã được chứng minh là có thể khai thác.
Có hai lý do điều này vẫn chưa thể xảy ra. Lãnh đạo của các tập đoàn dầu mỏ vẫn tin rằng nhu cầu về dầu mỏ và giá dầu sẽ tăng lên trong tương lai. Bởi vậy họ lựa chọn lãng phí tiền của vào việc tìm kiếm những mỏ dầu mới. Họ cũng đang bỏ qua một chiến lược đáng hoan nghênh khác: thay vì đầu tư vào hoạt động tìm kiếm hãy đầu tư vào những công nghệ mới phát triển các loại năng lượng cuối cùng sẽ thay thế năng lượng hóa thạch.
Tại hội nghị về biến đổi khí hậu tại Paris cuối năm ngoái, 20 nước tham dự đã đạt được thỏa thuận lịch sử khi đồng thuận sẽ nâng gấp đôi con số 10 tỷ USD đầu tư cho công cuộc nghiên cứu năng lượng sạch. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy 10 tỷ USD là con số quá nhỏ bé so với chi phí mà các tập đoàn dầu mỏ bỏ ra để thăm dò các giếng dầu mới. Thậm chí về mặt tài chính những khoản đầu tư vào công nghệ năng lượng sạch sẽ mang lại hiệu quả về mặt tài chính lớn hơn nhiều so với đầu tư khai thác mỏ dầu mới.
Giờ đây Saudi và các nước OPEC khác đã nhận ra rằng thị phần của họ đang bị các công ty dầu đá phiến Mỹ và những nhà sản xuất có chi phí cao khác chiếm mất, trong khi áp lực môi trường và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng sạch có thể biến dầu của họ thành những tài sản vô giá trị không thể sử dụng hoặc bán đi.
Mark Carney, Thống đốc NHTW Anh, mới đây đã cảnh báo rằng đó sẽ là vấn đề đe dọa đến sự ổn định tài chính của toàn thế giới nếu các thỏa thuận khí hậu khiến các nước buộc phải cắt giảm mạnh lượng khí thải carbon. Khi đó những mỏ năng lượng hóa thạch vốn được các tập đoàn dầu mỏ định giá hàng nghìn tỷ USD trên bảng cân đối kế toán sẽ thành vô giá trị. Áp lực về môi trường đang tạo nên những cải tiến công nghệ, khiến giá năng lượng mặt trời giảm xuống gần bằng giá năng lượng hóa thạch.
Giống như than đá, những mỏ dầu dồi dào của thế giới sẽ bị bỏ hoang. Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia Sheikh Zaki Yamani từng cảnh báo về điều này từ những năm 1980 khi nói rằng “trong tương lai sẽ có rất nhiều dầu mà chẳng có người mua. Dầu sẽ vẫn nằm dưới lòng đất. Thời kỳ Đồ Đá kết thúc không phải vì con người thiếu Đá; và thời kỳ Dầu mỏ sẽ kết thúc không phải vì chúng ta thiếu dầu”.
Dường như OPEC đã học được điều này nhưng các tập đoàn phương Tây thì chưa.
Anatole Kaletsky – người đã dự báo từ năm ngoái rằng giá dầu có thể rơi xuống mức 20 USD/thùng – giờ đây lại gây sửng sốt khi nói rằng Iran có thể sản xuất dầu mỏ ở mức chi phí chỉ 1 USD/thùng.
Cú sốc từ Iran
Trong một bài bình luận trên tờ The Guardian, ông viết: "Iran đã tuyên bố họ có thể sản xuất dầu chỉ với 1 USD/thùng. Ngay sau khi các lệnh cấm vận kinh tế quốc tế được dỡ bỏ, Iran sẽ có thể khai thác nguồn dự trữ với khối lượng chỉ đứng thứ hai ở Trung Đông, sau Saudi Arabia”.
Theo Kaletsky, trang web của tập đoàn dầu khí quốc gia Iran đã dẫn lời Chủ tịch Salbali Karimi của tập đoàn ICOF cho biết sau khi triển khai những dự án đang tồn tại, ông hi vọng Iran sẽ có thể giảm chi phí sản xuất dầu và khí xuống mức tối thiểu, tức 1 – 1,5 USD/thùng.
Điều duy nhất đang ngăn cản Iran ồ ạt bơm dầu vào thị trường quốc tế vốn đã bão hòa là các lệnh cấm vận hạn chế khả năng bán dầu ra nước ngoài của nước này. Theo một báo cáo mới được công bố, lượng dầu xuất khẩu của Iran đã bị cắt giảm một nửa kể từ khi bị cấm vận. Iran chỉ có thể tiếp cận thị trường quốc tế sớm nhất là vào năm 2016.
Tuy nhiên, bên cạnh những kẻ thua cuộc mà chủ yếu là các nước sản xuất dầu, Kaletsky đặc biệt lưu ý đến các công ty dầu mỏ phương Tây – nhóm đã công bố cắt giảm đầu tư 200 tỷ USD trong năm ngoái. Các tập đoàn này đang đối mặt với thời kỳ khó khăn hơn bao giờ hết.
Cải cách hay là "chết"
Dẫu vậy, theo Kaletsky, các cổ đông của những công ty này vẫn có thể thoải mái tận hưởng kỷ nguyên dầu giá rẻ. Nhưng có một điều kiện duy nhất cần đạt được: lãnh đạo của các công ty này phải học cách đối mặt với hiện thực và từ bỏ những tham vọng lãng phí. Mỗi năm 75 tập đoàn dầu mỏ lớn nhất vẫn đang đầu tư hơn 650 tỷ USD để tìm kiếm và khai thác nhiên liệu hóa thạch trong điều kiện ngày càng khó khăn hơn. Đây là sai lầm về phân bổ nguồn vốn lớn nhất trong lịch sử mà nguyên nhân chủ yếu là do mức giá độc quyền giả tạo mà ở đó OPEC đóng vai trò chủ chốt.
Cơ chế độc quyền đã “sụp đổ” vào thời khắc khó khăn. Giả định rằng sự kết hợp giữa các nhân tố gồm dầu đá phiến, áp lực về môi trường và sự phát triển của năng lượng sạch khiến OPEC “tê liệt”, dầu mỏ sẽ được giao dịch giống như các loại hàng hóa thông thường khác. Khi đó nhà đầu tư sẽ chỉ tập trung vào một quy luật kinh tế cơ bản nhất: giá sẽ được quyết định bởi chi phí cận biên.
Trong một thị trường cạnh tranh bình thường, chi phí sản xuất một thùng dầu từ những mỏ rẻ nhất với trữ lượng dồi dào sẽ là yếu tố quyết định giá cả. Điều đó có nghĩa là tất cả các mỏ ở Saudi Arabia, Iran, Iraq, Nga và Trung Á sẽ được khai thác tối đa và cạn kiệt trước khi người ta bận tâm đến việc khám phá và lấy dầu lên từ sâu dưới những lớp băng dày ở Bắc Cực hay vịnh Mexico.
Khi mà OPEC không còn đóng vai trò quyết định đối với thị trường, các tập đoàn như ExxonMobil, Shell và BP không còn có thể hi vọng sẽ cạnh tranh được với Saudi, Iran và cả các công ty của Nga bởi họ có thể sản xuất dầu với những công nghệ giản đơn hệt như thế kỷ 19 với chi phí cực thấp .
Đối với các công ty dầu mỏ phương Tây, chiến lược hợp lý nhất sẽ là ngừng tìm kiếm dầu và tăng lợi nhuận bằng cách cung cấp thiết bị và công nghệ (đặc biệt là những công nghệ mới như fracking) cho các nước sản xuất dầu mỏ. Cách làm khôn ngoan nhất là bán các mỏ dầu có sẵn càng sớm càng tốt và phân phối dòng tiền mặt đó cho các cổ đông.
Đây cũng từng là chiến lược tự thanh lọc mà các công ty sản xuất thuốc lá đã từng sử dụng để phục vụ lợi ích của cổ đông. Nếu lãnh đạo của các công ty dầu mỏ từ chối việc này, các cổ đông chủ động (activist shareholders) nên gánh lấy trách nhiệm. Nếu một nhóm các nhà đầu tư cần huy động 118 tỷ USD để mua lại BP (theo giá của cổ phiếu BP ở thời điểm hiện tại), họ có thể ngay lập tức thu được 360 tỷ USD từ 10,5 tỷ thùng dầu đã được chứng minh là có thể khai thác.
Có hai lý do điều này vẫn chưa thể xảy ra. Lãnh đạo của các tập đoàn dầu mỏ vẫn tin rằng nhu cầu về dầu mỏ và giá dầu sẽ tăng lên trong tương lai. Bởi vậy họ lựa chọn lãng phí tiền của vào việc tìm kiếm những mỏ dầu mới. Họ cũng đang bỏ qua một chiến lược đáng hoan nghênh khác: thay vì đầu tư vào hoạt động tìm kiếm hãy đầu tư vào những công nghệ mới phát triển các loại năng lượng cuối cùng sẽ thay thế năng lượng hóa thạch.
Tại hội nghị về biến đổi khí hậu tại Paris cuối năm ngoái, 20 nước tham dự đã đạt được thỏa thuận lịch sử khi đồng thuận sẽ nâng gấp đôi con số 10 tỷ USD đầu tư cho công cuộc nghiên cứu năng lượng sạch. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy 10 tỷ USD là con số quá nhỏ bé so với chi phí mà các tập đoàn dầu mỏ bỏ ra để thăm dò các giếng dầu mới. Thậm chí về mặt tài chính những khoản đầu tư vào công nghệ năng lượng sạch sẽ mang lại hiệu quả về mặt tài chính lớn hơn nhiều so với đầu tư khai thác mỏ dầu mới.
Giờ đây Saudi và các nước OPEC khác đã nhận ra rằng thị phần của họ đang bị các công ty dầu đá phiến Mỹ và những nhà sản xuất có chi phí cao khác chiếm mất, trong khi áp lực môi trường và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng sạch có thể biến dầu của họ thành những tài sản vô giá trị không thể sử dụng hoặc bán đi.
Mark Carney, Thống đốc NHTW Anh, mới đây đã cảnh báo rằng đó sẽ là vấn đề đe dọa đến sự ổn định tài chính của toàn thế giới nếu các thỏa thuận khí hậu khiến các nước buộc phải cắt giảm mạnh lượng khí thải carbon. Khi đó những mỏ năng lượng hóa thạch vốn được các tập đoàn dầu mỏ định giá hàng nghìn tỷ USD trên bảng cân đối kế toán sẽ thành vô giá trị. Áp lực về môi trường đang tạo nên những cải tiến công nghệ, khiến giá năng lượng mặt trời giảm xuống gần bằng giá năng lượng hóa thạch.
Giống như than đá, những mỏ dầu dồi dào của thế giới sẽ bị bỏ hoang. Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia Sheikh Zaki Yamani từng cảnh báo về điều này từ những năm 1980 khi nói rằng “trong tương lai sẽ có rất nhiều dầu mà chẳng có người mua. Dầu sẽ vẫn nằm dưới lòng đất. Thời kỳ Đồ Đá kết thúc không phải vì con người thiếu Đá; và thời kỳ Dầu mỏ sẽ kết thúc không phải vì chúng ta thiếu dầu”.
Dường như OPEC đã học được điều này nhưng các tập đoàn phương Tây thì chưa.
Theo Trí thức trẻ/The Guardian
Relate Threads