Iran có kế hoạch trong hai năm tới sẽ ký hợp đồng với các công ty dầu mỏ nước ngoài tổng trị giá 25 tỷ USD. Tehran đã chọn lựa 12-13 mỏ dầu khí sẽ được đưa ra đấu thầu trong sáu tháng tới hoặc trong một năm tới.
Các tập đoàn dầu lửa và khí đốt của châu Âu, bao gồm Total S.A. của Pháp và Eni SpA của Ý, cũng như các tập đoàn Nga Zarubezhneft, Lukoil, Rosneft và Gazprom Neft rất quan tâm đến hoạt động ở Iran.
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Tiến sĩ Mohammad Sadegh Jokar, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề năng lượng quốc tế tại Bộ Dầu mỏ Iran nói chi tiết về các kế hoạch của ngành dầu khí Iran:
"Đối với Iran việc sản xuất dầu khí có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt kinh tế và chiến lược. Giá trị kinh tế là rất dễ hiểu, bởi vì doanh thu bán dầu tạo nguồn thu cho ngân sách, đây là một động cơ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, việc tăng sản lượng dầu khí mang lại lợi thế lớn cho Iran.
Nếu nói về tầm quan trọng chiến lược của việc tăng sản lượng hydrocarbon thì đối với Iran điều đó có mức ưu tiên cao hơn kinh tế.
Nếu sự phụ thuộc của nước ngoài vào Iran như một nguồn cung cấp năng lượng sẽ tăng lên, thì Tehran có thể thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế đến sự cần thiết phải hủy bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, mà các biện pháp đó hiện đang vẫn có hiệu lực.
Giả sử trong tương lai gần Iran tăng khối lượng dầu xuất khẩu sang một số quốc gia APEC có ảnh hưởng nhất và một số nước châu Âu. Kết quả là các quốc gia đó sẽ ủng hộ việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương chống Iran. Hơn nữa, sẽ xuất hiện khả năng tạo ra một cơ chế kiểu "tập đoàn hydrocarbon chống Mỹ".
Tất nhiên, các cầu thủ lớn khác, ví dụ, Ả-rập Xê-út hoặc Nga, không thể không chú ý đến tham vọng dầu khí của Iran. Nhân tiện xin nói luôn, Nga cũng có một chiến lược rõ ràng: với các dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" và "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" Nga đang cố gắng giảm ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ tới các nước châu Âu. Vì thế, trong chính sách năng lượng, Iran noi theo tấm gương của Nga".
Bình luận về cuộc đấu thầu quốc tế khai thác dầu khí, ông Jokar nói về những ưu tiên của Iran:
"Trước hết nên lựa chọn các đối tượng trong khu vực chứa dầu khí ở phía Tây Iran mà chúng tôi chia sẻ với nước láng giềng Iraq, hoặc khu vực Nam Pars mà một phần thuộc quyền sở hữu của Qatar. Tình hình là khá phức tạp bởi vì phải có các thỏa thuận song phương để thăm dò và khai thác các mỏ thuộc quyền sở hữu của cả hai bên. Đáng tiếc Iran không có thỏa thuận song phương với các nước đó. Và hai nước láng giềng giữ lập trường rất cứng nhắc và không khoan nhượng.
Ưu tiên thứ hai là áp dụng công nghệ cao thu hồi dầu. Để áp dụng công nghệ này tại các mỏ đang được khai thác, Iran phải có sự hỗ trợ kỹ thuật và phải thu hút đầu tư nước ngoài. Trong các cuộc đàm phán sắp tới về cuộc đấu thầu, Iran sẽ tập trung chú ý đến phương pháp này.
Nhà nước áp dụng các biện pháp bổ sung để cải thiện việc khai thác dầu. Ví dụ, Iran tạo ra điều kiện thuận lợi để thu hút các đối tác tiềm năng. Có chú ý đến việc các tập đoàn muốn khai thác dầu khí tại các quốc gia có trữ lượng rất lớn, Iran có cơ hội thực hiện nhiệm vụ này trong thời gian ngắn nhất, mặc dù hiện nay mức độ sản xuất năng lượng trong nước là khá thấp".
Các tập đoàn dầu lửa và khí đốt của châu Âu, bao gồm Total S.A. của Pháp và Eni SpA của Ý, cũng như các tập đoàn Nga Zarubezhneft, Lukoil, Rosneft và Gazprom Neft rất quan tâm đến hoạt động ở Iran.
"Đối với Iran việc sản xuất dầu khí có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt kinh tế và chiến lược. Giá trị kinh tế là rất dễ hiểu, bởi vì doanh thu bán dầu tạo nguồn thu cho ngân sách, đây là một động cơ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, việc tăng sản lượng dầu khí mang lại lợi thế lớn cho Iran.
Nếu nói về tầm quan trọng chiến lược của việc tăng sản lượng hydrocarbon thì đối với Iran điều đó có mức ưu tiên cao hơn kinh tế.
Nếu sự phụ thuộc của nước ngoài vào Iran như một nguồn cung cấp năng lượng sẽ tăng lên, thì Tehran có thể thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế đến sự cần thiết phải hủy bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, mà các biện pháp đó hiện đang vẫn có hiệu lực.
Giả sử trong tương lai gần Iran tăng khối lượng dầu xuất khẩu sang một số quốc gia APEC có ảnh hưởng nhất và một số nước châu Âu. Kết quả là các quốc gia đó sẽ ủng hộ việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương chống Iran. Hơn nữa, sẽ xuất hiện khả năng tạo ra một cơ chế kiểu "tập đoàn hydrocarbon chống Mỹ".
Tất nhiên, các cầu thủ lớn khác, ví dụ, Ả-rập Xê-út hoặc Nga, không thể không chú ý đến tham vọng dầu khí của Iran. Nhân tiện xin nói luôn, Nga cũng có một chiến lược rõ ràng: với các dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" và "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" Nga đang cố gắng giảm ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ tới các nước châu Âu. Vì thế, trong chính sách năng lượng, Iran noi theo tấm gương của Nga".
Bình luận về cuộc đấu thầu quốc tế khai thác dầu khí, ông Jokar nói về những ưu tiên của Iran:
"Trước hết nên lựa chọn các đối tượng trong khu vực chứa dầu khí ở phía Tây Iran mà chúng tôi chia sẻ với nước láng giềng Iraq, hoặc khu vực Nam Pars mà một phần thuộc quyền sở hữu của Qatar. Tình hình là khá phức tạp bởi vì phải có các thỏa thuận song phương để thăm dò và khai thác các mỏ thuộc quyền sở hữu của cả hai bên. Đáng tiếc Iran không có thỏa thuận song phương với các nước đó. Và hai nước láng giềng giữ lập trường rất cứng nhắc và không khoan nhượng.
Ưu tiên thứ hai là áp dụng công nghệ cao thu hồi dầu. Để áp dụng công nghệ này tại các mỏ đang được khai thác, Iran phải có sự hỗ trợ kỹ thuật và phải thu hút đầu tư nước ngoài. Trong các cuộc đàm phán sắp tới về cuộc đấu thầu, Iran sẽ tập trung chú ý đến phương pháp này.
Nhà nước áp dụng các biện pháp bổ sung để cải thiện việc khai thác dầu. Ví dụ, Iran tạo ra điều kiện thuận lợi để thu hút các đối tác tiềm năng. Có chú ý đến việc các tập đoàn muốn khai thác dầu khí tại các quốc gia có trữ lượng rất lớn, Iran có cơ hội thực hiện nhiệm vụ này trong thời gian ngắn nhất, mặc dù hiện nay mức độ sản xuất năng lượng trong nước là khá thấp".
HOÀNG ANH - bizlive.vn/
Relate Threads