Gần đây, thị trường liên quan đến dịch vụ tiếp thị và xây dựng thương hiệu tại Việt Nam đã xuất hiện những nghiệp vụ mới, trong đó có IR, marketing hướng tới nhà đầu tư.
Lợi thế khó đong đếm
Quan hệ nhà đầu tư (IR) là công tác quan trọng trong việc chăm sóc nhà đầu tư và là kênh thông tin hai chiều hiệu quả giữa cộng đồng nhà đầu tư và doanh nghiệp. Hoạt động IR cung cấp thông tin doanh nghiệp cho nhà đầu tư để giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua hoặc bán cổ phiếu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hoạt động IR tại thị trường Việt Nam còn khá mới mẻ, hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc làm IR một cách chuyên nghiệp để IR trở thành công cụ giúp doanh nghiệp đạt được những kết quả thiết thực, duy trì và phát triển vượt bậc trên thị trường quốc tế.
Một khảo sát cho thấy, tại Việt Nam, hiện chưa tới 20% doanh nghiệp niêm yết thực hiện tốt công tác IR. Nhiều doanh nghiệp niêm yết chưa thực sự hiểu về IR chuyên nghiệp, một số doanh nghiệp chỉ xem công bố thông tin là việc đáp ứng luật hơn là đáp ứng nhu cầu của cổ đông. Nhưng không thể phủ nhận, IR là một xu thế đã và đang sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam, đặc biệt khi việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được đưa vào kế hoạch trọng tâm trong vài năm trở lại đây. Và không nằm ngoài xu thế đó, các doanh nghiệp dầu khí đang dần chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với công tác quan trọng này.
Doanh nghiệp vào cuộc
Với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước, thị trường đã, đang và sẽ chứng kiến nhiều đợt bán đấu giá cổ phần của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành dầu khí. Thông tin cổ phần hóa của các doanh nghiệp dầu khí năm 2016 đang rất sôi động, từ kế hoạch lên sàn của PV Building và PV Machino đến IPO các “ông lớn” PV Power, PV Oil, BSR.
Tuy nhiên, không phải chờ đến giai đoạn này, thực tế cho thấy, các doanh nghiệp dầu khí đã có nhiều hoạt động “ưu ái”. Đơn cử, Đạm Cà Mau liên tục cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, chính sách trả cổ tức, các đợt trùng tu bảo dưỡng nhà máy… Rất nhiều buổi hội thảo, tiếp xúc gặp gỡ nhà đầu tư được Đạm Cà Mau tổ chức chuyên nghiệp, tại đây Ban lãnh đạo Công ty thường có những chia sẻ chi tiết cụ thể về từng vấn đề nhà đầu tư quan tâm. Đạm Cà Mau cũng là doanh nghiệp thành lập riêng bộ phận IR và đầu tư tập trung nhân lực cho hoạt động này.
Một số doanh nghiệp dầu khí khác cũng chứng tỏ khả năng nắm bắt xu hướng IR trên thị trường, có thể kể đến những cái tên như Đạm Cà Mau, PTSC, PVTrans, Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2…
Một trong những hoạt động đáng chú ý khác là việc thành lập Bộ chỉ số PVN Index. Đây có thể coi là một bước đi sớm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đối với công tác IR.
Mặc dù không được coi là mục đích chính khi bộ chỉ số được ra đời, sau hơn 4 năm hoạt động (từ tháng 8/2012), Bộ chỉ số đã chứng tỏ vai trò tích cực của mình trong việc làm cầu nối giữa nhà đầu tư và các doanh nghiệp thuộc ngành. Việc công khai minh bạch thông tin với các nhà đầu tư đã củng cố thêm niềm tin vào triển vọng phát triển của cổ phiếu ngành dầu khí mặc dù rõ ràng những năm qua là thời điểm vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp trong ngành.
Lợi thế khó đong đếm
Quan hệ nhà đầu tư (IR) là công tác quan trọng trong việc chăm sóc nhà đầu tư và là kênh thông tin hai chiều hiệu quả giữa cộng đồng nhà đầu tư và doanh nghiệp. Hoạt động IR cung cấp thông tin doanh nghiệp cho nhà đầu tư để giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua hoặc bán cổ phiếu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hoạt động IR tại thị trường Việt Nam còn khá mới mẻ, hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc làm IR một cách chuyên nghiệp để IR trở thành công cụ giúp doanh nghiệp đạt được những kết quả thiết thực, duy trì và phát triển vượt bậc trên thị trường quốc tế.
Một khảo sát cho thấy, tại Việt Nam, hiện chưa tới 20% doanh nghiệp niêm yết thực hiện tốt công tác IR. Nhiều doanh nghiệp niêm yết chưa thực sự hiểu về IR chuyên nghiệp, một số doanh nghiệp chỉ xem công bố thông tin là việc đáp ứng luật hơn là đáp ứng nhu cầu của cổ đông. Nhưng không thể phủ nhận, IR là một xu thế đã và đang sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam, đặc biệt khi việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được đưa vào kế hoạch trọng tâm trong vài năm trở lại đây. Và không nằm ngoài xu thế đó, các doanh nghiệp dầu khí đang dần chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với công tác quan trọng này.
Doanh nghiệp vào cuộc
Với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước, thị trường đã, đang và sẽ chứng kiến nhiều đợt bán đấu giá cổ phần của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành dầu khí. Thông tin cổ phần hóa của các doanh nghiệp dầu khí năm 2016 đang rất sôi động, từ kế hoạch lên sàn của PV Building và PV Machino đến IPO các “ông lớn” PV Power, PV Oil, BSR.
Một số doanh nghiệp dầu khí khác cũng chứng tỏ khả năng nắm bắt xu hướng IR trên thị trường, có thể kể đến những cái tên như Đạm Cà Mau, PTSC, PVTrans, Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2…
Một trong những hoạt động đáng chú ý khác là việc thành lập Bộ chỉ số PVN Index. Đây có thể coi là một bước đi sớm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đối với công tác IR.
Mặc dù không được coi là mục đích chính khi bộ chỉ số được ra đời, sau hơn 4 năm hoạt động (từ tháng 8/2012), Bộ chỉ số đã chứng tỏ vai trò tích cực của mình trong việc làm cầu nối giữa nhà đầu tư và các doanh nghiệp thuộc ngành. Việc công khai minh bạch thông tin với các nhà đầu tư đã củng cố thêm niềm tin vào triển vọng phát triển của cổ phiếu ngành dầu khí mặc dù rõ ràng những năm qua là thời điểm vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp trong ngành.
Thế Minh - Tinnhanhchungkhoan.vn
Relate Threads