IPO Lọc - Hóa Dầu Bình Sơn có gì hấp dẫn?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Trong con mắt của nhà quản lý và giới chuyên gia, không nên vì bất kỳ lý do gì để trì hoãn tiến độ cổ phần hóa Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Công ty TNHH Một thành viên Lọc - Hóa Dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

06-1_OVGC.jpg

Ông Trần Ngọc Nguyên - Tổng giám đốc BSR cho biết, đợt phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) dự kiến vào tháng 11/2017, bán khoảng 5-6% cổ phần, ước thu về 1.800-2.000 tỷ đồng.

Trong vòng 12 tháng tiếp theo, doanh nghiệp bán cho nhà đầu tư chiến lược 49%, ước tính trị giá 1 tỷ USD, đưa tỷ lệ sở hữu của Nhà nước về dưới 50%.

Giá khởi điểm dựa trên diễn biến thị trường với sự tham gia đánh giá của các đơn vị uy tín trong nước và quốc tế. "Chúng tôi sẽ công bố giá khởi điểm gần với ngày IPO, đồng thời cập nhật kết quả sản xuất kinh doanh mới nhất", Tổng giám đốc BSR cho hay.

Ông dự kiến, toàn bộ số cổ phần bán ra lần này được mua hết bởi tình hình sản xuất, doanh thu, lợi nhuận của công ty đang được giới đầu tư nhìn nhận khả quan.

06-2_nnbz.jpg

Viện trưởng Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên đánh giá, điểm mạnh của Nhà máy lọc dầu Dung Quất là tạo ra sản phẩm sử dụng thiết yếu trong cuộc sống và sản xuất kinh doanh - đó là mặt hàng xăng dầu. Với công suất chế biến trên 6,5 triệu tấn dầu thô một năm, cung cấp nhiều sản phẩm xăng dầu đáp ứng trên 30% nhu cầu tiêu thụ trong nước, theo ông Thiên, BSR có dòng tiền ổn định. Đây là điều mà nhiều nhà đầu tư lớn chú trọng trong việc xem xét bỏ vốn đầu tư.

Tuy nhiên, ông Thiên cũng cho rằng, vấn đề BSR cần quan tâm là công tác quản trị doanh nghiệp. Công ty phải xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp chặt chẽ, minh bạch, hiệu quả. Có như vậy, sự phát triển của doanh nghiệp mới bền vững và tạo niềm tin với các nhà đầu tư.

Là một trong 5 nhà đầu tư chiến lược muốn sở hữu tối đa cổ phần tại BSR, ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hội đồng quản trị Petrolimex kỳ vọng vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của Lọc - Hóa Dầu Bình Sơn sẽ tăng sau cổ phần hóa. Điều này, theo ông Bảo, phụ thuộc vào các cổ đông tham gia điều hành và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở Việt Nam.

Ông Tống Minh Tuấn - Giám đốc tư vấn Công ty chứng khoán VCBS chi nhánh TP.HCM nhìn nhận, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến các đợt IPO của doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn "khủng". Họ quan tâm đến các doanh nghiệp có ngành lõi tốt, năng lực quản trị tốt và tỷ lệ bán cho nhà đầu tư chiến lược lớn.

BSR được đánh giá là doanh nghiệp có mức độ hấp dẫn nhất định bởi có ngành nghề sản xuất cơ bản, nhà máy được quản trị tốt và có lợi nhuận bền vững trong thời gian qua.

Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng 2017, BSR có doanh thu hơn 55.000 tỷ đồng, vượt 125% kế hoạch đề ra cho 9 tháng. Lợi nhuận sau thuế 5.466 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước hơn 6.533 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ ROE là 16,09%, tăng 12,43% so với cùng kỳ.

Phạm Tú
Báo Đấu thầu​
 

Việc làm nổi bật

Top