Trong giá thành một thùng dầu, các khoản mục chi phí dịch vụ kỹ thuật dầu khí chiếm đến 75%. Khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), việc cạnh tranh xảy ra, các dịch vụ dầu khí mang tính công nghệ, kỹ thuật sẽ bị cạnh tranh trong nước cũng như với các nước trong khối.
Nhận diện AEC
Kế hoạch xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã được các nước trong khu vực thông qua vào năm 2003, gồm ba trụ cột: Cộng đồng An ninh - Chính trị, Cộng đồng Kinh tế (được cho là trụ cột) và Cộng đồng Văn hoá - Xã hội.
Nội dung hành động của AEC hướng đến năm 2020 (được ghi trong tầm nhìn ASEAN 2020) và những năm tiếp theo tập trung chủ yếu vào xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, tự do lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề.
Các biện pháp chính bao gồm dỡ bỏ thuế quan cùng hàng rào phi thuế quan, thuận lợi hoá thương mại, hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm, giảm các thủ tục về thuế quan, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, phát triển mạng lưới sản xuất khu vực thông qua thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng... Trong đó, có các ngành năng lượng, mà dầu khí có vai trò to lớn và được triển khai thông qua các hiệp định như AFTA, ATIGA, AFAS, ACIA, AICO...
Bên cạnh đó, kế hoạch hành động còn gồm xây dựng một khu vực cạnh tranh về kinh tế, nhằm thúc đẩy cạnh tranh cũng như bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ... Thông qua và triển khai khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế đồng đều nhằm đưa ra các sáng kiến và biện pháp hỗ trợ 4 nước thành viên mới (3 nước Đông Dương và Myanmar), khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển... Đồng thời thúc đẩy ASEAN hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trước hết nỗ lực hướng đến hình thành không gian kinh tế mở Đông Á thông qua các hiệp định khu mậu dịch tự do; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ hợp tác với EU.
Việt Nam và các nước trong khu vực sẽ đón nhận cơ hội của một thị trường mở ở mức độ cao, thống nhất và rộng lớn cho lĩnh vực sản xuất, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm có số dân hơn 612 triệu người, với nền kinh tế đứng thứ 7 trên thế giới, là khu vực xuất khẩu đứng thứ 4 toàn cầu sau EU, Bắc Mỹ và Trung Quốc...
Thương mại giữa các nước chiếm 25% nội khối và sẽ tăng cao khi ASEAN+6 ra đời. Theo số liệu thống kê, với việc gia nhập AEC, thị trường dịch vụ mở ra cơ hội lớn cho hơn 30% các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thâm nhập vào các nước trong cộng đồng. Doanh nghiệp Việt còn có thể tận dụng các hiệp định FTA mà ASEAN đã ký kết với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia... được ưu đãi thuế quan 0%.
Các nước mới gia nhập ASEAN sẽ được vào các thị trường khó tính trong khối. Đây là cơ hội rõ nhất cho Việt Nam để thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài, và sẽ phải đổi mới mình, nâng cao chất lượng cũng như nguồn lực con người, về vốn, về quản trị điều hành doanh nghiệp. Như vậy, hội nhập sẽ tạo đà cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển công bằng, hội nhập với tất cả các nước trong Cộng đồng.
Dầu khí ra biển lớn
Ngành Dầu khí Việt Nam về mặt hội nhập đã chuẩn bị và thực tế đã ra biển lớn từ những thập kỷ 70-80 của thế kỷ trước. Đã có nhiều nước vào Việt Nam và bắt đầu mới ở khâu đầu (tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí). Tập đoàn Dầu khí, Liên doanh Vietsopetro, Tổng công ty Khoan và thăm dò dầu khí đã đầu tư ra nước ngoài như tại châu Âu (Nga và các nước SNG), Mỹ La-tinh (Venezuela, Peru, Cuba...), châu Phi (Angiery) và tại một số nước ASEAN.
Tuy vậy, các khâu giữa và khâu sau, doanh nghiệp Việt Nam mới thực hiện đầu tư ra nước ngoài một số năm trở lại đây như các đơn vị Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí (PTSC), PVFCCo, PVOil...
Trong giá thành một thùng dầu, các khoản mục chi phí dịch vụ kỹ thuật dầu khí chiếm đến 75% (như các chi phí khoan và dịch vụ khoan, chi tàu bè dịch vụ chuyên dụng, máy bay trực thăng, chi phí dịch vụ địa chất, địa vật lý giếng khoan, kho tàng, bến bãi, thiết bị, vật tư hoá phẩm, trạm rót dầu...).
Đối với việc đầu tư và chi phí cho khâu thăm dò và khai thác dầu khí, hầu như các nước thực hiện theo khuôn khổ thỏa thuận theo các hình thức của hợp đồng dầu khí, với các dạng định mức và biểu thuế suất gần giống nhau. Trong cộng đồng ASEAN, các nước đã khai thác và có nguồn thu từ dầu khí (Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Brunei, Thái Lan...) nhưng dịch vụ dầu khí lại được đảm bảo từ các nước ngoài khối, chủ yếu là vật tư thiết bị và kỹ thuật công nghệ cùng dịch vụ kỹ thuật cao chuyên ngành. Các nước trong cộng đồng cũng cung cấp các dịch vụ lẫn nhau.
Chiến lược dầu khí đến năm 2020 và định hướng đến 2025 với các mục tiêu hàng năm như gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn hàng năm, khai thác dầu khí tăng 10-36% cho từng giai đoạn 5 năm, trong đó từ nước ngoài phải gấp 3-5 lần so với mức hiện nay; các sản phẩm lọc và hoá dầu gấp 1,5 đến 5 lần so với hiện tại; doanh thu tăng trưởng 10 -15% đang là một thách thức trong bối cảnh giá dầu hiện nay. Tuy nhiên, hội nhập sẽ là phần việc quan trọng để phần nào hóa giải những thách thức này, trong đó chúng ta phải đầu tư những nguồn lực cần thiết để tận dụng các cơ hội.
Cơ hội và thách thức
Đối với nhiều đơn vị trong ngành dầu khí, qua đợt khảo sát của Hội Dầu khí Việt Nam và Công đoàn ngành Dầu khí Việt Nam, nhiều đơn vị chưa nắm được các hiệp định thương mại tự do trong ASEAN. Với đặc thù đa số là hoạt động chuyên ngành và duy nhất, ít có cạnh tranh, khi gia nhập AEC, cạnh tranh sẽ xảy ra và như đã nêu trên, có tới 75% dịch vụ dầu khí mang tính công nghệ, kỹ thuật sẽ bị cạnh tranh trong nước cũng như với các nước trong khối.
Với việc nền kinh tế hội nhập ngày càng rộng rãi, ngành dầu khí chịu tác động không ít, đòi hỏi phải có sách lược ứng phó. Ở tầm vĩ mô, nền kinh tế phải tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, tài chính, luật pháp, cơ cấu lại doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng công nghệ mới...
Phải tiếp tục và triển khai nhanh cải cách thủ tục hành chính, trước mắt là giảm phiền hà, tiết giảm chi phí để tiến kịp với cơ chế thị trường đòi hỏi. Bên cạnh đó, cần học hỏi và tìm hiểu nhanh các rào cản kỹ thuật thuế quan và phi thuế quan mà các nước dựng lên, chính sách thương mại quốc tế, nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và đảm bảo việc "tự do dịch chuyển của lao động có chứng chỉ đào tạo".
Một vấn đề đáng quan tâm với ngành dầu khí là trình độ lao động gồm chuyên môn, kỹ năng và ngoại ngữ của đội ngũ lao động chưa hoàn chỉnh và đồng đều, đặc biệt là ngoại ngữ nên thường thua thiệt so với lao động các nước. Chẳng hạn, trong những năm gần đây, lao động gửi đi các nước, sau một số năm, số còn làm việc ở nước sở tại không nhiều, không ít lao động phải về nước do trong quá trình làm việc không hiểu hết việc được giao, văn hoá bất đồng. Chưa kể các trường hợp phải đảm đương công việc nặng nhọc ngoài trời.
Trong ngành dầu khí, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện liên doanh, liên kết gửi lao động cùng làm việc trong và ngoài nước như PVN, PVD, PTSC,PVFCCo... Các doanh nghiệp dầu khí cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường dịch vụ ở nước ngoài để tăng dư địa khai thác kinh doanh, từng bước vượt qua nhiều khó khăn chưa từng thấy trong ngành.
TS. Nguyễn Xuân Thắng,
Nguyên Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Ths. Trần Thanh Tùng,
Thành viên Ban Kiểm soát nội bộ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Kế hoạch xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã được các nước trong khu vực thông qua vào năm 2003, gồm ba trụ cột: Cộng đồng An ninh - Chính trị, Cộng đồng Kinh tế (được cho là trụ cột) và Cộng đồng Văn hoá - Xã hội.
Nội dung hành động của AEC hướng đến năm 2020 (được ghi trong tầm nhìn ASEAN 2020) và những năm tiếp theo tập trung chủ yếu vào xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, tự do lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề.
Các biện pháp chính bao gồm dỡ bỏ thuế quan cùng hàng rào phi thuế quan, thuận lợi hoá thương mại, hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm, giảm các thủ tục về thuế quan, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, phát triển mạng lưới sản xuất khu vực thông qua thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng... Trong đó, có các ngành năng lượng, mà dầu khí có vai trò to lớn và được triển khai thông qua các hiệp định như AFTA, ATIGA, AFAS, ACIA, AICO...
Bên cạnh đó, kế hoạch hành động còn gồm xây dựng một khu vực cạnh tranh về kinh tế, nhằm thúc đẩy cạnh tranh cũng như bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ... Thông qua và triển khai khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế đồng đều nhằm đưa ra các sáng kiến và biện pháp hỗ trợ 4 nước thành viên mới (3 nước Đông Dương và Myanmar), khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển... Đồng thời thúc đẩy ASEAN hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trước hết nỗ lực hướng đến hình thành không gian kinh tế mở Đông Á thông qua các hiệp định khu mậu dịch tự do; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ hợp tác với EU.
Việt Nam và các nước trong khu vực sẽ đón nhận cơ hội của một thị trường mở ở mức độ cao, thống nhất và rộng lớn cho lĩnh vực sản xuất, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm có số dân hơn 612 triệu người, với nền kinh tế đứng thứ 7 trên thế giới, là khu vực xuất khẩu đứng thứ 4 toàn cầu sau EU, Bắc Mỹ và Trung Quốc...
Thương mại giữa các nước chiếm 25% nội khối và sẽ tăng cao khi ASEAN+6 ra đời. Theo số liệu thống kê, với việc gia nhập AEC, thị trường dịch vụ mở ra cơ hội lớn cho hơn 30% các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thâm nhập vào các nước trong cộng đồng. Doanh nghiệp Việt còn có thể tận dụng các hiệp định FTA mà ASEAN đã ký kết với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia... được ưu đãi thuế quan 0%.
Các nước mới gia nhập ASEAN sẽ được vào các thị trường khó tính trong khối. Đây là cơ hội rõ nhất cho Việt Nam để thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài, và sẽ phải đổi mới mình, nâng cao chất lượng cũng như nguồn lực con người, về vốn, về quản trị điều hành doanh nghiệp. Như vậy, hội nhập sẽ tạo đà cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển công bằng, hội nhập với tất cả các nước trong Cộng đồng.
Dầu khí ra biển lớn
Ngành Dầu khí Việt Nam về mặt hội nhập đã chuẩn bị và thực tế đã ra biển lớn từ những thập kỷ 70-80 của thế kỷ trước. Đã có nhiều nước vào Việt Nam và bắt đầu mới ở khâu đầu (tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí). Tập đoàn Dầu khí, Liên doanh Vietsopetro, Tổng công ty Khoan và thăm dò dầu khí đã đầu tư ra nước ngoài như tại châu Âu (Nga và các nước SNG), Mỹ La-tinh (Venezuela, Peru, Cuba...), châu Phi (Angiery) và tại một số nước ASEAN.
Tuy vậy, các khâu giữa và khâu sau, doanh nghiệp Việt Nam mới thực hiện đầu tư ra nước ngoài một số năm trở lại đây như các đơn vị Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí (PTSC), PVFCCo, PVOil...
Trong giá thành một thùng dầu, các khoản mục chi phí dịch vụ kỹ thuật dầu khí chiếm đến 75% (như các chi phí khoan và dịch vụ khoan, chi tàu bè dịch vụ chuyên dụng, máy bay trực thăng, chi phí dịch vụ địa chất, địa vật lý giếng khoan, kho tàng, bến bãi, thiết bị, vật tư hoá phẩm, trạm rót dầu...).
Đối với việc đầu tư và chi phí cho khâu thăm dò và khai thác dầu khí, hầu như các nước thực hiện theo khuôn khổ thỏa thuận theo các hình thức của hợp đồng dầu khí, với các dạng định mức và biểu thuế suất gần giống nhau. Trong cộng đồng ASEAN, các nước đã khai thác và có nguồn thu từ dầu khí (Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Brunei, Thái Lan...) nhưng dịch vụ dầu khí lại được đảm bảo từ các nước ngoài khối, chủ yếu là vật tư thiết bị và kỹ thuật công nghệ cùng dịch vụ kỹ thuật cao chuyên ngành. Các nước trong cộng đồng cũng cung cấp các dịch vụ lẫn nhau.
Chiến lược dầu khí đến năm 2020 và định hướng đến 2025 với các mục tiêu hàng năm như gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn hàng năm, khai thác dầu khí tăng 10-36% cho từng giai đoạn 5 năm, trong đó từ nước ngoài phải gấp 3-5 lần so với mức hiện nay; các sản phẩm lọc và hoá dầu gấp 1,5 đến 5 lần so với hiện tại; doanh thu tăng trưởng 10 -15% đang là một thách thức trong bối cảnh giá dầu hiện nay. Tuy nhiên, hội nhập sẽ là phần việc quan trọng để phần nào hóa giải những thách thức này, trong đó chúng ta phải đầu tư những nguồn lực cần thiết để tận dụng các cơ hội.
Cơ hội và thách thức
Đối với nhiều đơn vị trong ngành dầu khí, qua đợt khảo sát của Hội Dầu khí Việt Nam và Công đoàn ngành Dầu khí Việt Nam, nhiều đơn vị chưa nắm được các hiệp định thương mại tự do trong ASEAN. Với đặc thù đa số là hoạt động chuyên ngành và duy nhất, ít có cạnh tranh, khi gia nhập AEC, cạnh tranh sẽ xảy ra và như đã nêu trên, có tới 75% dịch vụ dầu khí mang tính công nghệ, kỹ thuật sẽ bị cạnh tranh trong nước cũng như với các nước trong khối.
Với việc nền kinh tế hội nhập ngày càng rộng rãi, ngành dầu khí chịu tác động không ít, đòi hỏi phải có sách lược ứng phó. Ở tầm vĩ mô, nền kinh tế phải tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, tài chính, luật pháp, cơ cấu lại doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng công nghệ mới...
Phải tiếp tục và triển khai nhanh cải cách thủ tục hành chính, trước mắt là giảm phiền hà, tiết giảm chi phí để tiến kịp với cơ chế thị trường đòi hỏi. Bên cạnh đó, cần học hỏi và tìm hiểu nhanh các rào cản kỹ thuật thuế quan và phi thuế quan mà các nước dựng lên, chính sách thương mại quốc tế, nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và đảm bảo việc "tự do dịch chuyển của lao động có chứng chỉ đào tạo".
Một vấn đề đáng quan tâm với ngành dầu khí là trình độ lao động gồm chuyên môn, kỹ năng và ngoại ngữ của đội ngũ lao động chưa hoàn chỉnh và đồng đều, đặc biệt là ngoại ngữ nên thường thua thiệt so với lao động các nước. Chẳng hạn, trong những năm gần đây, lao động gửi đi các nước, sau một số năm, số còn làm việc ở nước sở tại không nhiều, không ít lao động phải về nước do trong quá trình làm việc không hiểu hết việc được giao, văn hoá bất đồng. Chưa kể các trường hợp phải đảm đương công việc nặng nhọc ngoài trời.
Trong ngành dầu khí, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện liên doanh, liên kết gửi lao động cùng làm việc trong và ngoài nước như PVN, PVD, PTSC,PVFCCo... Các doanh nghiệp dầu khí cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường dịch vụ ở nước ngoài để tăng dư địa khai thác kinh doanh, từng bước vượt qua nhiều khó khăn chưa từng thấy trong ngành.
TS. Nguyễn Xuân Thắng,
Nguyên Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Ths. Trần Thanh Tùng,
Thành viên Ban Kiểm soát nội bộ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Tinnhanhchungkhoan.vn
Relate Threads