Điều kiện vốn đầu tư ban đầu có hạn, Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất được xây dựng hướng vào khai thác, sản xuất dầu từ mỏ Bạch Hổ. Sản lượng dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ đang giảm dần. Câu hỏi được quan tâm lúc này là NMLD Dung Quất sẽ vận hành như thế nào khi nguồn cung dầu thô từ Bạch Hổ dần cạn kiệt?
Vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất như thế nào?
Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa Việt Nam thuộc bồn trũng Cửu Long, nằm cách TP. Vũng Tàu 120km về phía Đông Nam, ở độ sâu khoảng 50m. Các chuyên gia ước tính trữ lượng của mỏ vào khoảng 300 triệu tấn, được khai thác thương mại từ giữa năm 1986.
Dầu thô Bạch Hổ thuộc loại phẩm chất tốt, dễ lọc, gọi là “dầu ngọt”, vì nó chứa ít chất lưu huỳnh, tác hại ăn mòn thiết bị rất thấp, giá bán rất cao trên thị trường quốc tế. Sau hơn 30 năm, sản lượng dầu thô Bạch Hổ đang giảm mạnh.
Lúc mới đi vào hoạt động, NMLD Dung Quất (công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm) chế biến 100% dầu thô Bạch Hổ. Sau 3 tháng tiếp nhận bàn giao Nhà máy, tháng 8/2010, các kỹ sư của Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành NMLD Dung Quất - đã chế biến thử nghiệm thành công lô dầu thô nhập khẩu đầu tiên Azeri từ Azerbaijan, Địa Trung Hải. Việc chế biến thành công lô dầu phối trộn đầu tiên này ghi nhận sự chủ động trong việc đánh giá loại dầu thô có thể chế biến nhằm đa dạng hóa, đảm bảo nguồn cung dầu thô cho NMLD Dung Quất.
Tiếp đó, nhằm tối ưu hóa sản xuất, để có thể tiếp nhận những nguồn dầu thô mới có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn dầu Bạch Hổ, năm 2015, BSR đã hoàn thành việc đầu tư Dự án Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh (SRU), nhờ đó giúp mở rộng, nâng tỷ lệ phối trộn của các loại dầu thô lên cao đáng kể.
Trong danh sách 57 loại dầu đã được đánh giá có thể chế biến tại NMLD Dung Quất, có nhiều loại dầu có thể đạt tỷ lệ phối trộn trên 50% như Azeri (Azerbaijan); Qua Iboe, Escravos, Bonny Light (Nigeria); Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Chim Sáo (Việt Nam).... Hơn nữa, với 57 loại dầu thô đáp ứng, sản lượng/tính sẵn có tăng lên gần 3 lần từ hơn 2,5 triệu thùng/ngày lên hơn 7 triệu thùng/ngày. Điều này sẽ mở ra cơ hội to lớn cho Nhà máy trong việc lựa chọn nguồn cung, cũng như khả năng thay thế hoàn toàn dầu thô Bạch Hổ.
Hiện tại, Nhà máy đã chế biến thành công 15 loại dầu thô từ các khu vực khác nhau trên thế giới như: Azeri (Azerbaijan), Champion, SLEB (Brunei), Kikeh, Labuan, Miri (Malaysia), Kaji Semoga (Indonesia), NKossa (Congo), Amna (Libya), ESPO (Nga), Đại Hùng, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Chim Sáo, Thăng Long (Việt Nam). Trong đó, nhiều loại có tỷ lệ phối trộn cao lên tới 50 - 70% và có sản lượng lớn đáp ứng khả năng cung cấp cho NMLD Dung Quất trong dài hạn như dầu thô Azeri tỷ lệ phối trộn lên tới 70%. Những loại dầu thô này đã được cung cấp cho NMLD Dung Quất theo các hợp đồng chuyến, hợp đồng dài hạn với tổng khối lượng cho tới nay khoảng 13,6 triệu tấn, góp phần đảm bảo khối lượng dầu thô cung cấp cho NMLD Dung Quất vận hành tại 105% - 107% công suất thiết kế mặc dù sản lượng dầu thô Bạch Hổ giảm.
Năm 2016, sản lượng dầu thô từ mỏ Bạch Hổ chỉ còn chiếm khoảng 58% nhu cầu sử dụng của NMLD Dung Quất. Trong 3 - 5 năm tới, BSR có thể yên tâm phát triển ổn định với nguồn nguyên liệu đầu vào như hiện nay. Tuy nhiên, NMLD Dung Quất đến nay mới chỉ cho ra sản phẩm xăng dầu đạt tiêu chuẩn Euro 3 với xăng RON 95 và mức Euro 2 đối với các sản phẩm còn lại.
Nâng cấp để đa dạng hóa nguồn nguyên liệu và tăng chất lượng sản phẩm
Hiện nay, BSR đang hoàn tất việc thiết kế tổng thể Dự án Nâng cấp, mở rộng (NCMR) NMLD Dung Quất. Theo đó, Dự án sẽ cần tổng vốn đầu tư 1,806 tỷ USD, trong đó vốn chủ sở hữu/vốn vay tối thiểu là 30%/70%, tức phải vay thêm khoảng 1,26 tỷ USD (28.715 tỷ đồng). Lãnh đạo BSR cho biết, số tiền vay 1,26 tỷ USD cho Dự án NCMR NMLD Dung Quất là phù hợp với quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên bày tỏ mong muốn được Chính phủ bảo lãnh cho khoản vay để doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được nguồn tiền vay tối ưu cho Dự án - nguồn vốn vay lãi suất thấp và thời gian vay dài.
Trong kế hoạch NCMR, NMLD Dung Quất sẽ tiến hành xây dựng bổ sung các phân xưởng công nghệ để chế biến dầu thô có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn, sản lượng/tính sẵn có lớn hơn như Murban, ESPO, Arab Light… và sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Euro 5; xây dựng bổ sung bến phao SPM cách bến cũ 2 km về phía Bắc để có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên tới 300 nghìn tấn. Như vậy, nguồn cung dầu thô của NMLD Dung Quất sau NCMR sẽ được mở rộng đáng kể so với hiện tại. Khi việc NCMR dự kiến hoàn thành năm 2021, công suất chế biến NMLD Dung Quất sẽ tăng lên 8,5 triệu tấn dầu thô/năm và chất lượng sản phẩm xăng dầu tự tin đáp ứng chỉ tiêu chất lượng Euro 5.
Để củng cố cho việc cung cấp dầu thô cho NMLD Dung Quất trước và sau khi NCMR, BSR đã và đang phối hợp cùng Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) xúc tiến đàm phán với các nhà sản xuất, nhà cung cấp để ký kết các Biên bản ghi nhớ (MOU), Thỏa thuận khung (FA) và Hợp đồng khung (COSA) cung cấp dài hạn các loại dầu thô nhập khẩu chiến lược đến năm 2040. Đối với dầu Murban đã ký kết các MOU với Total. Đối với dầu thô ESPO đã ký kết COSA cung cấp dầu ESPO với các nhà cung cấp dầu ESPO là Rosneft và Gazpromneft; ký FA cung cấp rổ dầu với đối tác Glencore; ký MOU cung cấp dầu thô Azeri/rổ dầu với nhà cung cấp SOCAR.
Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên còn cho biết: “Trong khi tại NMLD Dung Quất dầu thô chiếm 90% tổng chi phí, thì với những nhà máy trên thế giới dùng dầu thô là dầu chua, nặng, chi phí từ 80 - 90%. Với lợi thế so sánh chỉ khoảng 5 - 10%, lợi nhuận đã khác nhau một trời một vực”. Như vậy, khi tối ưu hóa được nguồn dầu đầu vào sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho Công ty. Chưa kể giá thành sản phẩm xăng dầu ra thị trường sẽ hợp lý hơn.
Từ nguồn nguyên liệu đầu vào như hiện nay và Dự án NCMR giai đoạn 2 đang được sát sao triển khai, có thể thấy BSR đã tìm được lời giải chuẩn xác cho bài toán phát triển bền vững của mình.
Vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất như thế nào?
Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa Việt Nam thuộc bồn trũng Cửu Long, nằm cách TP. Vũng Tàu 120km về phía Đông Nam, ở độ sâu khoảng 50m. Các chuyên gia ước tính trữ lượng của mỏ vào khoảng 300 triệu tấn, được khai thác thương mại từ giữa năm 1986.
Lúc mới đi vào hoạt động, NMLD Dung Quất (công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm) chế biến 100% dầu thô Bạch Hổ. Sau 3 tháng tiếp nhận bàn giao Nhà máy, tháng 8/2010, các kỹ sư của Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành NMLD Dung Quất - đã chế biến thử nghiệm thành công lô dầu thô nhập khẩu đầu tiên Azeri từ Azerbaijan, Địa Trung Hải. Việc chế biến thành công lô dầu phối trộn đầu tiên này ghi nhận sự chủ động trong việc đánh giá loại dầu thô có thể chế biến nhằm đa dạng hóa, đảm bảo nguồn cung dầu thô cho NMLD Dung Quất.
Tiếp đó, nhằm tối ưu hóa sản xuất, để có thể tiếp nhận những nguồn dầu thô mới có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn dầu Bạch Hổ, năm 2015, BSR đã hoàn thành việc đầu tư Dự án Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh (SRU), nhờ đó giúp mở rộng, nâng tỷ lệ phối trộn của các loại dầu thô lên cao đáng kể.
Trong danh sách 57 loại dầu đã được đánh giá có thể chế biến tại NMLD Dung Quất, có nhiều loại dầu có thể đạt tỷ lệ phối trộn trên 50% như Azeri (Azerbaijan); Qua Iboe, Escravos, Bonny Light (Nigeria); Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Chim Sáo (Việt Nam).... Hơn nữa, với 57 loại dầu thô đáp ứng, sản lượng/tính sẵn có tăng lên gần 3 lần từ hơn 2,5 triệu thùng/ngày lên hơn 7 triệu thùng/ngày. Điều này sẽ mở ra cơ hội to lớn cho Nhà máy trong việc lựa chọn nguồn cung, cũng như khả năng thay thế hoàn toàn dầu thô Bạch Hổ.
Hiện tại, Nhà máy đã chế biến thành công 15 loại dầu thô từ các khu vực khác nhau trên thế giới như: Azeri (Azerbaijan), Champion, SLEB (Brunei), Kikeh, Labuan, Miri (Malaysia), Kaji Semoga (Indonesia), NKossa (Congo), Amna (Libya), ESPO (Nga), Đại Hùng, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Chim Sáo, Thăng Long (Việt Nam). Trong đó, nhiều loại có tỷ lệ phối trộn cao lên tới 50 - 70% và có sản lượng lớn đáp ứng khả năng cung cấp cho NMLD Dung Quất trong dài hạn như dầu thô Azeri tỷ lệ phối trộn lên tới 70%. Những loại dầu thô này đã được cung cấp cho NMLD Dung Quất theo các hợp đồng chuyến, hợp đồng dài hạn với tổng khối lượng cho tới nay khoảng 13,6 triệu tấn, góp phần đảm bảo khối lượng dầu thô cung cấp cho NMLD Dung Quất vận hành tại 105% - 107% công suất thiết kế mặc dù sản lượng dầu thô Bạch Hổ giảm.
Năm 2016, sản lượng dầu thô từ mỏ Bạch Hổ chỉ còn chiếm khoảng 58% nhu cầu sử dụng của NMLD Dung Quất. Trong 3 - 5 năm tới, BSR có thể yên tâm phát triển ổn định với nguồn nguyên liệu đầu vào như hiện nay. Tuy nhiên, NMLD Dung Quất đến nay mới chỉ cho ra sản phẩm xăng dầu đạt tiêu chuẩn Euro 3 với xăng RON 95 và mức Euro 2 đối với các sản phẩm còn lại.
Nâng cấp để đa dạng hóa nguồn nguyên liệu và tăng chất lượng sản phẩm
Hiện nay, BSR đang hoàn tất việc thiết kế tổng thể Dự án Nâng cấp, mở rộng (NCMR) NMLD Dung Quất. Theo đó, Dự án sẽ cần tổng vốn đầu tư 1,806 tỷ USD, trong đó vốn chủ sở hữu/vốn vay tối thiểu là 30%/70%, tức phải vay thêm khoảng 1,26 tỷ USD (28.715 tỷ đồng). Lãnh đạo BSR cho biết, số tiền vay 1,26 tỷ USD cho Dự án NCMR NMLD Dung Quất là phù hợp với quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên bày tỏ mong muốn được Chính phủ bảo lãnh cho khoản vay để doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được nguồn tiền vay tối ưu cho Dự án - nguồn vốn vay lãi suất thấp và thời gian vay dài.
Để củng cố cho việc cung cấp dầu thô cho NMLD Dung Quất trước và sau khi NCMR, BSR đã và đang phối hợp cùng Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) xúc tiến đàm phán với các nhà sản xuất, nhà cung cấp để ký kết các Biên bản ghi nhớ (MOU), Thỏa thuận khung (FA) và Hợp đồng khung (COSA) cung cấp dài hạn các loại dầu thô nhập khẩu chiến lược đến năm 2040. Đối với dầu Murban đã ký kết các MOU với Total. Đối với dầu thô ESPO đã ký kết COSA cung cấp dầu ESPO với các nhà cung cấp dầu ESPO là Rosneft và Gazpromneft; ký FA cung cấp rổ dầu với đối tác Glencore; ký MOU cung cấp dầu thô Azeri/rổ dầu với nhà cung cấp SOCAR.
Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên còn cho biết: “Trong khi tại NMLD Dung Quất dầu thô chiếm 90% tổng chi phí, thì với những nhà máy trên thế giới dùng dầu thô là dầu chua, nặng, chi phí từ 80 - 90%. Với lợi thế so sánh chỉ khoảng 5 - 10%, lợi nhuận đã khác nhau một trời một vực”. Như vậy, khi tối ưu hóa được nguồn dầu đầu vào sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho Công ty. Chưa kể giá thành sản phẩm xăng dầu ra thị trường sẽ hợp lý hơn.
Từ nguồn nguyên liệu đầu vào như hiện nay và Dự án NCMR giai đoạn 2 đang được sát sao triển khai, có thể thấy BSR đã tìm được lời giải chuẩn xác cho bài toán phát triển bền vững của mình.
Báo Đấu thầu
Relate Threads