Giá dầu thế giới ngày 12-1 có lúc giảm đến 3%, xuống gần mức 30 USD/thùng. Cụ thể, dầu thô ngọt nhẹ WTI ở Mỹ còn 30,41 USD/thùng, trong khi dầu thô Brent còn 30,43 USD/thùng - những mức thấp nhất trong gần 12 năm qua.
Như thế, giá dầu đã giảm khoảng 20% trong vòng 12 ngày kể từ đầu năm mới 2016 và giảm khoảng 70% kể từ tháng 7-2014, thời điểm giá dầu bắt đầu tụt dốc.
Theo Reuters, giá dầu xuống thấp do nguồn cung tăng vọt, kinh tế Trung Quốc suy yếu và thị trường chứng khoán nước này rối loạn. Ngoài ra, việc đồng USD mạnh lên làm cho giá dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với các quốc gia phải sử dụng loại tiền tệ khác để mua.
Nhà phân tích Adam Longson của Ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ) cho rằng chính sự mạnh lên của đồng USD mới là nguyên nhân hàng đầu khiến giá dầu giảm đến 20 USD/thùng trong 2 tháng qua. Nhà kinh tế Vishnu Varathan tại Ngân hàng Mizuho (Nhật) cũng nhận định số phận thị trường dầu hiện gắn liền với nhu cầu của Trung Quốc và sự mạnh lên của đồng USD.
Theo kênh CNBC (Mỹ), nguồn cung dư thừa sau khi Mỹ gia tăng sản xuất dầu đá phiến, còn Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) từ chối cắt giảm sản lượng khai thác. Theo số liệu của trang Bloomberg, lượng dầu dự trữ ở Mỹ trong tuần rồi tăng thêm 2 triệu thùng. Chưa hết, Iraq - nhà sản xuất lớn thứ hai trong khối OPEC - có kế hoạch xuất khẩu khoảng 3,63 triệu thùng dầu/ngày từ các mỏ dầu ở miền Nam trong tháng 2 tới, tăng 8% so với tháng 1-2016.
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria Emmanuel Ibe Kachikwu ngày 12-1 tiết lộ vài nước thành viên OPEC đã đề nghị triệu tập cuộc họp khẩn cấp do tình hình thị trường hiện nay. Theo ông Kachikwu, cuộc họp khẩn này, nếu diễn ra, nhằm xem xét lại chính sách của OPEC và quyết định liệu có cần thay đổi chiến lược hay không. Tuy nhiên, ông này từ chối nêu tên các nước đưa ra lời đề nghị OPEC họp khẩn.
Nỗi lo của OPEC có thể càng tăng khi Ngân hàng Đầu tư Morgan Stanley (Mỹ) vừa dự báo giá dầu thô có thể xuống còn 20 USD/thùng trong mấy tháng tới nếu giá trị đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục sụt giảm so với đồng USD. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang xem xét cắt giảm 15% giá trị đồng nhân dân tệ nhằm giảm chi phí xuất khẩu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng.
Một loạt ngân hàng, như Barclays, Macquarie, Bank of America Merrill Lynch, Standard Chartered, Societe Generale… đều hạ mức dự báo về giá dầu trong năm 2016. Ngân hàng StanChart (Anh) thậm chí còn bi quan hơn khi dự đoán giá dầu có thể giảm xuống còn 10 USD/thùng.
Dưới áp lực của giá dầu sụt giảm, Nga đang yêu cầu các cơ quan chính phủ cắt giảm chi tiêu 10%, theo 2 nguồn tin chính phủ mà Reuters có được. Chính sách này đã được Moscow áp dụng từ năm ngoái. Theo ngân sách đã được thông qua, chi tiêu liên bang của Nga trong tài khóa 2016 ở mức 15.800 tỉ rúp (vượt so với 15.500 tỉ rúp của năm 2015). Tuy nhiên, khoản chi này được tính theo mức giá dầu là 50 USD/thùng, một con số bị Tổng thống Vladimir Putin đánh giá là “không thực tế”.
Như thế, giá dầu đã giảm khoảng 20% trong vòng 12 ngày kể từ đầu năm mới 2016 và giảm khoảng 70% kể từ tháng 7-2014, thời điểm giá dầu bắt đầu tụt dốc.
Theo Reuters, giá dầu xuống thấp do nguồn cung tăng vọt, kinh tế Trung Quốc suy yếu và thị trường chứng khoán nước này rối loạn. Ngoài ra, việc đồng USD mạnh lên làm cho giá dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với các quốc gia phải sử dụng loại tiền tệ khác để mua.
Nhà phân tích Adam Longson của Ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ) cho rằng chính sự mạnh lên của đồng USD mới là nguyên nhân hàng đầu khiến giá dầu giảm đến 20 USD/thùng trong 2 tháng qua. Nhà kinh tế Vishnu Varathan tại Ngân hàng Mizuho (Nhật) cũng nhận định số phận thị trường dầu hiện gắn liền với nhu cầu của Trung Quốc và sự mạnh lên của đồng USD.
Theo kênh CNBC (Mỹ), nguồn cung dư thừa sau khi Mỹ gia tăng sản xuất dầu đá phiến, còn Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) từ chối cắt giảm sản lượng khai thác. Theo số liệu của trang Bloomberg, lượng dầu dự trữ ở Mỹ trong tuần rồi tăng thêm 2 triệu thùng. Chưa hết, Iraq - nhà sản xuất lớn thứ hai trong khối OPEC - có kế hoạch xuất khẩu khoảng 3,63 triệu thùng dầu/ngày từ các mỏ dầu ở miền Nam trong tháng 2 tới, tăng 8% so với tháng 1-2016.
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria Emmanuel Ibe Kachikwu ngày 12-1 tiết lộ vài nước thành viên OPEC đã đề nghị triệu tập cuộc họp khẩn cấp do tình hình thị trường hiện nay. Theo ông Kachikwu, cuộc họp khẩn này, nếu diễn ra, nhằm xem xét lại chính sách của OPEC và quyết định liệu có cần thay đổi chiến lược hay không. Tuy nhiên, ông này từ chối nêu tên các nước đưa ra lời đề nghị OPEC họp khẩn.
Nỗi lo của OPEC có thể càng tăng khi Ngân hàng Đầu tư Morgan Stanley (Mỹ) vừa dự báo giá dầu thô có thể xuống còn 20 USD/thùng trong mấy tháng tới nếu giá trị đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục sụt giảm so với đồng USD. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang xem xét cắt giảm 15% giá trị đồng nhân dân tệ nhằm giảm chi phí xuất khẩu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng.
Một loạt ngân hàng, như Barclays, Macquarie, Bank of America Merrill Lynch, Standard Chartered, Societe Generale… đều hạ mức dự báo về giá dầu trong năm 2016. Ngân hàng StanChart (Anh) thậm chí còn bi quan hơn khi dự đoán giá dầu có thể giảm xuống còn 10 USD/thùng.
Dưới áp lực của giá dầu sụt giảm, Nga đang yêu cầu các cơ quan chính phủ cắt giảm chi tiêu 10%, theo 2 nguồn tin chính phủ mà Reuters có được. Chính sách này đã được Moscow áp dụng từ năm ngoái. Theo ngân sách đã được thông qua, chi tiêu liên bang của Nga trong tài khóa 2016 ở mức 15.800 tỉ rúp (vượt so với 15.500 tỉ rúp của năm 2015). Tuy nhiên, khoản chi này được tính theo mức giá dầu là 50 USD/thùng, một con số bị Tổng thống Vladimir Putin đánh giá là “không thực tế”.
Theo: Người Lao Động
Relate Threads