Những biến động chính trị tiêu cực tại Thổ Nhĩ Kỳ đêm 15/7 có tác động nhất định đến thị trường dầu thế giới, Financial Times đưa tin.
Mặc dù không phải nước cung cấp nhiều dầu cho thị trường thế giới nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại tập trung nhiều đường ống dẫn dầu từ khu vực Trung Đông, Trung Á và Nga sang châu Âu.
Theo số liệu của chính phủ Mỹ, khoảng 2,9 triệu thùng dầu thô và xăng dầu hiện đang được vận chuyển trên các tàu chở dầu chạy trong các eo biển nhỏ hẹp theo tuyến từ biển Đen sang Địa Trung Hải. Khu vực này thuộc quản lý của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, có hai hệ thống đường ống quan trọng, một từ Azerbaijan và hệ thống còn lại chạy từ Iraq. Cả hai hệ thống này đều chạy đến cảng Ceyhan ở biển Địa Trung Hải.
Turkey and Azerbaijan Start TANAP Pipeline Construction
Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một điểm trung chuyển khí đốt quan trọng vào châu Âu. Năm 2013, BP và một số công ty đối tác đã đồng ý xây dựng hệ thống đường ống vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan sang Italy với tên gọi “Hành lang khí đốt phía Nam”. Những khối khí đốt đầu tiên sẽ được vận chuyển qua hệ thống này từ năm 2019 với sản lượng ước tính khoảng 16 tỷ m3.
Mỗi năm, eo biển Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 48.000 tàu vận chuyển dầu khí đi qua. Đây được xem là huyết mạch hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng là thị trường quan trọng của mặt hàng xăng dầu với mức tiêu thụ xăng sánh ngang với Pháp. Đồng thời là nước nhập khẩu ngũ cốc lớn và một trong 10 thị trường vàng lớn nhất thế giới.
Theo nhận định của ông Jason Bordoff, giáo sư ngành chính sách năng lượng thế giới tại đại học Columbia: “Thổ Nhĩ Kỳ là điểm trung chuyển sản phẩm quan trọng của thị trường năng lượng thế giới. Thị trường năng lượng sẽ chịu tác động không nhỏ nếu quá trình vận chuyển ở đây bị gián đoạn”.
Những năm gần đây, chính phủ Mỹ thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với kế hoạch tăng cường vận chuyển khí đốt sang châu Âu thông qua hệ thống ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cũng muốn biến nó thành kênh xuất khẩu dầu cho Iraq. Giáo sư Bordoff nhấn mạnh đã đến lúc chính phủ các nước cần phải đa dạng hóa hệ thống cung cấp năng lượng cho nước mình để tránh trường hợp rủi ro như Thổ Nhĩ Kỳ mới đây.
Trong khi đó, ông Hamza Khan, trưởng bộ phận kinh doanh hàng hóa tại ngân hàng ING Hà Lan, cho rằng ảnh hưởng của bất ổn chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ lên thị trường năng lượng thế giới có thể sẽ giảm bớt phần nào khi dự trữ xăng dầu của Mỹ và châu Âu tăng lên trong những tuần gần đây.
Cùng lúc đó các nhà máy sản xuất năng lượng vẫn hoạt động ở công suất cao gần sát mức kỷ lục. Và các tuyến đường chuyển dầu tại Thổ Nhĩ Kỳ đã mở lại hoạt động bình thường sau lệnh cấm của Thủ tướng ngày hôm qua.
Mặc dù không phải nước cung cấp nhiều dầu cho thị trường thế giới nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại tập trung nhiều đường ống dẫn dầu từ khu vực Trung Đông, Trung Á và Nga sang châu Âu.
Theo số liệu của chính phủ Mỹ, khoảng 2,9 triệu thùng dầu thô và xăng dầu hiện đang được vận chuyển trên các tàu chở dầu chạy trong các eo biển nhỏ hẹp theo tuyến từ biển Đen sang Địa Trung Hải. Khu vực này thuộc quản lý của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, có hai hệ thống đường ống quan trọng, một từ Azerbaijan và hệ thống còn lại chạy từ Iraq. Cả hai hệ thống này đều chạy đến cảng Ceyhan ở biển Địa Trung Hải.
Turkey and Azerbaijan Start TANAP Pipeline Construction
Mỗi năm, eo biển Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 48.000 tàu vận chuyển dầu khí đi qua. Đây được xem là huyết mạch hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng là thị trường quan trọng của mặt hàng xăng dầu với mức tiêu thụ xăng sánh ngang với Pháp. Đồng thời là nước nhập khẩu ngũ cốc lớn và một trong 10 thị trường vàng lớn nhất thế giới.
Theo nhận định của ông Jason Bordoff, giáo sư ngành chính sách năng lượng thế giới tại đại học Columbia: “Thổ Nhĩ Kỳ là điểm trung chuyển sản phẩm quan trọng của thị trường năng lượng thế giới. Thị trường năng lượng sẽ chịu tác động không nhỏ nếu quá trình vận chuyển ở đây bị gián đoạn”.
Những năm gần đây, chính phủ Mỹ thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với kế hoạch tăng cường vận chuyển khí đốt sang châu Âu thông qua hệ thống ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cũng muốn biến nó thành kênh xuất khẩu dầu cho Iraq. Giáo sư Bordoff nhấn mạnh đã đến lúc chính phủ các nước cần phải đa dạng hóa hệ thống cung cấp năng lượng cho nước mình để tránh trường hợp rủi ro như Thổ Nhĩ Kỳ mới đây.
Trong khi đó, ông Hamza Khan, trưởng bộ phận kinh doanh hàng hóa tại ngân hàng ING Hà Lan, cho rằng ảnh hưởng của bất ổn chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ lên thị trường năng lượng thế giới có thể sẽ giảm bớt phần nào khi dự trữ xăng dầu của Mỹ và châu Âu tăng lên trong những tuần gần đây.
Cùng lúc đó các nhà máy sản xuất năng lượng vẫn hoạt động ở công suất cao gần sát mức kỷ lục. Và các tuyến đường chuyển dầu tại Thổ Nhĩ Kỳ đã mở lại hoạt động bình thường sau lệnh cấm của Thủ tướng ngày hôm qua.
Khang Khang - ANTT.vn (Theo Financial Times, CNBC)
Relate Threads